
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Về xã Hải An (Hải Lăng, Quảng Trị) những ngày này mới thấy hết không khí lao động sôi nổi, nhộp nhịp của người dân trên những mảnh vườn ném, rau màu... đang cho thu hoạch. Sau nhiều tháng đầu tư công sức chăm sóc, mô hình trồng ném, rau màu và chăn nuôi lợn, gia cầm đã mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho người dân vùng cát.
Anh Lê Bá Phước, Chủ tịch UBND xã Hải An cho biết, với mục tiêu thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững và hiệu quả, ngay từ đầu năm 2016 và đặc biệt là khi xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển, UBND xã Hải An đã ban hành chính sách hỗ trợ phát triển mô hình trồng trọt, chăn nuôi và đã hỗ trợ cho 4 mô hình nuôi bò, gia cầm, mô hình ngư nghiệp với số tiền 14 triệu đồng; cho vay không lãi suất 4 mô hình nuôi gà, 1 mô hình nuôi lợn nái sinh sản, 2 mô hình ngư nghiệp với tổng số tiền 54 triệu đồng.
Thực hiện Kế hoạch 449/KH-UBND ngày 28/6/2016 của UBND huyện Hải Lăng về việc ban hành chính sách chuyển đổi cây trồng, vật nuôi tại 2 xã Hải An và Hải Khê, UBND xã Hải An phối hợp với các tổ chức đoàn thể tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi mô hình kinh tế.
Tính đến nay, có 271 hộ đăng ký chuyển đổi mô hình chăn nuôi, trồng trọt. UBND huyện đã thẩm định, cấp kinh phí đợt 1 và 2 với tổng số tiền 124 triệu đồng cho 21 mô hình. Trong đó, mô hình nuôi lợn, đăng ký 108 hộ, nghiệm thu 14 mô hình, cấp tiền cho 13 mô hình với số tiền 79 triệu đồng; nuôi bò, đăng ký 22 hộ, đã nghiệm thu, cấp tiền cho 6 mô hình với số tiền 39 triệu đồng; nuôi cá, đăng ký 5 mô hình, đã nghiệm thu cấp tiền cho 2 mô hình với số tiền 6 triệu đồng; về mô hình trồng trọt, đăng ký ban đầu 142 mô hình, xã tiến hành nghiệm thu 145 mô hình (phát sinh thêm 3 mô hình) đang đề nghị huyện nghiệm thu hỗ trợ. Cho 17 hộ mượn đất để đăng ký chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, với diện tích 6,4 ha. Tổ thẩm định xã đã thẩm định, đo đạc 215 mô hình trồng ném, với diện tích 56.700 m2 và đang đề nghị UBND huyện thẩm định, cấp tiền cho nhân dân.
Trong thời gian qua, các mô hình kinh tế trồng trọt, chăn nuôi có bước phát triển mạnh. Theo thống kê của UBND xã Hải An, tính đến thời điểm hiện nay, tổng đàn bò có 256 con, trong đó bò lai 134 con; đàn lợn 1.673 con; đàn gia cầm 6.500 con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 177,2 tấn. Các mô hình trồng trọt như trồng ném, rau màu... mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, đặc biệt là những mô hình chuyển đổi sinh kế cho ngư dân.
Đây là một kết quả nổi bật bởi đa số những người dân phụ thuộc hoàn toàn vào biển đã gặp nhiều khó khăn sau khi sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra. Vì thế, người dân đã nỗ lực rất nhiều trong việc học tập, tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ KHKT vào phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp. Chúng tôi tiếp tục đến xã Triệu Lăng (Triệu Phong) và được chung niềm vui với nhiều người dân khi họ kể về những tháng ngày vượt qua khó khăn, thực hiện chuyển đổi ngành nghề, phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
![]() |
Mô hình nuôi gà đem lại hiệu quả cho người dân xã Triệu Lăng |
Nhiều mô hình kinh tế đã bước đầu mang lại nguồn thu nhập, giúp người dân giải quyết được khó khăn trước mắt, sớm ổn định cuộc sống. Đây chính là thành quả của các cấp ủy, chính quyền địa phương đã vận động người dân tích cực khai hoang, tận dụng và chuyển đổi diện tích đất trống, đất bỏ hoang đưa vào sản xuất với việc lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp; triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ người dân về nguồn vốn, cây, con giống, tham gia các lớp học nghề, tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi…
Bà Nguyễn Thị Lầm, thôn 5 cho biết, thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các cấp chính quyền và xã Triệu Lăng, bà đã tiếp cận được hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi, được trang bị kiến thức, KHKT để phát triển chăn nuôi. Gia đình bà vừa mới xuất chuồng 15 con lợn, gần 100 con gà, vịt, với thu nhập hàng chục triệu đồng. Hiện tại trong chuồng còn hơn 200 con gà, vịt, 20 con lợn. Bà đang tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại, đầu tư phát triển đàn lợn, gia cầm với số lượng lớn hơn. Bà Lầm cho biết: “Gia đình tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã luôn đồng hành, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ, giúp đỡ về nhiều mặt để vượt qua khó khăn, từng bước xây dựng cuộc sống tốt hơn. Hy vọng, trong dịp Tết Nguyên đán 2017, gia đình tôi sẽ có thêm nguồn thu nhập cao hơn khi cho xuất chuồng với số lượng lợn, gia cầm nhiều hơn và đón một tết trọn vẹn, vui tươi”.
Mặc cho tiết trời có phần bất lợi, bà con nông dân xã Vĩnh Thái (Vĩnh Linh) vẫn đang tích cực chuẩn bị giống, phân bón, thực hiện các khâu làm đất… để bắt tay vào sản xuất vụ đông xuân 2016- 2017. Theo anh Ngô Thế Thanh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thái, một trong những kết quả nổi bật trong tạo sinh kế và phát triển kinh tế cho người dân chính là xây dựng và triển khai thực hiện dự án phát triển chăn nuôi lợn sinh sản cho 10 hộ gia đình vào tháng 7/2016.
Dự án thực hiện trên tổng diện tích 3.400 m2 , tổng kinh phí trên 1,1 tỷ đồng. Qua hơn 4 tháng triển khai thực hiện, hệ thống chuồng trại được xây dựng khang trang, hiện đại, đàn lợn phát triển nhanh, cho xuất chuồng lứa đầu tiên, mang lại nguồn thu nhập khá. Bên cạnh đó, nhiều người dân đã thực hiện theo chính sách chuyển đổi ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của địa phương; tận dụng đất vườn hoặc khai hoang, tận dụng mặt nước các ao hồ để phát triển trồng rau màu, chăn nuôi gà, vịt, lợn, bò…
Từ đó, hình thành nên nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp tổng hợp, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, khi chủ động được nguồn nước nên người dân Vĩnh Thái bắt tay vào triển khai sản xuất vụ động xuân với các mô hình trồng ném, lạc, môn, rau màu…
Dự kiến, trong vụ đông xuân này, toàn xã sẽ phát triển thêm 30 ha ném, 35-40 ha cây môn… Với tinh thần quyết tâm cao của chính quyền địa phương và người dân, hy vọng những người dân vùng cát trắng Vĩnh Thái sẽ có vụ mùa bội thu, góp phần làm cho cuộc sống ổn định và từng bước phát triển.
HOÀI NHUNGXã Hải Ba, huyện Hải Lăng là địa phương thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào “chân đồng, chân cát” nên đời sống của bà con nhìn chung còn nhiều ...
Hải Dương là một xã vùng trũng của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, chuyên canh về cây lúa nước nhưng lại được thiên nhiên ban tặng vùng đất cát trắng, bằng ...
Đứng chân trên địa bàn huyện miền núi Hướng Hóa với dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, bằng những việc làm ...
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong những năm gần đây, trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa xuất hiện nhiều mô hình phát triển ...
Với khát vọng biến bất lợi trở thành lợi thế, anh Phan Khắc Sự ở thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng đã quyết tâm và xây dựng thành công một trang ...
Để tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng cát ven biển, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thông qua dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng ...
Với những nỗ lực, sáng tạo không ngừng trong phát triển kinh tế cùng tinh thần của một người lính Cụ Hồ không bao giờ dừng bước trước mọi khó khăn, cựu chiến ...
Lâu nay, kinh tế hộ gia đình được xem là nền tảng vững chắc trong xây dựng và phát triển KT - XH tại các địa phương. Nhờ lựa chọn phát triển mô hình kinh tế đa ...
QTO - Thời gian gần đây, xã Thuận, huyện Hướng Hóa đã tranh thủ được nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án để hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo giống vật...
QTO - Với chất đất phù hợp, cây sinh trưởng và kháng bệnh tốt, trong những năm gần đây, cây riềng được nông dân ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ đầu tư phát triển...
(QT) -Sau 7 năm (2009-2015) thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQCP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo...
(QT) - Giữa năm 2012, UBND huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) ban hành Quyết định số 1695 phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững cho các bản có tỷ lệ hộ...
(QT) - Những năm gần đây, ở Quảng Trị xuất hiện nhiều loại sản phẩm nước uống dinh dưỡng do các cơ sở sản xuất trên địa bàn chế biến, trong đó có sữa bắp tươi và sữa gạo lứt...
(QT) - Từ niềm đam mê lan rừng, đến nay anh Nguyễn Nhật Anh ở thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã sở hữu vườn lan rộng gần 500m2 với hơn 3.000 chậu lan nhiều chủng...
(QT) - Hiện nay nhu cầu về gỗ ở thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng. Thấy rõ điều này, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các địa phương khai thác lợi thế đất đai, lao động,...
(QT) - Đối với người dân vùng bản rẻo cao huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa (Quảng Trị), có điện là một niềm mơ ước lớn, đôi khi tưởng chừng như không thể thực hiện được.Thấu...