
{title}
{publish}
{head}
Đồng chí Lê Hữu Phúc, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trả lời phỏng vấnPhóng viên (P.V): Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã ban hành Nghị quyết về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Nhân dịp này, đề nghị đồng chí cho biết rõ hơn mục đích, nội dung của chủ trương này? Đồng chí Lê Hữu Phúc (Đ/c L. H. P): Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ, trong những năm qua công tác CCHC của nước ta đã được triển khai toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, điều đó thể hiện ở việc cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công...bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc CNH, HĐH đất nước. Hệ thống Pháp luật tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện, cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang hình thành, quyền dân chủ của nhân dân ngày càng được coi trọng và đảm bảo. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp hơn, quản lý Nhà nước ngày càng tốt hơn trong điều kiện mới. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính Nhà nước có bước được nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Quản lý tài chính công được tích cực xây dựng và từng bước hoàn thiện. Thủ tục hành chính và hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước có bước đổi mới, hiệu lực, hiệu quả và kỷ luật, kỷ cương được tăng cường. Tuy nhiên, nền hành chính Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém cần tiếp tục cải cách và đổi mới, nhất là về tổ chức bộ máy Nhà nước. Vì vậy, Hội nghị lần thứ 5, BCH TƯ Đảng (Khóa X) đã ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước và ngày 15/11/2008, Quốc hội khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 26/2008/NQ-QH12 về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Mục đích của việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường là nhằm đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dưng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước manh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường là việc làm mới, quan trọng, nhạy cảm, liên quan đến tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, nên yêu cầu đặt ra là phải tiến hành thận trọng, có bước đi thích hợp, có sơ kết, tổng kết việc thí điểm, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định các công việc tiếp theo. Thời gian thực hiện thí điêm bắt đầu từ ngày 25/ 4/ 2009 cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm. Tại những nơi thực hiện thí điểm, HĐND quận, huyện, phường kết thúc nhiệm kỳ 2004 -2009 vào ngày 25/4/2009. UBND huyện, quận, phường nhiệm kỳ 2004-2009 tiếp tục hoạt động cho đến khi UBND mới được thành lập. Nội dung cơ bản của việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường là: Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị. Đối với chính quyền nông thôn không tổ chức HĐND ở huyện, có UBND với tính chất là đại diện của cơ quan chính quyền cấp tỉnh để giải quyết các nhiệm vụ về hành chính và các công việc liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ cua người dân theo quy định cua pháp luật. UBND huyện tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới thực hiện chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch của cấp trên. Cơ chế giám sát đối với tổ chức, hoạt động của UBND huyện được thực hiện thông qua hoạt động giám sát của đại biểu và Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND cấp tỉnh, Mặt trận Tô quốc và các đoàn thể giám sát trực tiếp của nhân dân. Kiện toàn cấp uỷ huyện để đáp ứng tốt yêu cầu lãnh đạo toàn diện và lãnh đạo hoạt động của UBND huyện. Chính quyền xã có HĐND, UBND chịu trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển KT- XH, quản lý ngân sách xã, quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục, y tế, đất đai, xây dựng, hộ tịch... trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, xác định cụ thể các chức danh công chức xã theo hướng ổn định và chuyên sâu về nghiệp vụ. Đối với chính quyền đô thị, phải bảo đảm tính thống nhất và liên thông trên địa bàn về quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tâng như điện, đường, cấp thoát nước, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường và đời sống dân cư... Xác định cấp dân cư đô thị có HĐND là HĐND thành phố trực thuộc Trung ương, HĐND nhân dân thành phố thuộc tỉnh, HĐND thị xã. Đối với không tổ chức HĐND ở quận và phường thì tại quận, phường có UBND là đại diện cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền cấp trên. Ở huyện, quận, phường không tổ chức HĐND nhưng có cơ quan hành chính là UBND để quản lý và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền cấp trên. UBND huyện, quận, phường bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các uỷ viên do UBND cấp trên bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở xem xét nhân sự do cấp uỷ huyện, quận, phường giới thiệu và được cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đồng ý. Khi thực hiện không tổ chức HĐND ở huyện, quận, phường, cần tăng cường HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về số lượng, chất lượng đại biểu, về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc. Quá trình thí điểm, Quốc hội đã giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện, quận nơi không tổ chức HĐND cho HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của UBND huyện, quận, phường tại nơi không tổ chức HĐND. Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND quận, huyện, phường nơi không tổ chức HĐND. P.V: Quảng Trị là một trong 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Uy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Đồng chí cho biết tình hình triển khai, thực hiện chủ trương này trên địa bàn tỉnh? Đ/c L. H. P: Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XII về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường; Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 400/QĐ-UBND ngày 12/3/2009 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, phường thuộc tỉnh Quảng Trị (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo). Để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ thí điểm không tổ chức HĐND huyện, phường, ngày 24/3/2009, Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động số 620/KH-BCĐ và đã triển khai hoàn thành cơ bản các nội dung mà kế hoạch đề ra như: Phân công trách nhiệm và chỉ đạo địa bàn của các thành viên trong Ban Chỉ đạo. Tổ chức hội nghị cấp tỉnh để quán triệt, triển khai Nghị quyết của Quốc hội, của Uy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành trung ương và các văn bản của tỉnh về thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường vào ngày 30/3/2009. Từ ngày 30/3 - 5/4/2009, các huyện, thị xã đã tổ chức hội nghị cấp huyện quán triệt, triển khai chủ trương về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Từ ngày 16/3/2009 đến kết thúc thí điểm, thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ ngày 16/3 đến 15/4/2009, 7 huyện, 13 phường đã hoàn thành việc tổng kết hoạt động của HĐND. Tại kỳ họp 16, HĐND vào các ngày 23- 24/4/2009, đã tiến hành bầu được 145 vị Hội thẩm nhân dân, Tòa án nhân dân cấp huyện. Đến ngày 25/5/2009, tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành việc bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uy viên UBND các huyện, phường thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND. Trong số Phó Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm lần này có 5 Phó Chủ tịch là cán bộ nữ (huyện Hải Lăng, Gio Linh, Triệu Phong, Hướng Hoá, Đakrông), trong đó có 2 đồng chí là người dân tộc thiểu số. Trong các ngày 20- 22/5/2009, UBND tỉnh đã tổ chức long trọng lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm cho 7 Chủ tịch UBND huyện. Từ ngày 22- 25/5/2009, Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền Chủ tịch UBND 7 huyện thí điểm tiến hành tổ chức lễ công bố và trao Quyết định cho các Phó Chủ tịch, Uỷ viên UBND huyện. Về thực hiện nhất thể hoá, đồng chí bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch UBND. Huyện Cam Lộ đã thực hiện nhất thể hóa đồng chí Bí thư cấp uỷ đồng thời là Chu tịch UBND. Cấp phường, thị xã Đông Hà thực hiện ở phường 2, phường Đông Lễ. Thị xã Quảng Trị thực hiện ở phường 1. Cấp xã, các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hoá mỗi huyện chọn một xã hoặc một thị trấn thực hiện bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch UBND. Hiện nay các huyện đang tiến hành các quy trình theo quy định để thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ. P.V: Đồng chí cho biết những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường tại Quảng Trị? Đ/c L.H.P: Như chúng ta đã biết, việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường tại tỉnh Quảng Trị là việc làm mới liên quan đến cải cách tổ chức bộ máy, nhân sự....nên Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương đã tập trung chỉ đạo và ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời, sâu sát nên việc tổ chức thực hiện diễn ra khá suôn sẻ. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền cũng nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường nên có sự thống nhất cao, từ đó công tác tổ chức thực hiện quyết liệt, đảm bảo tiến độ đề ra. Tuy nhiên, quá trình thực hiện phát sinh một số khó khăn, vướng mắc như: Thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường liên quan đến các quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức HĐND, UBND và tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị, vì vậy, khi phát sinh các vấn đề mới, các địa phương phản ánh, các Bộ, ngành trung ương không đủ thẩm quyền giải quyết phải chờ xin ý kiến cấp có thẩm quyền nên một số vấn đề cần phải có thời gian mới xử lý được. Khi thực hiện thí điểm, một số cán bộ dôi dư nhưng trình độ về chuyên môn hạn chế nên công tác sắp xếp, bố trí gặp khó khăn, nhất là ở cấp phường. Một số cán bộ chuyên trách, công chưc phường không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bố trí lại nhưng đã có thời gian đóng BHXH từ 20 năm trở lên và còn từ 2- 5 năm nữa mới đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa có quyết định của Chính phủ cho phép thực hiện chính sách tinh gian biên chế theo Nghị định 132. Một số Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND phường khi bổ nhiệm chức vụ thấp thì không có quy định bảo lưu phụ cấp chức vụ như Chủ tịch, Phó Chủ tịch, UBND huyện theo Thông tư số 04/2009/TT-BNV ngày 29/4/2009 của Bộ Nội vụ nên làm cho số cán bộ này nảy sinh tâm tư... UBND huyện, phường thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND đã đi vào hoạt động nhưng chưa có hướng dẫn Quy chế làm việc của UBND huyện, phường và Quy chế làm việc nơi thực hiện đồng chí Bí thư cấp uỷ đồng thời là Chủ tịch UBND cùng cấp. P.V: Xin cảm ơn đồng chí! Ngân Hoa (thực hiện)
Ngày 14/4/2025, Thủ tướng ban hành Quyết định 759/QĐ- TTg phê duyệt đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính ...
Chiều nay 5/3, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) cải cách hành chính (CCHC) và BCĐ nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Hà Sỹ Đồng và ...
Phường 2 là địa phương tiêu biểu của thị xã Quảng Trị với thành tích 5 năm liền có chỉ số CCHC đạt loại tốt. Đạt được kết quả đó là nhờ Phường 2 luôn phấn đấu ...
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính ...
Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ quan trọng, là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định thúc đẩy phát triển KT-XH, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND ...
Sáng nay, 15/2, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa ...
Để cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính (CCHC), tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong năm 2023, nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả ...
Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, thành phố Đông Hà đã triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng công ...
QTO - Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, các yếu tố an ninh, chủ quyền, pháp luật trên biển ngày càng bị...
QTO - Trong dòng chảy của tiến trình phát triển, vai trò của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) ngày càng được nhận diện rõ hơn. Tuy nhiên,...
(QT) - Qua 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân cả nước ta và 2 nước bạn (Lào, Campuchia) anh em đã vượt qua muôn vàn gian khổ, ác liệt hy sinh, chiến...
LTS: Tại các cuôc thảo luận ở Hội trường cũng như tại tổ (kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII), Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có nhiều ý kiến đóng góp về phát triển kinh...
(QT) - Trong dịp kỷ niệm 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa qua, các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tổ chức trao tặng Huy hiệu Đảng cho 324 đảng viên có...
(QT) - Hôm nay, 21/5/2009, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị do đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Uỷ viên Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc cử tri tại thôn Nhĩ...
(Bài phát biểu của đồng chí Lê Hữu Phúc, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, tại Đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị lần thứ X, nhiệm kỳ 2009- 2014)Kính thưa...
(QT) - Thực hiện Hướng dẫn số 65 - HD/TG ngày 6/4/2009 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị, Trong 3 ngày, từ 13-15/5/2009, Đảng ủy DCĐ triển khai tổ chức học tập, nghiên cứu,...