
{title}
{publish}
{head}
QTO - Trong năm 2020, huyện Hướng Hóa chịu nhiều thiệt hại do các đợt bão lũ, trong đó có nhiều hệ thống công trình thủy lợi bị bồi lấp, kênh mương hư hỏng và nhiều diện tích cây trồng bị hư hại. Để kịp thời chủ động cấp nước sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021 và các vụ tiếp theo, huyện đã triển khai các giải pháp phòng, chống hạn trong mùa khô, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất nông nghiệp đề ra.
![]() |
Người dân xã Lìa khoan giếng, dự trữ nguồn nước để phòng, chống hạn trong mùa khô - Ảnh: K.S |
Xã Lìa là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề do khô hạn. Ngoài những diễn biến bất thường do thời tiết, năm nay ảnh hưởng của những trận mưa lũ trước đó nên đất cát đã làm cho sông, suối và nhiều công trình thủy lợi nơi đây bị bồi lấp. Hiện nay, toàn xã có 8 hệ thống kênh mương dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phần lớn các công trình này đều bị đất cát bồi lấp, trong đó có 2 hệ thống kênh mương bị hư hỏng, không hoạt động được. Đặc biệt hai bên vai hạ lưu đập thủy lợi thôn Kỳ Nơi, xã Lìa bị sạt lở nghiêm trọng, nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến công trình thủy lợi nếu không được khắc phục kịp thời. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện, những ngày này bên cạnh việc tập trung nâng cấp, sửa chữa hệ thống đường ống dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, UBND xã Lìa còn tập trung hướng dẫn người dân nạo vét kênh mương để khơi thông dòng chảy, đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp.
Ông Hồ Văn Thăng ở thôn Kỳ Nơi cho biết: “Dự báo năm nay sẽ xảy ra hạn hán, ngay từ đầu năm các hộ dân trong xã đã tham gia sửa chữa công trình thủy lợi, nạo vét hệ thống tưới tiêu, đắp bờ giữ nước, thu gom rác thải… đảm bảo cho việc nước dẫn về tưới đồng ruộng được thông suốt. Bên cạnh đó, để có nước dự trữ tưới cho lúa, sắn…, gia đình tôi đã đầu tư 20 triệu đồng đào giếng khoan. Chúng tôi còn lưu ý tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn, khai thác nguồn nước ở các ao, hồ, sông, suối để sản xuất hiệu quả hơn”.
Để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, nhiều người dân tại xã Lìa cũng đã đầu tư hệ thống giếng khoan. Toàn xã hiện có trên 100 giếng, tuy nhiên nguồn nước này chỉ sử dụng vào việc tưới tiêu vì bị nhiễm vôi nặng, không sử dụng được trong sinh hoạt. Bí thư Đảng ủy xã Lìa Hồ Văn Dược cho biết: “Sau các trận lũ lụt lớn năm 2020, nguy cơ hạn hán năm nay rất cao. Do đó, trước, trong vụ đông xuân này xã nghiêm túc triển khai kế hoạch của UBND huyện về ra quân làm thủy lợi, nạo vét kênh mương, cải tạo đồng ruộng phòng, chống hạn hán. Đồng thời, đề xuất cấp trên hỗ trợ kinh phí sửa chữa kênh mương bị hư hỏng nặng, nạo vét các dòng chảy đầu nguồn để người dân triển khai sản xuất thuận lợi”.
Trong các đợt bão lũ năm 2020, Hướng Hóa bị thiệt hại nặng nề về người, cơ sở vật chất, giao thông, nông nghiệp, trong đó có nhiều công trình thủy lợi, đê điều, kè bờ sông, bờ suối bị sạt lở với tổng thiệt hại trên 700 tỉ đồng. Để khắc phục hậu quả thiên tai và kịp thời phục vụ việc tưới tiêu, phòng, chống hạn hán trong năm 2021, cùng với việc tạo điều kiện, hỗ trợ, phân bổ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai của các cấp, các ngành, UBND huyện Hướng Hóa quyết định phân bổ 650 triệu đồng thực hiện việc sửa chữa, nạo vét, nâng cấp các công trình thủy lợi. Theo đó, huyện tiến hành sửa chữa công trình thủy lợi Xa Nghét ở thôn Cooc, xã Hướng Linh; nạo vét lòng hồ thủy lợi Khe Cooc thuộc thôn Cooc, xã Hướng Linh; sửa chữa hệ thống thủy lợi Làng Vây, xã Tân Long; sửa chữa bờ vai đập thủy lợi Tân Tài, xã Tân Lập; nạo vét lòng hồ thủy lợi thôn A Sau và thôn Kỳ Nơi, xã Lìa. Để các công trình thủy lợi phát huy hiệu quả, huyện giao cho các địa phương thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình triển khai sửa chữa, nâng cấp các công trình, đồng thời tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ các công trình sau khi được nâng cấp, sửa chữa. Bên cạnh đó, huyện đề xuất với tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan xem xét bố trí thêm kinh phí để địa phương thực hiện khắc phục hậu quả lũ lụt với tổng số tiền trên 176,7 tỉ đồng, trong đó số tiền dành sửa chữa các công trình thủy lợi là 28 tỉ đồng.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Lê Quang Thuận cho biết: “Để chủ động phòng, chống hạn vụ đông xuân 2020 - 2021 và các vụ tiếp theo, huyện đã tăng cường triển khai các giải pháp như tổ chức ra quân làm thủy lợi; nạo vét kênh mương, cải tạo đồng ruộng bị bồi lấp do thiên tai. Huy động nhân lực và nguồn lực xử lý bồi đắp, nạo vét kênh mương tưới, tiêu nội đồng, khơi thông các trục tiêu chính, nạo vét vệ sinh các kênh dẫn, công trình lấy nước, cấp nước sinh hoạt, cải tạo đồng ruộng. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi hoặc có biện pháp tạm thời đảm bảo tưới phục vụ sản xuất. Vận động người dân đào đắp các bể chứa nhỏ, giếng nước, sử dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh đồng ruộng, thu gom rác thải, bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Tổ chức be bờ, giữ nước trong ruộng để hạn chế thất thoát, tạo điều kiện tích nước chống hạn cho vụ hè thu sắp tới. Đối với các vùng khô hạn không thể duy trì sản xuất lúa nước thì vận động chuyển đổi cây trồng phù hợp giúp người dân có thu nhập ổn định”.
Kô Kăn Sương
Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã tích cực lồng ghép mọi nguồn lực, huy động nguồn xã hội hóa để tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, ...
Hệ thống kênh mương sau nhiều năm kiên cố hóa đã xuống cấp nghiêm trọng, gây thất thoát nước, ảnh hưởng đến việc phục vụ sản xuất nông nghiệp là thực trạng ...
Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, vụ hè thu năm nay khô hạn và mặn xâm nhập sẽ diễn biến khó lường. Thời điểm này, ngành nông nghiệp và các địa phương ...
Do ảnh hưởng của đợt lũ lớn xảy ra vào năm 2009, công trình thuỷ lợi Ăng Treng ở thôn A Bung, xã A Bung, huyện Đakrông bị bồi lấp, hư hỏng nặng phía thượng ...
Hiện nay, trên địa bàn huyện Cam Lộ các hồ chứa lớn do Xí nghiệp thủy nông Gio Cam Hà quản lý mực nước đạt khoảng 60% dung tích thiết kế, nhưng các hồ chứa nhỏ ...
Vụ hè thu năm 2024, huyện Triệu Phong dự kiến gieo cấy hơn 5.479 ha lúa, trồng 70 ha khoai lang, 15 ha lạc, 90 ha đậu, 30 ha ngô, 300 ha rau, dưa các loại và ...
Mặc dù mới bước vào đầu mùa khô nhưng nắng nóng, nhiệt độ cao trong những ngày qua diễn ra gay gắt làm cho nhiều diện tích cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả, ...
Do chưa được đầu tư kiên cố hóa kênh mương nội đồng nên nhiều năm qua, tình trạng thiếu nước hoặc ngập úng luôn xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất ...
QTO - Thời gian gần đây, xã Thuận, huyện Hướng Hóa đã tranh thủ được nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án để hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo giống vật...
QTO - Với chất đất phù hợp, cây sinh trưởng và kháng bệnh tốt, trong những năm gần đây, cây riềng được nông dân ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ đầu tư phát triển...
QTO - Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, nhiều hộ gia đình tại thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây...
QTO - Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do diễn biến bất thường của thời tiết, dịch bệnh, nhưng với sự nỗ lực của hệ thống trồng trọt và bảo vệ...
QTO - Những năm qua, xã Vĩnh Giang (huyện Vĩnh Linh) đã triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hướng đa dạng, tính hiệu...
QTO - Những trận lũ lớn vào cuối năm 2020 đã gây thiệt hại nặng về nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Lăng, nhất là các mô hình trồng trọt, chăn nuôi trên...
QTO - Làng nghề truyền thống nước mắm Mỹ Thủy (xã Hải An, huyện Hải Lăng) hình thành cách đây hơn 500 năm, nổi tiếng bởi chất lượng cao và hương vị đặc...
QTO - Gia đình anh Lê Quang Duy - chị Đoàn Thị Mai ở thôn Quảng Điền, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong là một trong những hộ nông dân trẻ ở địa phương có tư...