Cập nhật:  GMT+7

Tập huấn công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ

Hôm nay 27/8, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức khai mạc lớp tập huấn chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm”. Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng, cùng 365 học viên của 49 đoàn các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và 9 tỉnh khu vực phía Bắc tham dự.

Khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho biết: Đây là hội nghị tập huấn về công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ có số lượng học viên tham dự đông nhất từ trước đến nay, trong đó có 2 học viên từ CHLB Đức về tham dự. Sau tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị khóa X, ngày 21/6/2024, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Kết luận số 84 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23 về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Tập huấn công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ

Khai mạc lớp tập huấn công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ các địa phương, đơn vị khu vực phía Nam năm 2024, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - Ảnh: N.T.H

Sự ra đời của Kết luận 84 vừa thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đến lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, vừa phản ánh sự sôi động, phong phú, mới mẻ nhưng cũng có những phức tạp nhất định, nhất là những tác động từ mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường; của quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng; của quá trình chuyển đổi số; của trí tuệ nhân tạo AI; của thực tiễn đời sống văn học, nghệ thuật nước nhà trong suốt 50 năm qua, đòi hỏi các cơ quan văn hóa, văn nghệ cần tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn một cách toàn diện, tiếp tục đổi mới tư duy, nhằm thúc đẩy lĩnh vực văn học, nghệ thuật phát triển.

Thời kỳ mới yêu cầu các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ, giáo dục - đào tạo, báo chí, xuất bản cần tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn một cách có hệ thống, có chiều sâu để nâng cao hơn nữa hiệu quả tham mưu, tư vấn giúp Đảng, Nhà nước các cấp nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, nhằm phát triển mạnh mẽ, vững chắc nền văn học, nghệ thuật nước nhà những năm tiếp theo.

Tại hội nghị, các học viên nghe báo cáo 5 chuyên đề về: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị khóa X và Kết luận số 84 của Bộ Chính trị khóa XIII về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Văn học, nghệ thuật sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thành tựu, những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển; Văn học, nghệ thuật với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam; Văn học, nghệ thuật Việt Nam ở nước ngoài với sứ mệnh hàn gắn, kết nối và quảng bá các giá trị văn hóa, văn nghệ Việt Nam; Vai trò của kiến trúc tại Việt Nam với sự phát triển bền vững đất nước – Xu hướng đổi mới và hội nhập hiện nay.

Lớp tập huấn công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển diễn ra từ ngày 27-29/8/2024.

Thanh Hải

Tin liên quan:
  • Tập huấn công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ
    Tập huấn “Những vấn đề cơ bản đặt ra đối với văn học, nghệ thuật trước yêu cầu ...

    Từ ngày 2-5/8, tại tỉnh Hà Tĩnh, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức hội nghị tập huấn “Những vấn đề cơ bản đặt ra đối với văn học, nghệ thuật trước yêu cầu mới” cho 275 học viên, đại diện cho 27 đơn vị, tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và 3 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắc Lắc.

  • Tập huấn công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ
    Văn nghệ sĩ với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

    Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. Văn học, nghệ thuật thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ và toàn diện, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ. Văn học, nghệ thuật nếu là những thông điệp tốt đẹp sẽ truyền cảm hứng làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn; nếu là tác phẩm độc hại, phản động, thù địch, lệch chuẩn ... sẽ làm “vẩn đục” đời sống tinh thần xã hội, gây nguy hại đến công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, quê hương.


Thanh Hải

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long