Cập nhật: Chủ nhật, 08/08/2010 | 08:48 GMT+7

Tích cực phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa

(QT) - Vụ hè thu năm 2010, tỉnh Quảng Trị tiến hành sản xuất trong điều kiện nhiều bất lợi, nắng nóng kéo dài làm cho nhiều vùng thiếu nước tưới trầm trọng, ruộng bị khô hạn khó áp dụng các biện pháp chăm sóc giai đoạn đầu như diệt cỏ dại, bón phân, tỉa dặm… làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, đồng thời, là điều kiện thích hợp cho một số đối tượng sâu bệnh hại như chuột, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá gây hại sớm và tăng cả về cấp độ và diện tích cao hơn 8-10 lần so với trung bình cùng kỳ nhiều năm. Đặc biệt, đối với rầy lưng trắng và rầy nâu là đối tượng mang vi rút lây lan bệnh lùn sọc đen cho cây lúa đã xảy ra trong vụ đông xuân năm 2009-2010 nên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã rất lưu ý đến công tác chỉ đạo sản xuất phòng trừ rầy để quản lý bệnh lùn sọc đen. Đồng chí Trần Văn Tân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Xác định được đây là vụ sản xuất bị đe dọa nhiều bởi bệnh lùn sọc đen nên Chi cục BVTV tỉnh đã tăng cường công tác chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh này, Chi cục đã dự báo tình hình phát sinh phát triển của bệnh trong vụ hè thu, đề xuất sớm các giải pháp quản lý phòng ngừa và cử nhiều cán bộ về tận cơ sở để chỉ đạo công tác phòng ngừa”.

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho lúa.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh lùn sọc đen hại lúa vụ đông xuân 2009-2010 đã đánh giá tình hình công tác chỉ đạo phòng chống dịch và triển khai công tác chỉ đạo sản xuất, tập trung thực hiện các giải pháp ngăn ngừa bệnh có nguy cơ xảy ra cao, diện rộng trong vụ hè thu. Ngày 24/6/2010 trước tình hình phát sinh của rầy ở các địa bàn; Ban chỉ đạo tỉnh đã có Công văn số 02/BCD-LSD gửi các địa phương triển khai tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, quản lý rầy và công tác điều tra phát hiện bệnh để sớm ngăn chặn dịch bệnh. Khi phát hiện bệnh xuất hiện, Chi cục BVTV đã kịp thời báo cáo và tham mưu cho Sở Nông nghiệp & PTNT, Ban chỉ đạo tỉnh trình UBND tỉnh ban hành văn bản số: 2003/ UBND-NN ngày 20/7/2010 về tăng cường phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa vụ hè thu 2010. Chi cục BVTV tỉnh đã tăng cường chế độ làm việc ngày nghỉ, tổ chức về cơ sở điều tra diện rộng, chỉ đạo phòng trừ các đối tượng sâu bệnh mới phát sinh. Các dấu hiệu nghi ngờ về triệu chứng bệnh trên đồng ruộng được thu thập mẫu và gửi đi kiểm định tại Trung tâm Giám định Kiểm dịch thực vật thuộc Cục BVTV. Bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện liên tục ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh. Tính đến ngày 2/8/2010, toàn tỉnh đã có 916,2 ha lúa bị bệnh lùn sọc đen ở 9 huyện trong tỉnh, trong đó diện tích cần phải tiêu hủy khoảng 200 ha. Ngay sau khi có kết quả giám định dương tính với bệnh lùn sọc đen, Chi cục BVTV tỉnh đã cùng với BCĐ chống dịch các huyện, UBND các xã, ban quản lý các HTX triển khai nhanh các biện pháp dập dịch. Sử dụng lực lượng, con người tại chỗ phục vụ chống dịch. Chi cục cấp 1,5 tấn thuốc trừ rầy đặc hiệu để trừ rầy và chống tái phát lứa sau. Huy động 410 bơm máy để giúp dân phun thuộc phòng trừ. Tổ chức phun thuốc đồng loạt, tập trung, dứt điểm nhanh theo sự giám sát và chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật các Trạm BVTV. Nhân dân các vùng đã huy động hơn 5.000 ngày công phục vụ bơm thuốc. Chi cục BVTV tổ chức 40 lớp tập huấn nhanh cho người dân nhận biết và chủ động quản lý về bệnh với hơn 2.400 người tham gia. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều phương tiện như phát thanh lưu động, in ấn 2.400 bộ tài liệu và 20.000 tờ rơi phát cho hộ sản xuất vùng trọng điểm, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng...Ngoài ra, Chi cục cũng đã thực hiện 7 mô hình và 9 lớp ICM về quản lý bệnh tại vùng dịch làm cơ sở cho nhân rộng các vụ sau. Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật nhổ bỏ cây bệnh, chăm sóc các ruộng bị bệnh phục hồi giai đoạn sau; hướng dẫn thủ tục quy trình tiêu hủy ruộng bị bệnh nặng không có khả năng cho thu hoạch. Lùn sọc đen là bệnh phát sinh và gây hại nặng nhất vào giai đoạn đầu cây lúa: sau gieo đến 40 ngày. Từ thời kỳ lúa làm đòng đến trổ bông sự nhiễm bệnh của cây sẽ giảm dần. Lúc này có thể khẳng định diện tích nhiễm bệnh nặng cần tiêu hủy đã cơ bản ổn định theo biểu hiện trên đồng ruộng. Tuy nhiên diện tích bị ảnh hưởng của bệnh giai đoạn đầu và cùng với sự tồn tại của rầy mang bệnh trên đồng ruộng thì diện tích bị rầy truyền bệnh giai đoạn làm đòng sẽ gia tăng và tiếp tục biểu hiện lúc trổ làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và là nguồn lây cho những vụ kế tiếp nếu không thực hiện tốt các giải pháp quản lý bệnh tiếp theo. Do đó, cần tiếp tục điều tra phát hiện rầy, tập trung diệt rầy và lưu ý sử dụng thuốc hỗn hợp để diệt trứng không để tái phát rầy lứa 3 (giai đoạn trổ bông về sau); chỉ đạo nhổ bỏ cây lúa bị bệnh, tiến hành chăm sóc nước phân đầy đủ theo giai đoạn sinh lý của cây, phun phân qua lá để giúp cây vượt qua bất lợi và cho năng suất cuối vụ tốt nhất với những ruộng bị bệnh chưa đến mức phải tiêu hủy; thực hiện cày vùi ruộng những nơi bệnh nặng không có khả năng thu hoạch, không để cây sống sót hoặc mọc lúa chét làm lây nguồn bệnh ra diện rộng; chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ các chính sách hỗ trợ của nhà nước với vùng bị bệnh, ruộng cần phải tiêu hủy và nhất là giúp nhân dân khắc phục khó khăn tổ chức sản xuất đồng bộ, hiệu quả những vụ sản xuất sau; rút kinh nghiệm thực tiễn phát sinh gây hại của dịch lùn sọc đen qua hai vụ trong năm 2010 để rút ra kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất những năm tiếp theo theo hướng chủ động phòng ngừa là chính, diệt rầy phát tán, hủy cây bệnh mang nguồn lây là quan trọng. Xem hộ sản xuất là lực lượng chủ yếu trong chủ động quản lý dịch bệnh, vì vậy, cần tập trung hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân để họ tự quản lý được cây trồng, đồng thời sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước được triển khai kịp thời để khống chế và dập tắt dịch bệnh, bảo vệ mùa màng đạt hiệu quả cao. Bài, ảnh: HÀ VÂN AN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tập trung chăm sóc lúa vụ hè thu
22:50 12/06/2024

Năm 2024, toàn tỉnh gieo cấy 23.500 ha lúa vụ hè thu. Từ thời điểm xuống vụ đến nay, thời tiết có thuận lợi hơn những năm trước, ít nắng nóng, lúa sinh trưởng ...

800 ha lúa bị chuột gây hại
14:29 07/03/2023

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, thời gian qua, điều kiện thời tiết thuận lợi, kết hợp cây trồng phát triển tốt đã tạo điều kiện cho các đối tượng dịch hại phát ...

Khẩn trương bảo vệ lúa vụ đông xuân
21:40 23/03/2023

Thời gian qua, thời tiết diễn biến thuận lợi kết hợp cây lúa phát triển tốt đã tạo điều kiện cho các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại trên diện rộng. Trước ...

Tập trung phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa
22:25 14/03/2024

Thời gian qua, thời tiết có sương mù về đêm và sáng sớm, độ ẩm không khí cao đang tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại trên ...

Giữ rừng, giữ thác mãi xanh

Giữ rừng, giữ thác mãi xanh
10:50 tối qua

QTO - Trước đây, cuộc sống của người dân thôn Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa gắn liền với nương rẫy và khai thác lâm sản. Tuy nhiên, nhận...

Hiệu quả bước đầu từ đê bao vùng trũng

Hiệu quả bước đầu từ đê bao vùng trũng
01:50 05/08/2010

(QT) - Nhóm hộ anh Trần Thanh Thu ở HTX Thọ Nam, xã Hải Thọ (Hải Lăng, Quảng Trị) thu vụ cá đầu tiên ở khu vực ao được hình thành sau khi xây tuyến đê bao và ở vùng ruộng sâu....

Khởi sắc Hải Phú

Khởi sắc Hải Phú
01:41 05/08/2010

(QT) - Nằm giáp ranh với thị xã Quảng Trị về hướng nam, Hải Phú (Hải Lăng, Quảng Trị) là một trong những xã có mức phát triển toàn diện của huyện Hải Lăng.  Đồng chí Văn Ngọc...

Hải Lăng trên đường đổi mới

Hải Lăng trên đường đổi mới
05:46 04/08/2010

(QT) - Theo thống kê, toàn huyện Hải Lăng (Quảng Trị) có hơn 800 km đường bộ, trong đó có 1 tuyến quốc lộ 1A, 4 tuyến đường tỉnh, 25 tuyến đường huyện, 30 tuyến đường nội thị,...

Thời tiết

27°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long