Cập nhật: Thứ 7, 10/07/2010 | 08:55 GMT+7

Khơi nguồn văn hóa để phát triển và hội nhập về du lịch

(QT) - Một cuộc hội thảo khoa học do Trường CĐSP Quảng Trị tổ chức có sự tham gia của các giáo sư, giảng viên Trường đại học Rajabhat Sakon Nakhon- Thái Lan và các nhà khoa học, nhà quản lý trên cả nước đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Với chủ đề: ‘’Khai thác tiềm năng văn hóa để phát triển du lịch tiểu vùng sông Mêkông’’, hội thảo nhằm đánh giá lại tiềm năng văn hóa độc đáo của các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khai thác các giá trị văn hóa nhiều sắc thái để phát triển du lịch. Đây chính là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp nghiên cứu, trao đổi một vấn đề mang tính thời sự và tìm cách tháo gỡ những khó khăn vướng mắc hiện nay của tỉnh Quảng Trị nói riêng và các nước trên tiểu vùng sông Mêkông về khai thác và phát triển du lịch.

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Mạnh (Đại học Huế): ‘’Trong quá trình tụ cư lập nghiệp, cộng đồng dân cư các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông đã sáng tạo nền văn hóa đặc trưng- đó là một nền văn hóa các ‘’ngôi đền và lúa nước’’; đó là hàng ngàn ngôi đền tháp Burma trắng toát thuộc kinh đô cổ Pagan ở Myanmar, là các công trình kiến trúc chùa vàng theo lối tháp bát ở Thái Lan, là các công trình Angkor Thon, Angkor Wat mà vẻ đẹp kỳ thú của nó để lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách gần xa, là Thạt Luông, công trình kiến trúc Phật giáo đặc trưng của người Lào, là chùa mái cong hình thuyền, hình mũi hài ‘’che chở hồn dân tộc” Việt Nam...Các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mêkông có chung một tính cách và lối sống, trọng tâm, trọng tình và hòa mình vào cảnh vật thiên nhiên thơ mộng...’’.

Một điều dễ nhận thấy rằng các tham luận tại hội thảo lần này là sự tập hợp tâm sức, trí tuệ và những suy nghĩ, trăn trở của các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa, du lịch để giải mã vấn đề: Làm thế nào khai thác có hiệu quả tiềm năng văn hóa độc đáo, đa sắc màu của các nước tiểu vùng sông Mêkông để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch xuyên quốc gia. Bởi khi nói đến Đông Nam Á thường nói đến đặc trưng của một vùng văn hóa sông nước, trong đó sông Mêkông chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Lưu vực của dòng sông này từ thượng nguồn Tây Nam (Trung Quốc) đến hạ lưu vùng sông nước Campuchia và Việt Nam, là nơi quần tụ các cộng đồng dân cư với nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời. Vì vậy theo PGS-TS Nguyễn Văn Mạnh (Đại học Huế): ‘’Trong quá trình tụ cư lập nghiệp, cộng đồng dân cư các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông đã sáng tạo nền văn hóa đặc trưng- đó là một nền văn hóa các ‘’ngôi đền và lúa nước’’; đó là hàng ngàn ngôi đền tháp Burma trắng toát thuộc kinh đô cổ Pagan ở Myanmar, là các công trình kiến trúc chùa vàng theo lối tháp bát ở Thái Lan, là các công trình Angkor Thon, Angkor Wat mà vẻ đẹp kỳ thú của nó để lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách gần xa, là Thạt Luông, công trình kiến trúc Phật giáo đặc trưng của người Lào, là chùa mái cong hình thuyền, hình mũi hài ‘’che chở hồn dân tộc” Việt Nam...Các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mêkông có chung một tính cách và lối sống, trọng tâm, trọng tình và hòa mình vào cảnh vật thiên nhiên thơ mộng...’’. Vì vậy làm thế nào để có sự liên kết, giao thoa giữa các nền văn hóa của các nước trên tiểu vùng sông Mêkông trong bối cảnh toàn cầu hóa là một vấn đề mang tính thời sự đặt ra cho mỗi quốc gia, dân tộc. Vấn đề này một lần nữa nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hóa đề cập tại hội thảo. Đó là cần phải xây dựng được một không gian văn hóa đặc trưng trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay. Phải có một lộ trình tìm hiểu về văn hóa địa phương của các nước trên Hành lang kinh tế Đông-Tây. Do đó cần phải có sự nghiên cứu, hợp tác và hoạch định ra một chương trình dài hạn để tìm hiểu văn hóa các nước trong khu vực, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Từ đó mới có điều kiện đi sâu nghiên cứu từng mảng đề tài tìm ra các nét tương đồng và dị biệt giữa các quốc gia có chung một nền văn hóa. Muốn làm được điều này trước mắt phải tăng cường giao lưu, quảng bá dưới hình thức như ngày, tuần văn hóa Việt Nam ở các nước Thái Lan, Lào và ngược lại. Cần có các hình thức festival, sách, báo, thư viện, tạo môi trường thuận lợi kích thích tính sáng tạo mang tính cộng hưởng giữa các dân tộc. Trở lại vấn đề văn hóa và khai thác các giá trị văn hóa để phát triển du lịch, theo nghiên cứu và sáng kiến của PGS-TS Nguyễn Văn Mạnh thì: ‘’Các dân tộc trong khu vực tiểu vùng sông Mêkông như người Thái, người Môn-Khơme, người Lào, những dân tộc ở vùng Vân Nam-Tây Tạng (Trung Quốc) như người H’Mông, người Dao, người Giáy, Pa Dí đều có quan hệ về văn hóa và ngôn ngữ với các dân tộc thiểu số ở nước ta. Ví như vùng miền Trung, người Pakô, Tà ôi, Cơtu, Vân Kiều đều có quan hệ gần gũi với người Khơme ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar nên khi theo con đường du lịch sang miền Trung Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) hay cửa khẩu Bơ Y (KonTum) họ đều có mong muốn tìm hiểu về văn hóa tộc người thiểu số ở Việt Nam. Vì vậy, thiết nghĩ nên tổ chức các tour du lịch cộng đồng, du lịch home stay tại vùng các đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung. Chọn một số làng tiêu biểu như làng Cát, A Bung, A Ngo (Đakrông), Hồng Hạ (A Lưới- Thừa Thiên- Huế) để du khách có thể ngủ lại qua đêm, đi săn thú ở trong rừng hay soi đuốc bắt cá ở ven suối với người dân. Họ có thể ngủ lại nhà chung của cộng đồng hay ngủ riêng với các gia đình...” Tuy nhiên, muốn thực hiện việc xây dựng các tour du lịch có tính liên kết vùng và hướng về cộng đồng để khai thác các giá trị văn hóa cần phải hình thành một hiệp hội thống nhất có nguyên tắc và lợi ích chung giữa các tỉnh, thành. Bên cạnh việc đẩy mạnh khai thác các giá trị văn hóa chung ở mỗi địa phương cần phải xây dựng cho được những loại hình du lịch có tính đặc thù. Đối với Quảng Trị ngoài việc khai thác các tour du lịch văn hóa, lịch sử đặc sắc cần phải chú trọng xây dựng các loại hình du lịch hoài niệm, du lịch tâm linh để khai thác các giá trị truyền thống cách mạng. Có như vậy, du lịch Quảng Trị mới chủ động liên kết, hòa nhập với các quốc gia trên tiểu vùng sông Mêkông một cách mạnh mẽ nhưng không bị ‘’hòa tan’’. TÂN NGUYÊN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cần khai thác du lịch đầu nguồn sông Thác Ma
23:25 27/04/2025

Những năm gần đây, nhiều đoàn khách du lịch đã tìm đến khám phá và trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ phía thượng nguồn sông Thác Ma chảy qua địa phận 2 xã Hải Chánh ...

Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh

Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh
05:23 02/07/2010

(QT) - Trong hoạt động khám chữa bệnh của ngành y tế ngoài việc sử dụng thuốc men, các phương tiện kỹ thuật hiện đại thì tinh thần, thái độ phục vụ của người thầy thuốc có vai...

Hợp tác, liên kết để phát triển du lịch

Hợp tác, liên kết để phát triển du lịch
07:06 28/06/2010

(QT) - Nằm trong chương trình nghị sự Diễn đàn hợp tác hành lang kinh tế Đông- Tây năm 2010, Hội nghị hợp tác phát triển du lịch 3 tỉnh nằm trên hành lang gồm Quảng Trị,...

Thời tiết

29°C - 36°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 37°C
    Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
POWERED BY
Việt Long