Cập nhật:  GMT+7

Thúc đẩy thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” trong mọi ngành, lĩnh vực

Sáng nay 21/1, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì buổi làm việc với đoàn công tác Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam do Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam Trần Anh Tuấn làm trưởng đoàn để bàn việc phối hợp tổ chức các khoá bồi dưỡng theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về “bình dân học vụ” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự buổi làm việc.

Thúc đẩy thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” trong mọi ngành, lĩnh vựcQuyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đề nghị Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam xây dựng, hoàn thiện nội dung của đề án, trong đó tập trung vào việc đơn giản hóa phổ cập kiến thức AI, biến những công nghệ phức tạp thành những công cụ ứng dụng phục vụ công việc và đời sống - Ảnh: H.T

Tại buổi làm việc, đại diện Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam đã trình bày tóm tắt đề án Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển nhân lực số, nâng cao hiệu quả hoạt động tại các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức khác trong xã hội.

Theo đó, ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, khẳng định quan điểm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển KT-XH, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới.

Trước đó, ngày 18/11/2024, Tổng Bí thư cũng đã chỉ đạo, phát động phong trào “Bình dân học vụ số” nhấn mạnh tính cấp thiết của việc phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số đến mọi tầng lớp nhân dân. Phong trào này được kỳ vọng trở thành bước đột phá trong nâng cao nhận thức và kỹ năng số, đặc biệt cho các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa hoặc chưa có điều kiện tiếp cận công nghệ.

Do vậy, đề án được xây dựng với mục tiêu thúc đẩy thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” trong mọi ngành, lĩnh vực thông qua việc tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về sử dụng các ứng dụng AI để đào tạo, phát triển nhân lực số, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính và các tổ chức, đơn vị khác.

Đối tượng tham gia đề án bao gồm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan hành chính; người lao động tại các tổ chức, đơn vị khác (có thể mở rộng tới các doanh nghiệp công hoặc tư có nhu cầu).

Thúc đẩy thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” trong mọi ngành, lĩnh vực

Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam Trần Anh Tuấn báo cáo khái quát về bối cảnh xây dựng đề án - Ảnh: H.T

Trao đổi, thảo luận tại buổi làm việc, các đại biểu đã cho ý kiến về một số nội dung liên quan đến chương trình đào tạo “Bình dân học AI” - là chương trình tiên phong trong phong trào “Bình dân học vụ số” do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động; các chuyên đề cụ thể của khóa bồi dưỡng gắn liền với việc ứng dụng thiết thực của AI trong hoạt động công vụ và đời sống hàng ngày; các kết quả dự kiến và lợi ích của các bên liên quan; sự vượt trội của chương trình “Bình dân học vụ số” theo đề án Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển nhân lực số, nâng cao hiệu quả hoạt động tại các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức khác trong xã hội...

Phát biểu tại buổi làm việc, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh, với tầm nhìn "không để ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo”, tỉnh Quảng Trị luôn đề cao vai trò của công tác chuyển đổi số, xem đây là vấn đề cốt lõi, mang tính đột phá trong tiến trình chuyển đổi số toàn cầu.

Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số” do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động, tỉnh Quảng Trị đã sẵn sàng tâm thế, xây dựng các kế hoạch, ưu tiên nguồn lực để phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số đến mọi tầng lớp nhân dân; trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng, ứng dụng và điều khiển AI cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý - những người phải đi tiên phong, gương mẫu trong tiến trình chuyển đổi số, vừa là hạt nhân, vừa là nền tảng để lan tỏa tri thức về công nghệ số đến toàn dân.

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đề nghị Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam xây dựng, hoàn thiện nội dung của đề án, trong đó tập trung vào việc đơn giản hóa phổ cập kiến thức AI, biến những công nghệ phức tạp thành những công cụ ứng dụng phục vụ công việc và đời sống. Sớm triền khai các khóa bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị để giúp tỉnh hòa nhịp cùng kỷ nguyên mới gắn với tiến trình công nghệ toàn cầu thông qua việc nâng cao nhận thức về kỹ năng số cho cán bộ, công chức, người lao động và người dân.

Hà Trang

Tin liên quan:
  • Thúc đẩy thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” trong mọi ngành, lĩnh vực
    Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, lĩnh vực đột phá

    Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX (2020-2025), nửa nhiệm kỳ qua huyện Vĩnh Linh quyết tâm phấn đấu trên mọi mặt và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Liên quan đến nội dung trên, phóng viên Báo Quảng Trị đã có cuộc phỏng vấn Bí thư Huyện ủy Vĩnh Linh TRẦN NHẬT QUANG.

  • Thúc đẩy thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” trong mọi ngành, lĩnh vực
    Tập huấn chuyển đổi số về ngành và lĩnh vực

    Sáng nay 15/5, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyển đổi số về ngành và lĩnh vực năm 2024 cho cán bộ, công chức các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.


Hà Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long