Cập nhật:  GMT+7

Thiếu phòng ở nội trú cho học sinh vùng cao Hướng Lộc

Số lượng phòng ở tại khu nội trú không thể đáp ứng đủ, khiến gần một nửa học sinh được hưởng chế độ nội trú phải tá túc ở nhà người dân. Đây là thực trạng đang diễn ra tại khu nội trú của Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học và THCS Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa. Ban Giám hiệu nhà trường vẫn đang “đau đầu” tìm lời giải cho bài toán về phòng ở trước nhu cầu ở lại ngày càng tăng lên của học sinh.

Thiếu phòng ở nội trú cho học sinh vùng cao Hướng Lộc

Căn phòng chật hẹp là nơi ở của gần 20 học sinh tại khu nội trú của Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Hướng Lộc - Ảnh: T.P

Nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho việc đến trường của học sinh trong điều kiện địa hình hiểm trở, đường sá đi lại khó khăn, từ năm 2014, khu nội trú của Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Hướng Lộc được xây dựng và đưa vào sử dụng.

Tại đây, ngoài dãy nhà công vụ dành cho giáo viên quản lý; sân sinh hoạt chung và bếp; nhà trường bố trí riêng 4 phòng ở dành cho học sinh với biên chế ban đầu từ 12 - 15 em/phòng. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, số lượng học sinh có nhu cầu ở lại tăng cao khiến Ban Giám hiệu Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Hướng Lộc rất trăn trở.

Được biết, trường hiện có 5 điểm trường với gần 800 học sinh. Trong đó số học sinh có nhu cầu ở lại là hơn 170 em. Dù đã sắp xếp 20 - 22 học sinh/ phòng, đồng thời huy động thêm 2 phòng ở công vụ của giáo viên quản lý làm chỗ ở cho học sinh, song khu nội trú chỉ đủ chỗ cho khoảng 97 em. Gần một nửa học sinh vẫn phải ở trọ tại nhà dân sinh sống xung quanh trường.

Chúng tôi có mặt tại khu nội trú của Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Hướng Lộc vào thời điểm học sinh khối 7,8 vừa ăn cơm xong, đang chuẩn bị sách vở, quần áo để kịp đến trường. Thời gian còn lại không nhiều song vì phòng ở chật chội nên các em vẫn phải đợi nhau chứ không thể thực hiện cùng một lúc.

Em Hồ Thị Châu Anh, học sinh lớp 7A, Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Hướng Lộc chia sẻ: “Phòng em có 4 giường loại 2 tầng, mỗi tầng có 2, 3 bạn cùng nằm. Bàn học có nhưng không đủ dùng, lúc nào muốn học, em sẽ đợi các bạn hoặc ngồi học ngay trên giường. Việc sinh hoạt, nghỉ ngơi vì vậy không được đảm bảo. Mùa đông trời lạnh thì không sao chứ mùa hè nắng nóng, chật chội lắm”.

Tương tự, em Hồ Văn Vòng, học sinh lớp 8, Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Hướng Lộc cho rằng việc cùng hơn 19 bạn khác nghỉ ngơi, sinh hoạt cá nhân hay ôn bài rất bất tiện. “Vì phòng đông quá nên em thấy không thuận tiện trong việc ôn bài, vệ sinh. Chỉ mong sao trường có thêm phòng để chúng em được ở rộng rãi hơn”, Vòng nói. Ước mong có thêm căn phòng ở mới khang trang, rộng rãi để ở không còn phải chen chúc, chờ đợi nhau có lẽ không chỉ là của riêng Châu Anh hay Vòng mà còn là của tất cả học sinh nội trú và thầy, cô Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Hướng Lộc.

Trao đổi với phóng viên, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Hướng Lộc Đoàn Minh Lộc cho hay, nhu cầu các em ở trong khu nội trú của trường khá lớn nhưng do không đủ phòng nên một số em phải ở tạm nhà người dân. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt bên ngoài sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của các em. Chưa kể nhà trường và gia đình rất khó khăn trong việc quản lý, dạy bảo. Do đó, giải pháp trước mắt của nhà trường đối với học sinh ở trọ chính là duy trì việc đến thăm hỏi, nắm bắt tình hình của các em vào những khoảng thời gian cố định.

“Chúng tôi mong muốn có thêm phòng nội trú để các em ở, như thế học sinh sẽ thuận lợi hơn trong việc vui chơi, làm quen, tiếp cận bạn bè và nhà trường cũng dễ quản lý hơn. Tuy nhiên, ngoài vấn đề liên quan đến tài chính, thì nhà trường hiện còn gặp thách thức khi không còn quỹ đất để xây dựng nhà ở nội trú. Rất mong trong thời gian tới, Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Hướng Lộc sẽ nhận được sự quan tâm của địa phương, các cấp, ngành liên quan trong vấn đề bố trí quỹ đất, hỗ trợ vốn xây dựng nhà ở nội trú cho học sinh”, thầy Lộc nói.

Thực tế cho thấy, những năm qua, việc học bán trú, nội trú đã thay đổi thói quen của học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, giúp các em thuận lợi hơn trong việc học tập, sinh hoạt. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và nâng cao thể chất cho học sinh dân tộc miền núi. Tuy nhiên, tình trạng thiếu phòng ở nội trú có lẽ không chỉ xảy ra tại Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Hướng Lộc mà xảy ra ở nhiều trường học vùng cao của tỉnh.

Nhu cầu học bán trú, nội trú của học sinh ngày càng tăng trong khi việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị ở các trường PTDTBT, nội trú và các trường quy hoạch bán trú vẫn chưa đồng bộ, kịp thời, còn thiếu so với yêu cầu đạt chuẩn.

Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ phát triển quy mô, tiến độ thành lập mới các trường PTDTBT theo lộ trình của Nghị quyết 19/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Lê Thị Hương cho hay, việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng các trường PTDTBT và nội trú là điều cần thiết, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục tại vùng miền núi của tỉnh.

“Ngành GD&ĐT Quảng Trị nhận thức được rằng, nếu có thêm cơ hội tổ chức bán trú, nội trú cho học sinh, đặc biệt là học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa sẽ giúp các em vượt qua khó khăn, đảm bảo việc học tập và sinh hoạt. Hiện nay, tỉnh đã có đề án về phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn.

Trong thời gian tới, ngành GD&ĐT sẽ rà soát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 19 của HĐND tỉnh. Đồng thời, trên cơ sở thực tiễn, ngành sẽ xây dựng kế hoạch mở rộng quy mô các trường nội trú, bán trú trên địa bàn. Cùng với đó, xin ý kiến, đề xuất chủ trương về việc tổ chức hoạt động bán trú cho học sinh khối THPT ở vùng sâu, vùng xa”, cô Hương khẳng định.

Trúc Phương

Tin liên quan:
  • Thiếu phòng ở nội trú cho học sinh vùng cao Hướng Lộc
    Hiệu quả mô hình bán trú dân nuôi ở Hướng Lộc

    Hướng Lộc là xã vùng khó của huyện Hướng Hóa với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Cuộc sống khó khăn khiến nhiều người dân ít quan tâm đến việc học của con em, ngành giáo dục và đào tạo tại đây gặp khó khăn trong việc duy trì sĩ số học sinh. Điều này luôn khiến các thầy, cô giáo tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Hướng Lộc trăn trở. Ý tưởng xây dựng mô hình bán trú dân nuôi được nhà trường triển khai và đã đem lại hiệu quả rõ nét.

  • Thiếu phòng ở nội trú cho học sinh vùng cao Hướng Lộc
    Một lớp học ở trường vùng cao Hướng Hóa có 100% học sinh đỗ đại học

    Theo thông tin từ lãnh đạo Trường THPT Hướng Hóa, một tin vui vừa đến với thầy trò nhà trường là 100% học sinh lớp 12A1, năm học 2021 – 2022 đều thi đạt kết quả cao và trúng tuyển đại học. Đây là thành quả xứng đáng cho sự nỗ lực dạy và học của giáo viên, học sinh ở một ngôi trường vùng cao còn nhiều khó khăn.


Trúc Phương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Du học sinh Quảng Trị đón Tết xa quê

Du học sinh Quảng Trị đón Tết xa quê
2025-02-08 05:50:00

QTO - Đối với những người con Quảng Trị đang học tập ở xứ người, hai từ “đoàn viên” mùa Tết là điều xa xỉ. Dù ở phương xa nhưng các bạn trẻ vẫn cố gắng tạo...

“Xanh hóa Trường Sa” - Công trình thế kỷ

“Xanh hóa Trường Sa” - Công trình thế kỷ
2025-02-08 05:40:00

QTO - Dưới bàn tay chăm sóc của bộ đội, cây không phụ lòng người. Theo năm tháng cây lớn dần lên, dang rộng cánh tay, tỏa màu xanh tươi làm quà tặng quân...

Vùng Cùa “thay da, đổi thịt”

Vùng Cùa “thay da, đổi thịt”
2025-02-08 05:35:00

QTO - Từng là vùng đất một thời gánh chịu bom đạn của kẻ thù trong quá khứ, Cùa hiện đã thực sự “thay da, đổi thịt”. Người dân luôn đoàn kết, nỗ lực cùng...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long