Cập nhật: Thứ 2, 12/07/2010 | 11:22 GMT+7

Tập trung chống hạn, phấn đấu vụ hè- thu đạt kết quả khả quan

(QT) - Sau hơn nhiều tháng hầu như không có mưa, gió phơn nam thổi mạnh và nắng nóng gay gắt cộng với tình trạng mất điện kéo dài, hạn hán đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ngày càng trầm trọng, làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Theo báo cáo của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, với lượng mưa bình quân chỉ bằng 45% của nhiều năm, mực nước ở tất cả các hồ chứa trên địa bàn toàn tỉnh chỉ còn lại 75% so với cùng kỳ và đều thấp hơn các năm trước từ 1,8- 2,5m. Một số đoạn ở sông Hiếu và sông Cánh Hòm ở vùng đông Gio Linh bị cạn kiệt.

Để kịp thời giúp dân chống hạn, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã nhanh chóng phân bổ 5.800 triệu đồng do Trung ương hỗ trợ cho Quảng Trị chống hạn trong vụ hè -thu năm 2010. Theo đó, Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị được phân bổ 2.600 triệu đồng. Các huyện: Cam Lộ, Vĩnh Linh, Hải Lăng, Gio Linh, Triệu Phong, Đakrông, Hướng Hóa và thành phố Đông Hà được phân bố khoản kinh phí còn lại một cách hợp lý.

Đến ngày 10- 7-2010, toàn tỉnh đã có hơn 8.000/20.842 ha lúa và 1000/ 7000 ha sắn bị khô nước và có nơi đất nứt nẻ, cây trồng vàng úa, trong đó có hơn 2.000 ha lúa bị hạn nặng, nếu tuần này vẫn không có mưa thì số diện tích này sẽ mất trắng. Ngoài lúa, sắn, hàng nghìn ha cà phê, hồ tiêu đã có dấu hiệu cây bị héo lá do thiếu nước kéo dài. Các huyện Cam Lộ, Triệu Phong, Gio Linh, Đakrông, Hướng Hóa...đang đối mặt với vụ mùa thất thu toàn diện. Trước tình hình trên, thời gian qua UBND tỉnh cùng Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành chức năng đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, khảo sát thực tế ở các địa bàn, tích cực chỉ đạo các huyện, thị, thành phố trong tỉnh tổ chức khâu nối chặt chẽ giữa các lực lượng liên quan, huy động tối đa mọi nguồn lực để chống hạn. Cán bộ ngành nông nghiệp từ tỉnh đến huyện, xã trực tiếp về các vùng bị hạn nặng đôn đốc, hướng dẫn các HTX cùng bà con nông dân sử dụng biện pháp thủ công, lắp thêm các trạm bơm dầu, các máy bơm nhỏ hút nước từ các ao, hồ, đầm, đìa, hố tự đào để cứu lúa. Tỉnh chỉ đạo Công ty Điện lực tăng cường duy tu, sửa chữa thường xuyên hệ thống lưới điện, bảo đảm duy trì ổn định tổng nguồn được phân bổ, có biện pháp ưu tiên cấp điện để các trạm bơm chống hạn. Toàn tỉnh đã huy động 202 trạm bơm lớn, nhỏ hoạt động liên tục để phục vụ công tác chống hạn cho lúa và hoa màu. Riêng các xã trên địa bàn huyện Cam Lộ, bà con đã đặt gần 40 máy bơm dầu và bơm điện tại các ao, đầm tự nhiên để tận dụng nguồn nước tưới cho lúa vụ hè- thu. Trong lúc chưa nhận được ngân sách hỗ trợ của nhà nước, các HTX đã linh động hỗ trợ một phần kinh phí giúp bà con mua dầu, thuê máy móc phục vụ công tác chống hạn. Các hộ gia đình đã liên kết cùng nhau huy động phương tiện, máy móc, nhân lực ra đồng để nạo vét kênh mương, khe suối đảm bảo nguồn nước cho các máy bơm hoạt động, đưa nước vào tưới ở một số vùng chân ruộng bậc cao. Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị kịp thời xây dựng lịch điều tiết, phân phối nước cho các HTX theo định kỳ, hợp lý. Riêng hệ thống trạm bơm Cam Lộ mực nước tại bể hút xuống thấp nên chỉ còn hoạt động được 3/7 máy bơm, trạm bơm Bắc Hiếu đã ngừng hoạt động, vì vậy trên địa bàn toàn huyện có 561,8 ha lúa (50,53% diện tích lúa toàn huyện) và 55,3ha lạc (chiếm 100%) bị khô hạn nặng. Trước tình hình trên, UBND huyện Cam Lộ phối hợp với Xí nghiệp thủy nông Gio- Cam - Hà huy động mọi nguồn lực để tập trung chống hạn, trong đó, phương án dùng các trạm bơm lẻ được đặt lên hàng đầu. Để tập trung cho công tác chống hạn, trước mắt các giải pháp ngắn hạn được huyện Cam Lộ và các địa phương thực hiện khẩn cấp là chỉ đạo tưới tiết kiệm nước, tưới đủ ẩm và kéo dài thời gian lượt tưới đảm bảo cho lúa không bị cháy; tập trung mọi phương tiện hiện có để bơm tát nước từ các ao hồ, đập, sông suối để chống hạn; chấm dứt không gieo trồng thêm diện tích lúa nước, thực hiện các biện pháp tưới khoa học, tăng cường các máy bơm điện, bơm dầu. Để kịp thời giúp dân chống hạn, UBND tỉnh cũng đã nhanh chóng phân bổ 5.800 triệu đồng do Trung ương hỗ trợ cho Quảng Trị chống hạn trong vụ hè -thu năm 2010. Theo đó, Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị được phân bổ 2.600 triệu đồng. Các huyện: Cam Lộ, Vĩnh Linh, Hải Lăng, Gio Linh, Triệu Phong, Đakrông, Hướng Hóa và thành phố Đông Hà được phân bố khoản kinh phí còn lại một cách hợp lý. UBND tỉnh cũng ủy quyền Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn hạng mục công trình chống hạn do huyện, thành phố, thị xã làm chủ đầu tư; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo, hướng dẫn hạng mục và cơ cấu vốn đầu tư công trình chống hạn do Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị và Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi tỉnh làm chủ đầu tư; Giám đốc Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ban, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Qua kết quả kiểm tra tình hình hạn hán tại các địa phương cho thấy, các trạm bơm điện sử dụng nguồn nước trên sông phục vụ tưới gặp nhiều khó khăn, vùng hạ lưu bị mặn xâm lấn ở nồng độ cao. Đối với các hồ chứa có dung tích nhỏ ở các địa phương hiện nay lượng nước đã cạn kiệt đến mực nước chết. Do vậy, các đơn vị, địa phương cần tập trung khẩn trương xử lý, khắc phục tình hình hạn hán đang diễn ra nghiêm trọng tại các huyện Cam Lộ, Triệu Phong, Gio Linh, Đakrông, Hướng Hóa. Nếu chống hạn tốt thì sẽ giải cứu được gần 8.000 ha diện tích lúa bị hạn nặng. Ở những diện tích còn khả năng cứu được lúa, màu đang bị khô hạn, các địa phương cần động viên nhân dân tập trung thực hiện một số giải pháp chống hạn cấp bách, như sử dụng nước tiết kiệm, thực hiện tưới luân phiên, lắp đặt bơm dầu dã chiến khi cần thiết. Đối với diện tích lúa đang làm đòng thì ưu tiên nước tưới đảm bảo cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, thuận lợi cho quá trình phát triển đòng. Riêng đối với những diện tích không chủ động được nguồn nước tưới cần lùi thời vụ hoặc chuyển đổi diện tích hè thu sang gieo cấy vụ mùa bằng các giống mới ngắn ngày… Các địa phương nên phân loại vùng có nguy cơ hạn khác nhau để có kế hoạch tưới nước hợp lý. Thời vụ hè thu chỉ còn 10 - 15 ngày là kết thúc, ở những vùng không đủ nước gieo cấy cần hướng dẫn nông dân chuyển đổi sang trồng cây rau màu cần ít nước hơn hoặc chờ để trồng cây vụ thu đông, đông sớm. Các địa phương cần hỗ trợ vốn cho bà con để họ sớm tiến hành mua giống ngô, rau màu thay thế, chuyển đổi cây trồng phù hợp với đồng đất của từng nơi. Cần lồng ghép hợp lý, có hiệu quả nhiều nguồn kinh phí từ Nhà nước, xã hội và nhân dân để chống hạn cho cây lúa hoặc chuyển đổi qua diện tích trồng màu, quyết tâm khắc phục ở mức tốt nhất hậu quả của hạn hán để cho vụ hè- thu đạt được kết quả khả quan, tạo điều kiện thuận lợi triển khai vụ sản xuất đông-xuân được mùa toàn diện. PHONG THẠCH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tập trung chống rét cho cây trồng
22:15 29/01/2024

Theo dự báo, rét đậm, rét hại còn có thể tiếp tục kéo dài trong những ngày tới, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Trước tình hình đó, ngành nông ...

Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh

Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh
05:23 02/07/2010

(QT) - Trong hoạt động khám chữa bệnh của ngành y tế ngoài việc sử dụng thuốc men, các phương tiện kỹ thuật hiện đại thì tinh thần, thái độ phục vụ của người thầy thuốc có vai...

Hợp tác, liên kết để phát triển du lịch

Hợp tác, liên kết để phát triển du lịch
07:06 28/06/2010

(QT) - Nằm trong chương trình nghị sự Diễn đàn hợp tác hành lang kinh tế Đông- Tây năm 2010, Hội nghị hợp tác phát triển du lịch 3 tỉnh nằm trên hành lang gồm Quảng Trị,...

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long