
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH), nhiều hộ nghèo ở các địa phương trong tỉnh đã có cơ hội thoát nghèo, nuôi dạy con cái học hành đến nơi đến chốn và ổn định cuộc sống.
Đầu tư cho tương lai của con
Căn nhà nhỏ của vợ chồng anh chị Hoàng Kim Soái và Nguyễn Thị Trang ở khu phố 2, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà hầu như chẳng có tài sản gì đáng giá. Gian phòng khách dường như ấm áp hơn bởi những tấm giấy khen và đặc biệt là những bức ảnh của hai cậu con trai, người vừa nhận bằng tốt nghiệp cử nhân, người đang được đào tạo trong môi trường quân đội. Nhìn thành quả học tập của hai cậu con trai nhà anh Soái, chị Trang, bà con khu phố vô cùng cảm phục nghị lực vươn lên hoàn cảnh để nuôi con học hành thành tài của anh chị.
![]() |
Gia đình chị Nguyễn Thị Trang đầu tư vốn trồng rau màu |
Nhớ lại những tháng ngày cơ cực và bế tắc, chị Trang vẫn không dám tin mình còn sống đến ngày hôm nay. Cách đây hơn bốn năm, vào thời điểm cậu con trai đầu đang học năm thứ nhất Đại học Bách khoa Đà Nẵng, cậu út vừa vào lớp 10, chị Trang đột ngột đổ bệnh nặng. Vợ được chẩn đoán căn bệnh viêm xương tủy, anh Soái gần như kiệt sức chạy vạy tiền nong vừa chữa bệnh cho vợ, vừa nuôi con. Hơn hai tháng chị Trang nằm điều trị ở bệnh viện là chừng ấy ngày nợ nần, vay mượn chồng chất.
“Có những thời điểm nguy kịch, tôi được chuyển lên khu bệnh ở tầng 6, nơi mà những bệnh nhân tưởng chừng khó qua khỏi chỉ chực chờ lo hậu sự. Hơn 10 ngày nằm điều trị ở tầng 6, đó là những ngày mà chỉ nhắm mắt là tưởng chừng cái chết đã cận kề, nghĩ thương thắt ruột hai con còn đang tuổi ăn tuổi học, nếu không có mẹ thì biết phải làm sao?”, chị Trang nhớ lại. May mắn vẫn còn mỉm cười với số phận của chị và gia đình khi bệnh tình ngày một tiến triển tốt và dần hồi phục. Nhưng khoản nợ nần trước mắt cũng khiến anh chị lao đao.
Nhờ sự quan tâm của khu phố và đặc biệt là nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay kịp thời, anh chị đầu tư cải tạo vườn tạp làm mô hình trồng rau an toàn, một công việc phù hợp với điều kiện sức khỏe của chị. Với hơn một sào rau trong vườn, chị Trang cần cù chăm sóc để có sản phẩm bán ra hàng ngày, kiếm thêm tiền trang trải cho sinh hoạt. Từ nguồn vốn được vay, gia đình chị cũng đã đầu tư chăn nuôi bò, tăng thu nhập. Cộng thêm thu nhập bằng nghề thợ nề của anh Soái, hai vợ chồng chị cố gắng chắt chiu dành dụm để hàng tháng vừa đủ tiền nuôi con, vừa dành ra khoản trả tiền lãi cho ngân hàng.
“May mắn là cháu đầu vừa tốt nghiệp đại học, cháu út thi đỗ và học ở Trường Sĩ quan Lục quân 2 nên đỡ cho bố mẹ phần nào tiền nuôi ăn học. Bây giờ cuộc sống của vợ chồng tôi có thể gọi là đã thoát được nghèo, chỉ cầu mong có sức khỏe để chăm chỉ lao động, dành dụm tiền nong lo cho tương lai của các con”, chị Trang chia sẻ.
“Chỉ có làm kinh tế mới thoát được nghèo”
Sau bao năm tháng vất vả, truân chuyên để có được cuộc sống ổn định như hôm nay, chị Lê Thị Huế, ở thôn Bình Long, xã Gio Bình, huyện Gio Linh nghiệm ra rằng, nếu không mạnh dạn mở mang làm kinh tế thì ngay cả việc thoát được nghèo đã là một vấn đề.
![]() |
Vườn tiêu góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình chị Lê Thị Huế |
“Nhưng vạn sự đều khởi đầu nan nếu không có nguồn vốn được vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Đối với những hộ nghèo lâu năm như gia đình tôi, nguồn vốn ngân hàng như một sự cứu cánh kịp thời giúp thoát nghèo và có cơ sở để gây dựng cuộc sống ấm no”, chia sẻ về câu chuyện những ngày gạo không đủ nấu cơm cho các con, chị Huế vẫn còn rưng rưng. Những ngày đầu mới lên Bình Long, hai vợ chồng với năm đứa con nheo nhóc, không ruộng vườn, không tài sản gì đáng giá, phải đi làm thuê làm mướn đủ nghề để kiếm gạo nuôi con. Chồng chị có thời gian phải trở ngược về quê thuê ruộng làm để lấy tiền nuôi con.
Riêng chị Huế bám trụ ở vùng đất kinh tế mới với đủ thứ nghề, từ mót mủ cao su, bắt cua rạm ngoài đồng bán buổi chợ hay ai thuê gì làm nấy, chị đều đã trải qua. Tình cảnh mẹ dậy sớm đi cạo mủ cao su thuê, hai đứa con út sinh đôi lóc cóc chạy theo khóc đòi mẹ vẫn ám ảnh chị Huế cho đến tận bây giờ. Biết được hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị, qua kênh hội phụ nữ, chị Huế được giới thiệu vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Với số vốn vay 50 triệu đồng, vợ chồng chị đầu tư trồng tiêu.
Mấy vụ tiêu được mùa được giá, có vốn, anh chị tiếp tục mua bò, trâu về nuôi, đầu tư trồng cao su. “Như người ta mua trâu về để phục vụ cày bừa, vợ chồng tôi vừa đem trâu đi cày thuê, vừa tranh thủ vỗ béo để khi cần thì bán. Cần cù xoay xở đủ việc nên dần dần có thêm nhiều nguồn thu nhập để vừa trả nợ, vừa tích lũy”, chị Huế vui vẻ cho biết. Trả hết đợt nợ cũ nguồn vốn vay dành cho hộ nghèo, chị Huế được tạo điều kiện cho vay vốn dành cho hộ cận nghèo để tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế. Hiện tại, tài sản của vợ chồng chị là hơn 100 gốc tiêu, hơn 1 ha cao su đang kỳ thu hoạch, hai con bò, ba con trâu và đặc biệt, anh chị vừa xây dựng hoàn thiện phần nhà ngang khang trang nối với căn nhà cũ, trị giá hơn trăm triệu đồng. Cuộc sống đã mỉm cười với gia đình chị Huệ.
Sử dụng nguồn vốn đúng mục đích
Thôn Bắc Bình, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ không được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện đất đai, mùa lụt lo chạy lụt, sinh kế của bà con nông dân theo đó mà khó khăn tứ bề. Mấy năm trở lại đây, nhờ mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt của Trường Đại học Nông lâm Huế triển khai, bà con nông dân đã đầu tư nuôi bò nhốt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong câu chuyện về việc được vay vốn để nuôi bò thoát nghèo, ông Trần Viết Phú hóm hỉnh tự nhận gia đình mình thuộc diện nghèo bền vững, nghèo lâu năm của thôn. Hỏi ra mới hay, vợ chồng ông có tới 8 người con, để nuôi được các con ăn học, dựng vợ gả chồng cũng đủ bạc tóc, còng lưng.
![]() |
Trồng cỏ nuôi bò tạo thu nhập đáng kể cho gia đình ông Trần Viết Phú |
Thời bao cấp, ông Phú là Phó Chủ nhiệm vật tư của HTX Bắc Thành 2, đồng lương chật vật, vợ chồng ông lăn lộn với đủ thứ nghề, ai gọi làm gì cũng làm miễn sao lo đủ ngày hai bữa cơm cho các con. Nhưng như ông chia sẻ, làm bao nhiêu cũng không đủ bởi con quá đông. Khi có dự án trồng cỏ nuôi bò nhốt triển khai tại thôn, ông Phú xin vay 50 triệu từ nguồn vốn xóa nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Ông tính toán bỏ ra 30 triệu đồng mua hai con bò, số tiền còn lại đầu tư làm chuồng trại, trồng 3 sào cỏ các loại như cỏ voi, cỏ sả, cỏ mô- la- tô làm nguồn thức ăn cho bò. Thuận lợi nhất là các giống cỏ này tỏ ra rất hợp chất đất và khí hậu vùng Bắc Bình nên cho năng suất cao, đảm bảo đủ nguồn thức ăn cho bò.
Ông Phú cho biết thêm: “Trước đây người dân chăn nuôi bò theo hình thức thả rông, hiệu quả mang lại không cao. Từ khi nuôi nhốt, được vỗ béo một cách khoa học, bài bản, trọng lượng của bò tăng nhanh đáng kể”. Ngoài nguồn thức ăn từ ba sào cỏ, ông Phú còn tận dụng thân cây sắn, cây ngô có sẵn làm thức ăn phụ thêm. Mỗi năm ông Phú cho xuất bán ít nhất hai con bò, lãi khoảng 30 triệu đồng. Chuồng trại của gia đình ông thường xuyên có hai con bò mẹ để sinh sản, vỗ béo bò tơ để bán. Ngoài ra, ông tận dụng phân bò ủ cùng với thân, vỏ cây lạc và một số loại hoa màu thành phân hữu cơ để bán.
Ông nhẩm tính, mỗi khối phân hữu cơ bán ra thị trường có giá ba trăm ngàn đồng, nếu chịu khó chăm chỉ thì mỗi đợt cũng bán được ba khối phân hữu cơ, có thêm nguồn thu nhập để vừa trang trải cho cuộc sống, vừa trả bớt nợ ngân hàng. “Lo nuôi ăn học cho 8 đứa con, một đứa tốt nghiệp đại học, một tốt nghiệp cao đẳng, dựng vợ gả chồng xong xuôi là hai vợ chồng tôi coi như làm tròn trách nhiệm rồi. Bây giờ chỉ có chăm con bò, con lợn để trả hết nợ nần. Đồng vốn ngân hàng đã tạo điều kiện giúp mình vay để làm ăn, thoát nghèo thì phải cố gắng để nó sinh lời, sử dụng cho đúng mục đích, vừa đem lại hiệu quả cho mình, vừa đúng với chủ trương chính sách của nhà nước”, ông Phú lạc quan nói.
Thanh Trúc
Nhiều năm qua, nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã phủ đến tất cả các vùng quê trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện vùng cao Đakrông. Thông ...
Nhờ nguồn vốn vay chính sách, vợ chồng thương binh, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xuân Lai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Hương (53 tuổi) ở thôn Dương Văn Lộc, xã ...
“Trước đây, chị Hồ Thị Nga ở khóm Khe Đá thuộc hộ nghèo. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cấp hội phụ nữ trong hỗ trợ vốn vay ưu đãi, học tập ...
45 hộ người khuyết tật nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Gio Linh sẽ được hỗ trợ vốn vay ưu đãi để phát triển chăn nuôi bò sinh sản nhằm tăng thu nhập, ...
Tín dụng chính sách đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sinh kế giúp hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vươn lên trong cuộc sống. Chính vì vậy, ...
Những năm gần đây, KT - XH của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi từng bước phát triển. Tuy vậy, đây vẫn là vùng khó khăn so với mặt ...
Hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thời gian qua nhờ được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính ...
Nhiều năm qua, nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đến với tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Nguồn vốn này giúp ...
QTO - Thực hiện phương châm “Hướng mạnh về cơ sở”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Trị luôn đồng hành, chung sức với...
QTO - Phát huy vai trò của mình, những năm qua, các công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp đã trở thành cầu nối quan trọng, gắn kết giữa người lao động (NLĐ)...
(QT) - Đến thôn Câu Nhi, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng không ai có thể bỏ qua vẻ thơ mộng của cánh đồng nơi đây. Xen giữa những triền lúa xanh mát nổi lên một màu hồng rực của...
(QT) - Là chi đoàn ở xa trung tâm thành phố Đông Hà, điều kiện đi lại khó khăn, số lượng đoàn viên ít và thường xuyên biến động, tuy nhiên, nhắc đến Chi đoàn Khe Lấp - phường...
(QT) - Nhiệm kỳ 2012-2017, phát huy vai trò của tuổi trẻ thi đua lao động sáng tạo, xung kích, tình nguyện vì sự phát triển doanh nghiệp, chủ động nắm bắt cơ hội thuận lợi, nỗ...
(QT) - Phong trào xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ Tổ quốc là phẩm chất tốt đẹp của lớp lớp thanh niên Việt Nam được trao truyền từ thế hệ này đến...
(QT) - Có thể khẳng định, phong trào “Sáng tạo trẻ” của Đoàn Khối doanh nghiệp tỉnh tổ chức, phát động triển khai thực hiện trong các cơ sở đoàn trực thuộc đã tập hợp được...
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống