Cập nhật: Thứ 6, 24/05/2013 | 13:21 GMT+7

Tích cực hành động để chống biến đổi khí hậu

(QT) - Quảng Trị là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH). Với 75 km bờ biển, khu vực ven biển là nơi dễ bị tổn thương bởi tác động của BĐKH như nước biển dâng, cường độ các loại thiên tai ngày càng mạnh hơn… Trên thực tế BĐKH đã tác động ngày càng rõ nét ở Quảng Trị. Ngoài hạn hán, bão lụt thì các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc tố, lũ quét, sạt lở đất xảy ra bất thường gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân. Năm 2008, bão số 7 tàn phá trên 700 ha cao su tiểu điền, 19,7 ha hồ tiêu, 3.300 ha lúa hè thu, 980 ha vườn cây ăn trái và rau màu bị hư hỏng, ngập úng, hàng vạn con cá giống bị cuốn trôi...

Trồng sắn trên cát, giải pháp để chống BĐKH ở Triệu Phong

Trước đó trận lụt lịch sử năm 1999 phá hỏng đê điều và hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn, Bàu Nhum đã tiêu tốn mất 92 tỷ đồng để khôi phục. Lũ ống, lũ quét cuối năm 2009 tàn phá xã Húc Nghì, Ba Lòng (Đakrông) ảnh hưởng trực tiếp 408 hộ dân mất hết nhà cửa và buộc phải di dời chỗ ở. Nắng nóng kéo dài gây hạn hán, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền nên đất canh tác bị mặn hóa, đồng ruộng khô hạn. Vùng cát ven biển, hạn hán ngày càng gay gắt làm cho khả năng giữ nước của đất cát kém nên cây trồng sinh trưởng và phát triển rất khó khăn. Theo kết quả quan trắc môi trường trong 3 năm qua, mức độ xâm nhập mặn trên các sông đã tiến sâu hơn và độ mặn cũng tăng cao hơn so với các năm trước. Nồng độ clorua trong nước sông (đặc trưng cho độ mặn của nước) vượt giới hạn trong nước tưới tiêu từ 2-3 lần. Trên sông Thạch Hãn nước nhiễm mặn đã lên đến đoạn chảy qua chợ thị xã Quảng Trị; ở sông Bến Hải mức độ nước nhiễm mặn đã vượt qua cầu Hiền Lương khoảng 1 km về phía thượng lưu; ở sông Hiếu nước nhiễm mặn đã lên đến trạm thủy văn Đông Hà. Hiện tượng xâm nhập mặn ảnh hưởng rất xấu đến khả năng canh tác nông nghiệp, giảm năng suất nhiều loại cây trồng. Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của khí hậu, sự thay đổi dòng chảy các sông, mực nước biển dâng đã và đang gây ra hiện tượng sạt lở, xói mòn bờ sông, bờ biển, phá hủy nhiều công trình kết cấu hạ tầng và cảnh quan thiên nhiên... Ông Nguyễn Trường Khoa, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Trước những tác động tiêu cực của BĐKH, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng kịch bản BĐKH và nước biển dâng đến năm 2100. Theo kịch bản đến năm 2100, nhiệt độ trung bình toàn tỉnh sẽ tăng khoảng 2,8oC, lượng mưa trung bình tăng từ 7-8%, mực nước biển dâng 75 cm. Các hiện tượng khí hậu cực đoan có xu hướng xảy ra nhiều và mạnh hơn. Đây là cơ sở quan trọng cùng với đánh giá và dự báo các tác động của BĐKH đối với các ngành, lĩnh vực để hoàn chỉnh kế hoạch hành động của tỉnh. Trong đó, các lĩnh vực ưu tiên tập trung là tài nguyên nước, tài nguyên đất, phòng chống thiên tai, nông nghiệp, thủy sản, đa dạng sinh học, đô thị, giao thông, môi trường, sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh; các địa phương được ưu tiên quan tâm thuộc vùng bị tác động mạnh do BĐKH như các xã Triệu Giang, Triệu Vân, Hải Quế, Hải Dương của hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng. Từ đó nâng cao nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu, phấn đấu đến năm 2015 sẽ có trên 80% số dân các xã thuộc vùng bị tác động mạnh của BĐKH và đến năm 2020 toàn bộ cộng đồng được phổ biến kiến thức về BĐKH.” Lo ngại trước thực trạng BĐKH, những năm trở lại đây nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Trị đã tích cực tham gia vào các dự án bảo vệ rừng ngập mặn, cải tạo vùng cát trắng đưa vào canh tác nhiều loại cây có sức chống chịu hạn cao như sắn, dưa, mướp đắng, ớt, trồng mây dưới tán rừng. Ở một số địa phương ven biển, lâu nay người dân chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ rừng ngập mặn. Do thiếu ý thức bảo vệ nên rừng đã ô nhiễm nghiêm trọng, diện tích dần bị thu hẹp, nguồn lợi thủy sản suy kiệt ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Do đó Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh triển khai dự án “Cải tạo, phục hồi môi trường và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn thôn Tân Xuân”. Khi đã nhận thức được những tác động bất lợi của BĐKH thì người dân thôn Tân Xuân, xã Gio Việt (Gio Linh) đã cùng nhau đứng ra bảo vệ khu rừng ngập mặn được ví như “lá chắn xanh nơi cửa biển”. Bà con tích cực tham gia khảo sát thực địa, tập huấn chuyên đề, tìm hiểu vai trò của rừng ngập mặn trong việc chống lại BĐKH; tiến hành thu gom, xử lý rác thải; nghiêm cấm, ngăn chặn việc đổ rác bừa bãi, săn bắt động vật, chặt phá cây, lấn rừng để làm hồ nuôi tôm và đề xuất xây dựng quy ước cấp thôn về bảo vệ rừng. Để góp phần cải tạo vùng cát, chống lại những tác động xấu của BĐKH, Sở Nông nghiệp & PTNT và Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung phối hợp với huyện Hải Lăng triển khai dự án trồng ớt trên cát. Qua đó giúp nông dân xã Hải Quế tìm ra hướng phát triển sinh kế bền vững, đồng thời chống lại thực trạng BĐKH. Được hỗ trợ giống, hướng dẫn cách chăm sóc, người dân xã Hải Quế đã cải tạo đất cát, cung cấp nước tưới, theo dõi diễn biến dịch bệnh nên cây ớt trồng trên đất cát Hải Quế đã cho thu nhập khoảng 60-70 triệu đồng/vụ. Hiệu quả từ mô hình trồng ớt trên cát đã thúc đẩy người dân xã Hải Quế cải tạo đất cát, mở rộng diện tích trồng ớt để tăng thu nhập. Đặc biệt người nông dân Hải Quế đã nhận thức được công việc mình làm cực kỳ quan trọng, góp phần ngăn chặn thực trạng BĐKH. Ở bản La Tó, xã Húc Nghì (Đakrông), bà con người dân tộc Vân Kiều hiện đang chung tay bảo vệ môi trường sống với việc tham gia trồng mây dưới tán rừng do tổ chức Birdlife International phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh triển khai. Theo đó, mỗi hộ, nhóm hộ được nhận khoán 5 ha rừng để chủ động tuần tra, bảo vệ và được phép trồng, khai thác 1 ha mây nước. Hiệu quả mang lại cho người dân là vừa nhận tiền chăm sóc bảo vệ rừng vừa hưởng phần lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng. Hiện tại, được sự hỗ trợ nguồn giống của dự án Birdlife International, 19 hộ gia đình ở thôn La Tó đã trồng hơn 30.000 hom mây dưới tán rừng phòng hộ. Thành công của các mô hình ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Với tổng kinh phí 153.778 EUR do Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam tài trợ cho dự án “Tăng cường khả năng thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong nông nghiệp tại vùng cát Quảng Trị” được thực hiện từ tháng 7/2012- 6/2014, tại 3 xã Triệu Giang, Triệu Vân (Triệu Phong) và Hải Quế (Hải Lăng). Dự án sẽ nhân rộng một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH đã thành công trong giai đoạn 1 (được triển khai từ 2009-2011), đồng thời xây dựng thêm một số mô hình thích ứng với BĐKH mới. Ngoài ra, dự án còn nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững trong bối cảnh BĐKH và hỗ trợ Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Trị xây dựng chiến lược sản xuất nông nghiệp ở vùng cát. Tuy nhiên, để thực hiện tốt kế hoạch ứng phó với BĐKH cần phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng, nâng cấp đê, kè sông, đê biển, tăng cường quản lý tổng hợp dãi ven biển, ngăn ngừa hiện tượng xâm nhập mặn, phát triển rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn nhằm hạn chế tác động của BĐKH cần chú trọng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý để thích ứng với tác động của BĐKH, tăng cường năng lực hoạt động khí tượng thủy văn, hải văn, đầu tư thêm các trạm quan trắc tự động và dự báo nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác diễn biến của BĐKH và nước biển dâng. Mặt khác cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho toàn xã hội về BĐKH; đẩy mạnh công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực ứng phó với BĐKH. Đồng thời tranh thủ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế thông qua các hoạt động hợp tác, tài trợ đào tạo để cùng hành động vì mục tiêu ứng phó với BĐKH. Bài, ảnh: HỒ NGUYÊN KHA



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
22:20 02/07/2023

Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay. Đây là một ...

Học tập Bác từ những điều bình dị

Học tập Bác từ những điều bình dị
1:30 sáng nay

QTO - Học tập và làm theo Bác không chỉ là những khẩu hiệu thiêng liêng, mà chính là những hành động giản dị, đời thường, gắn với từng việc làm cụ thể. Với...

Những gương sáng mang họ Hồ của Bác

Những gương sáng mang họ Hồ của Bác
11:25 tối qua

QTO - Vinh dự và tự hào được mang họ Hồ của Bác, hàng chục thập kỷ trôi qua, người Vân Kiều, Pa Kô ở dãy Trường Sơn hùng vĩ một lòng theo Đảng, theo cách...

Cải thiện chất lượng dân số vùng biển Gio Linh

Cải thiện chất lượng dân số vùng biển Gio Linh
06:20 24/05/2013

(QT) - Để từng bước kiểm soát tốc độ gia tăng và nâng cao chất lượng dân số - kế hoạch hóa gia đình, 3 năm qua, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã triển khai có hiệu quả Đề án “Kiểm...

Người thầy thuốc gắn bó với quê hương

Người thầy thuốc gắn bó với quê hương
05:51 23/05/2013

(QT) - Vừa bước sang tuổi 53 nhưng chị Lê Thị Liệu ở khu phố An Hòa 2, thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã có 32 năm gắn bó với nghề y. Chị luôn tâm niệm rằng...

Thầy cô không phải lúc nào cũng đúng

Thầy cô không phải lúc nào cũng đúng
00:08 23/05/2013

(TNO) - Tuy còn nhiều ý kiến tranh cãi nhưng việc học sinh, sinh viên đánh giá giáo viên đã giúp giáo viên hiểu ra rằng quá trình giảng dạy chính là “đi học” và tự sửa mình để...

Bộ GD-ĐT tiếp tục yêu cầu dạy bơi cho học sinh

Bộ GD-ĐT tiếp tục yêu cầu dạy bơi cho học sinh
00:08 23/05/2013

(TNO) - Trước tình trạng học sinh bị đuối nước liên tiếp xảy ra ở nhiều địa phương thời gian gần đây, Bộ GD-ĐT vừa có công văn yêu cầu các nhà trường tăng cường phòng tránh tai...

Thời tiết

25°C - 35°C
Có mây, không mưa
  • 29°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
POWERED BY
Việt Long