Cập nhật: Thứ 3, 25/05/2010 | 03:49 GMT+7

Thủy Ba Đông, đất ấm tình người

(QT) - Ông Trần Quốc Thiệu, Trưởng làng Thủy Ba Đông (xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) khẳng định với chúng tôi: "Phong trào xây dựng làng văn hóa đã thực sự thổi một luồng gió mới vào đời sống của mỗi người dân Thủy Ba Đông. Luồng gió ấy không chỉ mang đến cho người dân những bát cơm thơm dẻo, những ngôi nhà kiên cố mà còn thắt chặt hơn tình cảm đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng. Suy cho cùng thì xây dựng làng văn hóa chính là để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, mà với người dân Thủy Ba Đông, việc đó giờ là một nhu cầu tự thân của mỗi người". Đảng viên đi trước Ông Thiệu kể: Ngày 30/4/1997, làng Thủy Ba Đông chính thức phát động xây dựng làng văn hóa với "lưng vốn" là 14% hộ nghèo, 30% hộ có nhà xây, cơ sở hạ tầng thấp kém, không có nơi sinh hoạt cộng đồng, đường làng ngõ xóm chật chội, các tai, tệ nạn xã hội như rượu chè càn quấy, xâu ẩu, mất đoàn kết thường xuyên xảy ra, vệ sinh môi trường không đảm bảo, tình trạng sinh con thứ 3 còn khá phổ biến...

Treo ảnh Bác Hồ ở nơi trang trọng nhất trong nhà- một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người dân Thủy Ba Đông.

Khi ấy, chi bộ Đảng Thủy Ba Đông đã xác định: để phong trào xây dựng làng văn hóa thực sự đi vào chiều sâu, trở thành một nhu cầu tự thân của mỗi người dân thì cán bộ, đảng viên phải là những người tiên phong, "đảng viên đi trước, làng nước theo sau", từ việc phát triển kinh tế đến thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, xây dựng đời sống mới ở nông thôn. Trên cơ sở đó, chi bộ đã phát huy quyền làm chủ của mọi thành viên trong làng, giữ vững kỷ cương. Mọi công việc liên quan đến lợi ích của dân đều được người dân đứng ra bàn bạc dân chủ, công khai. Mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đều được phổ biến kịp thời đến mọi người dân. Nhờ đó, các chỉ tiêu, quy ước đưa ra đều được người dân đồng tình hưởng ứng và thực hiện một cách nghiêm túc, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân, tạo sự khởi sắc trong đời sống nông thôn Thủy Ba Đông. Sự khởi sắc ấy được ông Thiệu chứng minh bằng những con số hết sức sinh động: Từ một nền kinh tế chuyên độc canh cây lúa thì nay, nhân dân Thủy Ba Đông đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi với các mô hình lúa - cá cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha; nhiều trang trại chăn nuôi lợn có quy mô từ 100 - 200 con lợn thịt, 25 - 50 con lợn nái; nhiều hộ lập trang trại cao su tiểu điền và trồng cây lâm nghiệp cho thu nhập trên 100 triệu đồng; nhiều hộ xây dựng trang trại kết hợp chăn nuôi lợn và nuôi cá nước ngọt trên diện tích 5 ha mặt nước cho thu nhập mỗi năm khoảng 70 triệu đồng; các nghề mộc, rèn, xây dựng, cơ khí, đại lý dịch vụ vật tư phân bón, bách hóa tổng hợp... phát triển mạnh, thu hút nhiều lao động, tăng thu nhập. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người ở Thủy Ba Đông đạt đến 10 triệu đồng/năm. Đời sống kinh tế phát triển, bộ mặt nông thôn Thủy Ba Đông ngày càng khởi sắc. Đường làng ngõ xóm phong quang, sạch sẽ, được quy hoạch theo ô bàn cờ, xe có tải trọng vừa đều đến được mọi nhà trong làng. Làng đã có nơi xử lý rác tập trung, giao cho Đoàn Thanh niên đảm nhận việc thu gom và xử lý rác. 100% gia đình đều có hố xí 2 ngăn hoặc tự hoại, sử dụng nước sạch và có điện sinh hoạt, ti vi. Hệ thống điện chiếu sáng công cộng được lắp đặt. 99% gia đình có nhà xây kiên cố và bán kiên cố, xe máy 1,5 chiếc/hộ, có sân bóng đá, bóng chuyền. Sự nghiệp giáo dục, nhất là phong trào xã hội hóa giáo dục ở Thủy Ba Đông cũng thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Việc đóng góp xây dựng quỹ khuyến học, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, khen thưởng con em có thành tích học tập và rèn luyện tốt được người dân hưởng ứng sôi nổi. Nhờ đó, tỉ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi đạt 100%, tỉ lệ con em thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng cao so với các làng khác trong xã, không có tình trạng học sinh bỏ học. Công tác DS-KHHGĐ cũng được làng và các tổ chức, đoàn thể quan tâm. Hiện CLB không sinh con thứ 3 của làng đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, vận động KHHGĐ, duy trì tỉ lệ phát triển dân số ở mức 0,6%... Tình làng nghĩa xóm Có thể khẳng định, phong trào xây dựng làng văn hóa ở Thủy Ba Đông không chỉ góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân mà điều quan trọng là tình cảm gắn bó, đoàn kết, tương thân tương ái của người dân ngày càng được thắt chặt, giữ gìn. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, người có điều kiện giúp đỡ cho người nghèo, mọi việc đều được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, không nề hà tính toán thiệt hơn. Những năm qua, các tổ chức, đoàn thể và nhân dân trong làng đã hỗ trợ cho các hộ nghèo bằng con giống và vốn sản xuất với số tiền trên 142 triệu đồng. Từ đó, nhiều gia đình nghèo đã có cơ hội vươn lên xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống. Điều đó được chứng minh một cách sinh động, nếu như khi phát động xây dựng làng văn hóa (1997), tỉ lệ hộ nghèo ở Thủy Ba Đông là 14% thì đến cuối năm 2009 chỉ còn 4,99%. Đặc biệt, làng đã hoàn thành chương trình xóa nhà tạm bợ cho hộ nghèo. Có người nói vui, ở Thủy Ba Đông, việc gì có thể đưa ra bàn bạc chứ việc tình nghĩa thì không cần phải bàn, chỉ việc "phát" và "động" thôi. Nói vậy, bởi ở Thủy Ba Đông, phong trào tình nghĩa luôn được người dân trong làng hưởng ứng sôi nổi. Ngoài quỹ tình nghĩa được đóng góp hàng năm, làng còn tặng 14 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá 3,8 triệu đồng. Vào các ngày lễ, tết, làng thường xuyên tổ chức đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình neo đơn, chính sách trong làng. Các gia đình chính sách, già cả, neo đơn luôn được ưu tiên chia ruộng gần, ruộng tốt để tiện canh tác, chăm sóc. Ngoài ra, nhân dân trong làng cũng đã ủng hộ cho quỹ người nghèo trên 20 triệu đồng. Các tổ chức, đoàn thể đã hỗ trợ hàng trăm ngày công giúp đỡ các gia đình khó khăn khi ốm đau, hoạn nạn, xóa nhà tạm, dột nát... Người dân Thủy Ba Đông có đề ra một quy ước là mọi hoạt động vui chơi, tiệc tùng, kể cả đám tang đều chỉ cho phép đến 22 giờ (không làm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của hàng xóm - PV), ai vi phạm sẽ bị phạt 500 nghìn đồng. Thế là mỗi lần gia đình nào có hội hè hay đám hiếu, đám hỉ người ta đều vui vẻ mang đến đặt trước 500 nghìn đồng để phòng trường hợp "lỡ" vi phạm. Tuy nhiên, làng chẳng mấy khi giữ được 500 nghìn đồng này bởi mỗi người dân đều có ý thức tự giác rất cao, chẳng mấy ai quá đà. "Việc tự giác thực hiện quy ước này không chỉ là hưởng ứng phong trào xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội mà hơn thế, nó cho thấy người dân rất biết đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau. Đưa ra quy ước rồi buộc người dân phải thực hiện thì dễ nhưng làm sao để người dân tự giác thực hiện một cách vui vẻ mới khó. Ở Thủy Ba Đông, mọi việc đều trở nên dễ dàng vì chúng tôi phát động và thực hiện đều dựa trên tình làng nghĩa xóm cả", ông Thiệu tâm sự. Bài, ảnh: NGUYỄN THẾ CHUNG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lam Thủy - miền quê khởi sắc
22:25 06/02/2025

Về thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng những ngày này, ai cũng đều cảm nhận được sự đổi thay vượt bậc bởi bộ mặt nông thôn trù phú, an lành, đáng sống ...

Ba Dượng và dượng Ba
22:55 30/08/2024

Những người trong làng hỏi đùa nó, dượng Ba có khỏe không, hoặc dượng Ba và ba Dượng vẫn thường gặp nhau chứ? Ba Dượng thì rõ rồi, vì ba ruột nó tên Dượng. Còn ...

Chị Thủy cần sự giúp đỡ
23:05 29/11/2024

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1987), hiện sống tại thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, lâu nay không có việc làm ổn định. Cuộc sống của gia ...

Di vật liệt sĩ trở về

Di vật liệt sĩ trở về
2 giờ trước

QTO - Vỡ òa hạnh phúc và xúc động khôn nguôi là cảm xúc chung của thân nhân, gia đình 3 liệt sĩ của tỉnh Quảng Trị vừa được Cục Chính sách - Xã hội, Tổng...

Điều bình thường... bất thường

Điều bình thường... bất thường
20:25 24/05/2010

(TTO) - 1. Theo số liệu thống kê về hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, năm nay thí sinh vẫn đổ xô vào khối ngành kinh tế. Điều này đã trở nên bình thường.

Hơn 30 ngàn chỗ trọ cho thí sinh

Hơn 30 ngàn chỗ trọ cho thí sinh
20:24 24/05/2010

Anh Quách Hải Đạt - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP.HCM cho biết: tại TP.HCM, chương trình sẽ diễn ra từ ngày 5.6 đến ngày 15.7 với khoảng 7 ngàn sinh viên tình nguyện...

POWERED BY
Việt Long