
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Từ một hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn nhưng bằng ý chí vươn lên, dám nghĩ, dám làm, chị Nguyễn Thị Vân (38 tuổi), trú tại thôn Hiền Dũng, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh đã trở thành chủ mô hình chăn nuôi lợn cho thu nhập trên 150 triệu đồng/năm.
Từng là một trong những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khi chồng chị không may mắc bệnh gút biến chứng, mất hoàn toàn sức lao động. Chị trở thành lao động chính trong gia đình nuôi 2 đứa con ăn học cùng một mẹ chồng đau yếu liệt giường. Cuộc sống của gia đình chị chỉ trong cậy vào mấy sào đất, sào ruộng. Nhưng với quyết tâm vươn lên thoát khỏi đói nghèo, sau nhiều đêm suy nghĩ, chị quyết định đầu tư chăn nuôi lợn.
Thời gian đầu, gia đình chị chỉ tập trung vào nuôi lợn thịt nhưng do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chăn nuôi nên gặp rất nhiều khó khăn. Đỉnh điểm là thời gian bùng phát dịch tai xanh làm lợn của chị chết rất nhiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm, động viên ủng hộ của gia đình và chị em trong Hội Phụ nữ xã Vĩnh Hòa, chị tiếp tục nuôi giấc mơ thoát nghèo từ chăn nuôi lợn Năm 2015, gia đình đình chị Vân được hỗ trợ cho vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Linh.
Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại trước đó, chị Vân tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn do Hội Phụ nữ xã Vĩnh Hòaphối hợp với Trường Trung học Nông nghiệp- Phát triển nông thôn tổ chức. Khi đã nắm được kỹ thuật, chị quyết định đầu tư số vốn được vay vào xây dựng chuồng trại hiện đại với hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, hầm biogas, thu mua con giống chất lượng, đảm bảo. Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi nên chị đã từng bước làm chủ kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt và tích lũy được kinh nghiệm cũng như nguồn vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi, bước đầu ổn định kinh tế gia đình.
Không dừng lại ở đó, nhận thấy chỉ nuôi lợn thịt không chủ động được con giống và nhu cầu mua lợn giống của bà con nông dân trong và ngoài xã ngày càng cao, chị Vân đã nuôi thêm lợn nái sinh sản để cung cấp giống cho gia đình và bà con trong vùng. Hiện nay, gia đình chị đang chăn nuôi 30 con lợn nái sinh sản, mỗi năm xuất bán từ 100 đến 150 con lợn thịt đem lại nguồn thu từ 150 đến 200 triệu đồng. Nhờ nguồn thu từ chăn nuôi lợn, chị sửa sang nhà cửa khang trang và nuôi 2 đứa con ăn học.
Gia đình chị là một trong những hộ gia đình thoát nghèo nhanh và hiệu quả nhất trên địa bàn xã Vĩnh Hòa. Nói về dự định tương lai, chị Vân chia sẻ: “Gia đình tôi sẽ đầu tư thêm vốn, sửa sang, mở rộng quy mô chuồng trại, tích cực áp dụng công nghệ vào chăn nuôi để đem lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, áp dụng quy trình chăn nuôi lợn sạch để cung cấp cho thị trường là điều tôi muốn hướng tới”.
Không chỉ chăn nuôi giỏi, chị Vân còn là người đi đầu trong các phong trào, hoạt động xã hội ở địa phương. Bà Lê Thị Thanh Xuân, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vĩnh Hòa cho biết: “Với việc hưởng ứng tích cực, có hiệu quả phong trào Phụ nữ chủ hộ nghèo làm chủ kinh tế; Phụ nữ tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang, chị Nguyễn Thị Vân chính là tấm gương tiêu biểu cho chị em toàn xã noi theo”.
VĂN PHONGĐakrông là huyện miền núi có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê địa phương sinh sản cũng như thương phẩm. Với định hướng hình thành các cơ sở chăn ...
Giá thịt lợn trên thị trường trong tỉnh tăng mạnh thời gian qua ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Trong quý I năm 2025, có hơn 3 lần giá thịt lợn ...
Với đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó học hỏi cách thức sản xuất mới, chị Nguyễn Thị Thanh, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Ngô Xá Đông, xã Triệu Trung, ...
Ở thôn Đạo Trung, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, nhiều người vẫn dành sự cảm phục khi nhắc về câu chuyện của chị Phan Thị Nhung (sinh năm 1972). Chồng đột ...
Nhận thấy chăn nuôi bò 3B có nhiều ưu điểm, đặc biệt là dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với một số loại vật nuôi khác, được thị ...
Từng bước tích tụ, quy hoạch diện tích đất gần 2 ha, đầu tư trồng cây hồ tiêu, cao su tiểu điền kết hợp chăn nuôi lợn, mỗi năm lãi ròng trên 500 triệu đồng, mô ...
Với đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, chị Trần Thị Vân (sinh năm 1966), trú thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh đã tự tìm tòi, học hỏi để gầy ...
Ngành chăn nuôi ở huyện Vĩnh Linh phát triển khá mạnh trong thời gian qua, trong đó chăn nuôi lợn chiếm tỉ trọng lớn, đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, ...
QTO - Với lợi thế về phát triển kinh tế biển, trong đó mũi nhọn là khai thác và nuôi trồng thủy sản, những năm qua, cùng với những chính sách hỗ trợ của...
QTO - “Xây dựng nông thôn mới (NTM) là xây dựng quê hương. Mà quê hương là của mình thì chính mình phải lo trước!”, chia sẻ mộc mạc của Trưởng thôn Lam...
(QT) - Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có trên 96.360 con trâu, bò (trong đó 26.680 con trâu và 69.680 con bò), 295.664 con lợn. Hiện nay, người dân thường nuôi gia súc theo phương...
(QT) - Được xem là giải pháp “3 trong 1”, có thể tháo gỡ những vấn đề khó trong quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, việc dán tem niêm phong đồng hồ tổng các cột đo xăng, dầu...
(QT) - A Xing là xã miền núi của huyện Hướng Hóa, người dân đa phần là đồng bào Vân Kiều và Pa Kô, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do địa hình phức tạp, giao...
(QT) - Đầu tháng 12/2016, trong tiết trời mưa phùn gió bấc, chúng tôi có chuyến ngược lên Cửa khẩu quốc tế La Lay (huyện Đakrông). Đây là cửa khẩu biên giới giữa tỉnh Quảng Trị...
QT) - Trước, trong và sau Tết Nguyên đán là thời điểm các hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, nhãn hàng hóa và các hành vi kinh doanh trái pháp luật...
(QT) - Từ năm 2006 đến nay, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã giúp nhiều nông hộ nguồn vốn phát triển sản xuất. Nhờ nguồn vốn này, nông dân Cam Lộ đã tạo...