
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Một lần ngồi với nhóm bạn quen lạ khác nhau, có người hỏi ông hàng xóm tôi: “Anh quê ở đâu?”. Hàng xóm của tôi trịnh trọng đáp: “Dạ thưa, quê em ở Phú Thọ. Không riêng mình em mà mọi người ở đây đều là quê Phú Thọ”. Lúc này chợt vỡ òa một chân lý hiển nhiên về cội nguồn đất Tổ, nơi phát tích “con Lạc, cháu Hồng” mà trĩu nặng câu ca: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giổ Tổ mồng mười tháng ba”.
![]() |
Trồng cây lưu niệm tại “Vườn cây Báo Đảng”, Khu di tích lịch sử Đền Hùng |
Phú Thọ vùng đất nổi tiếng với “Rừng cọ đồi chè” và Việt Trì “thành phố ngã ba sông” đã hằn sâu trong tâm thức của con dân đất Việt. Chúng tôi hành hương về đất Tổ vào giữa tháng 2 âm lịch. Rét ngọt và mưa phùn giăng kín hàng trăm bậc cấp lên Đền Hùng đã trở thành khu di tích lịch sử rộng 200 ha. Dọc đường lên đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ nghe mùi hương thoang thoảng của một loài hoa ngan ngát tím. Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu của quốc gia Văn Lang xưa, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì. Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175m. Trong khu vực Đền Hùng có 4 ngôi đền (gồm Hạ, Trung, Thượng; Đền Giếng; Đền Tổ Mẫu Âu Cơ và Đền thờ Lạc Long Quân), 1 ngôi chùa, 1 lăng và một số hạng mục kiến trúc khác được xây dựng hài hòa với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nơi khí thiêng của non sông hội tụ.
Đền Hạ tương truyền là nơi Mẹ Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành một trăm người con. Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi, Lạc Long Quân dẫn 49 người con xuống biển, để lại người con trưởng làm vua hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Trước cửa đền Hạ có cây thiên tuế, nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường về tiếp quản Thủ đô khi nói chuyện với chiến sĩ của Đại đoàn quân Tiên phong đã nhắc nhở: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc đá nữa là tới đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Cũng ở nơi đây hoàng tử Lang Liêu đã dâng bánh chưng, bánh giầy lên cho vua cha nhân dịp tết. Từ đền Trung đi tiếp 102 bậc đá là đến đền Thượng đặt trên đỉnh núi. Theo truyền thuyết nơi đây ngày xưa các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: “Nam Việt triệu tổ” (tổ tiên của người Việt phương Nam). Ngoài ra còn có Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ sáu. Sau khi Thánh Gióng đánh giặc Ân bay lên trời, vua Hùng đã hóa ở đây. Lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, niên hiệu Tự Đức năm thứ 27 (1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định, tháng 7/1922 trùng tu lại.
Ngày nay, ở gần Công quán (nơi để tiếp khách thập phương) có Bảo tàng Hùng Vương trưng bày nhiều hiện vật thời kỳ Hùng Vương dựng nước qua nền văn hóa thời đại đồ đá, đồ đồng, đồ sắt…Nằm bên trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Hùng. Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với sáu mái bên trong đặt tấm bia đá khắc câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tọa lạc gần đền Hạ còn có Chùa Thiên Quang, còn gọi là Thiên Quang thiền tự.
Sau khi tiến hành nghi lễ dâng hương lên các Vua Hùng, trước đền Giếng, bên gốc sứ đại thụ, tôi được nghe lời tâm sự của một cựu chiến binh quê Quảng Nam lần đầu được về thăm đất Tổ: “Ra đây, được dâng hương các Vua Hùng tôi hiểu thêm ý nghĩa sâu sắc về huyền thoại Mẹ Âu Cơ, càng thấm thía lời dạy của Bác Hồ: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…”. Từ đây mới thấy giá trị lớn lao của Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Từ xa xưa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng đã ghi rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.
Ngày Giỗ Tổ 10/3 âm lịch đã chính thức trở thành ngày Quốc Lễ của nước Việt Nam kể từ năm 2000. Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch, nhân dân cả nước thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thể hiện lòng hiếu thảo, thờ cúng tổ tiên và lòng yêu nước. Đối với nhiều người, Giỗ Tổ Hùng Vương là một dịp để sum vầy nhằm đề cao các giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.
Dịp này về đất Tổ, tôi may mắn được tham gia vào hoạt động trồng cây lưu niệm tại Khu tích lịch sử Đền Hùng. Để tri ân công đức Vua Hùng và khắc sâu lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”, hiện nay ở Khu di tích đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, từ năm 2016, Báo Phú Thọ đã có sáng kiến hình thành “Vườn cây Báo Đảng”. Chủ trương này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của hàng chục Báo Đảng khi hành hương về Đền Hùng. Tổng biên tập Báo Phú Thọ Nguyễn Kim Chi rất tâm đắc với chủ trương hình thành nên vườn cây lưu niệm tại Đền Hùng và hy vọng sẽ trở thành địa chỉ cho các cơ quan Báo Đảng trên cả nước thể hiện lòng tri ân với tiền nhân khi tìm về đất Tổ.
Với tôi trong chuyến hành hương về Đền Hùng theo ý nghĩa tâm linh tìm lại nguồn gốc tổ tiên mình; buông bỏ những sân si, hướng về cội nguồn, đắm mình trong linh khí hùng thiêng, ôn lại những truyền thống vẻ vang của dân tộc. Có thể nói, linh khí Hùng Vương được khởi nguyên từ đất Tổ. Ngay từ thời đại Văn Lang, linh khí ấy đã được tích bồi bằng những huyền thoại Thánh Gióng, Lang Liêu, Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mai An Tiêm…Ngày nay, linh khí Hùng Vương càng được bồi đắp bởi một thế hệ con cháu Lạc Hồng đang nườm nượp tìm về đất Tổ. Tôi bắt gặp ở đây những gương mặt tươi trẻ của các em học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng- Hà Nội dành một ngày chủ nhật dâng nén hương lên Đền Hùng để thấy lòng hiếu thảo với tổ tiên, thể hiện sự thành kính từ tâm của mỗi người dân nước Việt và cảm nhận được linh khí Hùng Vương đang lan tỏa trong cuộc sống thường ngày.
Hồ Nguyên Kha
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương-Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, là biểu trưng của lòng thành kính, sự tri ân của nhân dân ta với công đức các ...
(ĐCSVN) - Hôm nay, ngày 29/4 tức mùng 10 tháng Ba âm lịch, chính lễ Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng. Từ khắp mọi miền đất nước, triệu triệu trái tim người ...
Hàng nghìn người từ khắp nơi hành hương về Đền Hùng (Phú Thọ) dự lễ Giỗ Tổ, mặc cho cơn mưa lớn lúc 5h sáng.
Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều ...
baophutho.vn Tháng Ba về, mang theo những cơn gió dịu dàng và hơi thở của tiết trời cuối Xuân, cũng là lúc lòng mỗi người Việt Nam náo nức hướng về Đất Tổ Phú ...
(ĐCSVN) - 'Cây có gốc. Nước có nguồn. Chim tìm tổ. Người tìm tông'. Trải mấy nghìn năm, với bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng ...
Thời tiết mát mẻ vào ngày cuối tuần, hàng vạn du khách thập phương đã hành hương về Đền Hùng (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
(HNMO) - Nhằm tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, cộng đồng người Việt Nam ở nhiều quốc gia trên thế giới đã tổ chức trọng thể Giỗ Tổ Hùng ...
QTO - Chiều 17/7, Ủy ban MTTQVN phường Đồng Thuận tổ chức hội nghị công bố các quyết định về tổ chức cán bộ và hoạt động. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ủy...
QTO - Sáng 17/7, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng đã đến thăm, tặng quà gia đình có công với cách mạng...
QTO - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 17/7, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Vũ...
QTO - Với việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, công tác giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) sẽ được thực hiện ngay...
QTO - Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, phường Đồng Hới có quy mô địa bàn rộng, dân số đông, kéo theo khối lượng lớn công việc liên quan đến thủ tục hành...
QTO - Ngày 16/7, Trung đoàn 19, Sư đoàn 968, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với xã Ba Lòng tổ chức hành quân dã ngoại làm công tác dân vận đợt 1 năm...
QTO - Phát huy vai trò tiên phong, xung kích, ngay sau sáp nhập các đơn vị hành chính, tuổi trẻ toàn tỉnh đã nhanh chóng thành lập các đội hình thanh niên...
QĐND - Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch dùng mọi phương thức trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc...