Cập nhật: Thứ 7, 05/08/2017 | 20:15 GMT+7

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống

(QT) - Những năm qua, huyện Hướng Hóa đã tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển, tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về khuyến khích phát triển CN-TTCN để mọi tổ chức, cá nhân được biết nhằm yên tâm đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, huyện chủ động chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện và tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Quang Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa về phát huy kết quả đạt được để triển khai nhiệm vụ, giải pháp hữu hiệu trong thời gian tới.

- Thưa đồng chí! Đề nghị đồng chí cho biết những kết quả đạt được trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn trong thời gian qua?

- Những năm qua, huyện Hướng Hóa đã tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển, tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về khuyến khích phát triển CN-TTCN để mọi tổ chức, cá nhân được biết nhằm yên tâm đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, huyện chủ động chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện và tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Theo thống kê, đến năm 2016 trên địa bàn huyện có 632 cơ sở sản xuất công nghiệp (ngoài quốc doanh), trong đó 12 doanh nghiệp và 620 cơ sở sản xuất nhỏ, cá thể hộ gia đình. Số lao động công nghiệp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp 1.047 người. Tăng trưởng ngành công nghiệp hàng năm trung bình từ 12,5- 14% năm. Đến nay, huyện đã thu hút đầu tư phát triển mạnh các ngành công nghiệp điện, cụ thể: Công trình Thủy điện Khe Giông (tổng mức đầu tư 180 tỉ đồng, đã đưa vào sử dụng), Thủy điện Khe Nghi (tổng mức đầu tư 262 tỉ đồng, đã giải ngân 184 tỉ đồng), nhà máy Điện gió Hướng Linh 1 (tổng mức đầu tư 1.659 tỉ đồng, đã giải ngân 190 tỉ đồng), Điện gió Hướng Linh 2 (tổng mức đầu tư 1.419 tỉ đồng, đã giải ngân 1.053 tỉ đồng).

Tại Khu Công nghiệp Tân Thành, công ty TNHH My Anh đã đầu tư nhà máy chế biến sữa chuối, bột chuối xuất khẩu với tổng vốn đầu tư 40 tỉ đồng đang trong giai đoạn xây dựng. Toàn huyện có 15 cơ sở chế biến cà phê, các nhà máy được xây dựng gắn với vùng nguyên liệu tập trung, sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất khép kín, công nghệ tiên tiến (chế biến ướt, sử dụng máy phân loại màu để phân loại cà phê); hệ thống xử lý nước thải đạt loại B, khí CO2 thu được dùng để đốt lò sấy bột sắn, vỏ cà phê được đưa vào sản xuất phân bón vi sinh.

Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa tiến hành thu mua sắn nguyên liệu và sản xuất theo kế hoạch, đảm bảo tiêu thụ hết lượng sắn nguyên liệu cho bà con dân tộc thiểu số. Giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt 3.340 tỉ đồng, giảm 1,8% so với năm 2015 (riêng sản xuất điện giảm 32,9%). Công tác khuyến công được huyện quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả. Riêng trong năm 2016, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện đã hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn lập hồ sơ tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (SPCNNT) tiêu biểu tỉnh Quảng Trị lần 3. Các sản phẩm đạt giải như: Cà phê rang xay hộp giấy; Cà phê hạt rang Khe Sanh Origin, Cà phê phin giấy (Giải 3 SPCNNT tiêu biểu của tỉnh và SP được chứng nhận cấp khu vực miền Trung- Tây Nguyên).

Hướng Hóa hôm nay. Ảnh: K.K.S

Thông qua các sự kiện tổ chức hội chợ trong tỉnh, Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện đã phối hợp với các đơn vị, Hội LHPN huyện trưng bày, giới thiệu các sản phẩm truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan, mộc mỹ nghệ…được khách hàng ngoài tỉnh đặt hàng, ký kết hợp đồng mua bán. Huyện cũng tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đến đầu tư và tìm hiểu thông tin để đầu tư trên địa bàn.

- Là huyện miền núi có trên 50% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với nhiều đặc trưng văn hóa rất riêng, vậy tình hình phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn như thế nào, thưa đồng chí?

- Xác định ngành nghề TTCN có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, đặc biệt là địa phương có số đông đồng bào Vân Kiều, Pa Kô sinh sống nên huyện khuyến khích người dân duy trì, phát triển làng nghề truyền thống. Hiện nay, trên địa bàn có các làng nghề đang hoạt động như nghề nấu rượu Long Thành, dệt thổ cẩm ở A Xing, A Túc; mây tre đan ở xã Thanh, A Túc, A Xing; chổi đót ở xã Thuận, Hướng Lộc; sản xuất mộc mỹ nghệ, cơ khí.

Nhìn chung, số làng nghề nói trên ngày càng bị mai một, chưa được khôi phục và đầu tư; các hàng hóa sản phẩm của các làng nghề còn đơn điệu, chưa có nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao, chất lượng sản phẩm thiếu ổn định, chưa đa dạng hóa, sản phẩm chưa đăng ký được thương hiệu, bao bì nhãn mác chưa được quan tâm đúng mức, đây là một trong những lý do dẫn đến giá trị sản xuất thấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Hoạt động ngành nghề, làng nghề trên địa bàn hiện nay chủ yếu ở nông thôn, phát triển chủ yếu theo hình thức tự phát là chính.

- Đồng chí có thể cho biết, trong quá trình phát triển CN-TTCN, làng nghề truyền thống huyện gặp những thuận lợi, khó khăn gì?

- Thuận lợi trong phát triển CN-TTCN và làng nghề truyền thống của huyện là Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về hỗ trợ phát triển ngành nghề CN-TTCN và các làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó, các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH) cũng đang được thành lập tạo điều kiện để phát triển ngành nghề CN-TTCN. Môi trường hoạt động sản xuất của các ngành nghề công nghiệp nông thôn đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nguồn nguyên liệu sẵn có, lao động tại chỗ, nhiều sản phẩm mang bản sắc văn hóa truyền thống và sản phẩm đặc trưng lợi thế của địa phương.

Theo thống kê, đến năm 2016 trên địa bàn huyện có 632 cơ sở sản xuất công nghiệp (ngoài quốc doanh), trong đó 12 doanh nghiệp và 620 cơ sở sản xuất nhỏ, cá thể hộ gia đình. Số lao động công nghiệp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp 1.047 người. Tăng trưởng ngành công nghiệp hàng năm trung bình từ 12,5- 14% năm. Đến nay, huyện đã thu hút đầu tư phát triển mạnh các ngành công nghiệp điện, cụ thể: Công trình Thủy điện Khe Giông (tổng mức đầu tư 180 tỉ đồng, đã đưa vào sử dụng), Thủy điện Khe Nghi (tổng mức đầu tư 262 tỉ đồng, đã giải ngân 184 tỉ đồng), nhà máy Điện gió Hướng Linh 1 (tổng mức đầu tư 1.659 tỉ đồng, đã giải ngân 190 tỉ đồng), Điện gió Hướng Linh 2 (tổng mức đầu tư 1.419 tỉ đồng, đã giải ngân 1.053 tỉ đồng).

Tuy nhiên, hiện nay huyện chưa xây dựng được các làng nghề tập trung nhằm phát huy, khai thác các thế mạnh làng nghề trên địa bàn. Mô hình tổ chức kinh doanh chủ yếu hoạt động tự phát, sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình. Khả năng về vốn còn quá ít so với yêu cầu. Lao động qua đào tạo còn thấp, chưa phù hợp với tác phong công nghiệp, sản xuất còn phân tán, theo thời vụ. Công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu là công nghệ thủ công, thiết bị lạc hậu, chưa đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm.

Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước, kiểu dáng không phong phú, chất lượng, nhiều loại sản phẩm chưa ổn định. Chưa khai thác tốt tiềm năng du lịch trong việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, nhất là sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Một số địa phương còn thiếu quan tâm đến công tác phát triển Công nghiệp-TTCN, làng nghề, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển các cụm, điểm công nghiệp tập trung ở huyện mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa hoàn thiện và còn nhiều bất cập.

- Để CN-TTCN, làng nghề trên địa bàn phát triển mạnh hơn nữa, thời gian tới huyện tập trung vào những giải pháp gì, thưa đồng chí?

- Thời gian tới, huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của phát triển CN-TTCN, làng nghề. Qua đó kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cá nhân và hộ gia đình mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh phát triển sản xuất, cạnh tranh lành mạnh gắn với ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác phối hợp giữa các phòng ban chức năng, mặt trận, đoàn thể với cấp ủy, chính quyền địa phương để thống nhất trong chỉ đạo điều hành.

Tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch; đầu tư cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp đã quy hoạch. Xác định các nghề trọng điểm, sử dụng nhiều lao động, số lượng làng nghề lớn, mang lại giá trị sản xuất cao để có sự đầu tư xứng đáng như: Chế biến nông sản, nghề mộc mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, mây tre đan, nấu rượu…Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, khôi phục, giữ vững và phát triển các nghành nghề truyền thống, các nghành nghề địa phương có lợi thế về nguyên liệu, lao động, các sản phẩm mang tính đặc thù văn hóa tại địa phương.

Hỗ trợ các cơ sở sản xuất bằng nguồn vốn khuyến công hàng năm nhằm đổi mới công nghệ sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và phát triển thị trường tiêu thụ. Tổ chức các lớp đào tạo nghề, truyền nghề, đào tạo nâng cao năng lực tay nghề gắn với cơ sở công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn. Huyện đề nghị tỉnh quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực CN-TTCN, làng nghề trên địa bàn về việc tìm kênh phân phối, kết nối thị trường để quảng bá tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn. Hàng năm, dành một phần ngân sách ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực CN-TTCN xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn lực trên địa bàn. Cần quan tâm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Đề nghị UBND tỉnh bố trí ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm CN-TTCN Hướng Tân, qua đó có kế hoạch, phương án kêu gọi thu hút đầu tư nhằm phát huy hiệu quả của cụm CN-TTCN Hướng Tân.

- Xin cảm ơn đồng chí!

Kô Kăn Sương (thực hiện)



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hiệu quả các nghề truyền thống, làng nghề
22:29 15/08/2022

Trong những năm qua, công tác phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống ở huyện Hải Lăng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần ...

Mở rộng diện tích keo lưỡi liềm ở vùng cát

Mở rộng diện tích keo lưỡi liềm ở vùng cát
13:54 03/08/2017

(QT) - Phát triển cây keo lưỡi liềm trên vùng cát ven biển được người dân các huyện ven biển của tỉnh thực hiện từ nhiều năm nay. Từ những giá trị to lớn về kinh tế cũng như...

Người dân gặp nhiều khó khăn sau mưa lũ

Người dân gặp nhiều khó khăn sau mưa lũ
13:53 03/08/2017

(QT) - Hơn 1 tuần sau ngày bão số 4 đi qua, chúng tôi trở lại thung lũng Ba Lòng (huyện Đakrông), nơi có nhiều diện tích hoa màu mất trắng sau mưa bão. Thiên tai xảy ra bất ngờ...

Góp phần giảm nghèo bền vững

Góp phần giảm nghèo bền vững
13:49 03/08/2017

(QT) - Để từng bước giảm nghèo bền vững cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô, trong thời gian qua huyện Đakrông đã triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát...

Chăm lo xây dựng gia đình no ấm

Chăm lo xây dựng gia đình no ấm
00:32 03/08/2017

(QT) - Hơn 25 năm qua, chị Phạm Thị Mai ở thôn Tân Hiệp, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa luôn xác định vai trò của người vợ, người mẹ là phải chung sức với chồng phát triển kinh...

Thời tiết

22°C - 29°C
Có mây, không mưa
  • 23°C - 30°C
    Có mây, không mưa
  • 23°C - 31°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long