Cập nhật:  GMT+7

Tiếp tục nâng cao chất lượng dự báo thiên tai, năng lực điều hành phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) năm 2024 diễn ra ở Hà Nội sáng nay 10/5.

Tiếp tục nâng cao chất lượng dự báo thiên tai, năng lực điều hành phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị các tổ chức quốc tế tiếp tục quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ, đồng hành cùng Việt Nam trong công tác PCTT, TKCN - Ảnh: N.B

Năm 2023, thiên tai xảy ra cực đoan trên các vùng miền cả nước với 1.964 trận thiên tai, đặc biệt là mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt trên diện rộng. Thiên tai đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của Nhân dân.

Nhiều sự cố tai nạn trên biển, sập đổ công trình, sự cố hóa chất, tràn dầu, hỏa hoạn, cháy nổ xảy ra nhiều hơn với mức độ nghiêm trọng so với năm trước. Toàn quốc xảy ra 5.331 sự cố, thiên tai làm 1.129 người chết, mất tích. Thiệt hại về kinh tế do thiên tai ước tính trên 9.324 tỉ đồng.

Từ đầu năm 2024 đến nay, một số đợt thiên tai nghiêm trọng đã xảy ra trên địa bàn cả nước như: rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún đất và ngập lụt do triều cường xảy ra tại Đồng bằng sông Cửu Long; hạn hán khu vực Tây Nguyên; mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Bên cạnh đó, nắng nóng vượt lịch sử được ghi nhận tại 110/186 trạm quan trắc trên cả nước; động đất xảy ra tại các tỉnh, thành phố như: Hòa Bình, Lai Châu, Tuyên Quang... Từ đầu năm 2024 đến nay, thiên tai đã làm 14 người chết, mất tích, thiệt hại vật chất ước tính trên 399 tỉ đồng.

Tiếp tục nâng cao chất lượng dự báo thiên tai, năng lực điều hành phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: N.B

Theo nhận định tình hình thiên tai và dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia, từ tháng 7 đến tháng 9/2024, hiện tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina. Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông xấp xỉ trung bình nhiều năm (khoảng 11 đến 13 cơn trên Biển Đông; 5 đến 7 cơn bão đổ bộ vào đất liền) đặc biệt tập trung nhiều vào nửa cuối mùa mưa bão.

Bên cạnh đó, lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hoà và các sông suối nhỏ Bắc Bộ có thể ở mức báo động 2 và báo động 3; nguy cơ ngập lụt tại các đô thị, thành phố do mưa lớn cục bộ và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất xuất hiện tại các tỉnh khu vực vùng núi.

Để phòng, chống, ứng phó giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, sự cố, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã đề ra các nhóm nhiệm vụ trọng tâm đó là: Triển khai thực hiện văn bản pháp luật và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCTT.

Tham mưu kiện toàn tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự các bộ, các cấp ở địa phương sau khi Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Phòng thủ dân sự ban hành.

Tăng cường công tác phòng ngừa, kiểm soát rủi ro thiên tai. Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai. Tổ chức chỉ đạo, chỉ huy điều hành và triển khai hiệu quả công tác ứng phó với các trận thiên tai, sự cố lớn...

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã phải đối diện với nhiều loại hình thiên tai. Thiệt hại do thiên tai được giảm thiểu tối đa cho thấy các cấp bộ ngành trung ương, các địa phương đã có sự chủ động hơn, nhất là trong công tác dự báo và ứng phó.

Trong thời gian tới, yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và phòng thủ dân sự các cấp. Tăng cường và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cấp, bộ, ngành và cộng đồng về PCTT.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là trước mùa mưa lũ; rà soát, tính toán lại các phương án PCTT, TKCN của từng bộ, ngành, đơn vị, địa phương. Nâng cao chất lượng công tác dự báo thiên tai và năng lực điều hành công tác PCTT, TKCN các cấp.

Đề nghị các tổ chức quốc tế tiếp tục quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ, đồng hành cùng Việt Nam trong công tác PCTT, TKCN, nhất là trong công tác dự báo khí tượng thủy văn, kinh nghiệm ứng phó, khắc phục sự cố thiên tai.

Nhơn Bốn

Tin liên quan:
  • Tiếp tục nâng cao chất lượng dự báo thiên tai, năng lực điều hành phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
    Chủ động phòng ngừa, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai

    Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai (PCTT), Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác PCTT và TKCN năm 2022 diễn ra vào sáng nay 25/4. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị.

  • Tiếp tục nâng cao chất lượng dự báo thiên tai, năng lực điều hành phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
    Đông Hà nâng cao năng lực ứng phó thiên tai

    Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, TP. Đông Hà đã chủ động nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả.


Nhơn Bốn

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

PCI tỉnh Quảng Trị năm 2023 tăng 1,97 điểm

PCI tỉnh Quảng Trị năm 2023 tăng 1,97 điểm
2024-05-09 17:43:00

QTO - Hôm nay 9/5, tại Thủ đô Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức lễ công bố...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long