Cập nhật: Thứ 7, 05/12/2015 | 20:54 GMT+7

Tạo sức bật mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

(QT) - Để khắc phục những bất cập trong Nghị định 41/2010/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 41), ngày 9/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2015/ NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 55) thay thế và có nhiều điểm mới, phù hợp với xu hướng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, bứt phá kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Quảng Trị đã phỏng vấn đồng chí HỒ SỸ TRỌNG, TUV, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Trị. - Thưa đồng chí! Đề nghị đồng chí cho biết kết quả thực hiện Nghị định 41 về chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn trong 5 năm (6/2010- 30/6/2015) trên địa bàn tỉnh?

- Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41 của Chính phủ, bước đầu mang lại một số kết quả đáng khích lệ, góp phần đáng kể vào việc phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Mạng lưới các tổ chức tín dụng, nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được phủ kín khắp các địa phương trong toàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 17 chi nhánh và 37 phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách xã hội, 11 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; riêng Ngân hàng Chính sách xã hội đã có các điểm giao dịch ở tất cả các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Đến ngày 30/6/2015, số khách hàng vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh còn dư nợ là 88.835 khách hàng. Trong đó, cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh là 84.576 khách hàng; hợp tác xã, tổ hợp tác là 8 khách hàng; doanh nghiệp là 242 khách hàng. Nhiều hộ gia đình, hộ kinh doanh vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn hàng năm được tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng cao so với tổng dư nợ. Tính đến ngày 30/6/2015, dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp là 5.509 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36% tổng dư nợ trên địa bàn và tăng 2.275 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 98% so với cuối tháng 6/2010. - Đồng chí đánh giá như thế nào về những mặt được và hạn chế của Nghị định 41? -Nghị định 41 của Chính phủ và Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực sự đã tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức tín dụng mạnh dạn đầu tư vào tam nông. Bên cạnh đó, việc quy định không phải thế chấp tài sản với mức vay phù hợp, hồ sơ thủ tục đơn giản hơn tạo điều kiện cho các hộ gia đình dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Việc vay vốn thông qua các tổ vay vốn của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên góp phần cho đồng vốn sử dụng hiệu quả hơn, khả năng rủi ro thấp hơn. Chính sách bảo đảm tiền vay thông thoáng, đối tượng vay được mở rộng tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp có điều kiện vay vốn mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại giá trị cao; góp phần hạn chế cho vay nặng lãi, làm lành mạnh hóa thị trường tín dụng ở nông thôn. Việc đa dạng các đối tượng đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn, kể cả cho vay tiêu dùng trong nông thôn đã góp phần thúc đẩy nông thôn phát triển. Bên cạnh việc cho vay đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì việc cho vay hộ nghèo, cận nghèo, cho vay theo các chương trình kinh tế, cho vay theo Nghị quyết 30a của Chính phủ… đã góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn và đảm bảo an sinh xã hội.

Nghị định 55/2015 sẽ tạo bước đột phá mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn - Ảnh: ĐỨC VIỆT

Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai Nghị định 41 cũng đã bộc lộ những điểm bất cập như: Đối tượng vay còn bó hẹp, chỉ ở phạm vi các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại cư trú và có cơ sở hoặc dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn. Mức cho vay không có tài sản bảo đảm còn thấp. Việc áp dụng KHKT, công nghệ vào sản xuất chưa nhiều, mô hình sản xuất công nghệ cao, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị còn quá ít và hiệu quả thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp còn yếu. Thị trường nông sản hàng hóa bấp bênh, giá cả đầu ra không ổn định, tình trạng “được mùa rớt giá” xảy ra thường xuyên ở hầu hết các mặt hàng nông, thủy hải sản nên ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh, dẫn đến thu hồi vốn chậm là những trở ngại đối với việc đầu tư tín dụng. Việc phối hợp các ngành, các cấp, các đơn vị chức năng trong việc xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng kéo dài, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ cho ngân hàng còn rất nhiều khó khăn… - So với Nghị định 41, Nghị định 55 có những điểm mới cơ bản nào, thưa đồng chí? - Nghị định 55 đã bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình ngoài địa bàn nông thôn nhưng tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ trang trại, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã… lên từ 1,5-2 lần so với quy định tại Nghị định 41 và được quy định thành nhiều mức khác nhau. Ngoài ra, Nghị định 55 còn quy định mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với một số lĩnh vực đặc thù có nhu cầu vốn lớn trong sản xuất nông nghiệp như đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, nuôi trồng, khai thác thủy sản xa bờ, cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá… cao hơn các lĩnh vực khác. Quy định riêng về chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết; mô hình ứng dụng công nghệ cao. Đây là nội dung mới nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 14/ NQ-CP ngày 5/3/2014 của Chính phủ và phục vụ đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng phê duyệt. Nội dung chính sách hỗ trợ tập trung vào quy định mức cho vay không có tài sản bảo đảm và cơ chế xử lý khoản nợ khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng. Với chính sách này, các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp tác xã sẽ yên tâm hơn trong việc đầu mối tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Nghị định 55 đã đưa ra phương thức cho vay mới (cho vay lưu vụ). Phương thức này đã được Agribank áp dụng từ lâu và chủ yếu với loại hình cây lúa, nhưng gần đây được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho bổ sung cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm và bây giờ được Chính phủ thừa nhận, pháp điển hóa đối với phương thức cho vay này với đối tượng mở rộng là cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Có cơ chế chính sách khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm đối với đối tượng sản xuất nông nghiệp hình thành từ vốn vay, thông qua việc quy định tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất của các khoản cho vay cùng loại và có thời hạn tương ứng. Quy định cụ thể hơn về nguyên tắc, quy trình xử lý các khoản nợ vay gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan bất khả kháng đối với khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua quy định về trích lập dự phòng rủi ro, hỗ trợ nguồn vốn và các công cụ điều hành chính sách tiền tệ khác. Bổ sung thêm quy định cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng không phải nộp phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng. - Đồng chí có thể cho biết định hướng đầu tư tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới của tỉnh? - Chúng tôi sẽ tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị định 55, Thông tư 10/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn một cách rộng rãi. Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan đề xuất các giải pháp hỗ trợ vốn đầu tư phục vụ phát triển của khu vực này. Trong đầu tư cho vay cần hướng tới sản xuất quy mô lớn, tăng khả năng liên kết trong chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm nông nghiệp, tạo tiền đề nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân và xây dựng nông thôn mới. Tập trung ưu tiên nguồn vốn để cho vay kịp thời nhu cầu sản xuất, thu mua, chế biến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Kết hợp cho vay sản xuất với cho vay tiêu dùng, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội ở nông thôn. Đẩy mạnh cho vay phục vụ chuyển dịch kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú trọng cho vay theo mô hình liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tín dụng của ngân hàng với các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn khác và việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thực hiện đơn giản hóa, công khai minh bạch thủ tục vay vốn đối với khách hàng. Tạo điều kiện để khách hàng dễ tiếp cận vay vốn ngân hàng. Tiếp tục làm tốt công tác phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội các cấp trong việc thực hiện bảo lãnh tín chấp cho các thành viên, hội viên vay vốn phát triển sản xuất. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để người dân hiểu rõ các chủ trương, chính sách của nhà nước cũng như quy định của từng tổ chức tín dụng đối với cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. -Xin cảm ơn đồng chí! L.Đ.V (thực hiện)



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế
21:40 03/04/2023

Kể từ khi triển khai đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi cho vay phục hồi và phát triển KT - XH theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đã giúp cho ...

Quê hương nghĩa nặng tình sâu

Quê hương nghĩa nặng tình sâu
7 giờ trước

QTO - Hơn mười năm qua, người ta biết đến ông Nguyễn Viết Hải là Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải - một doanh nghiệp lớn tại tỉnh Quảng Bình với những con đường...

Địa chỉ cần giúp đỡ: Bệnh tật bủa vây

Địa chỉ cần giúp đỡ: Bệnh tật bủa vây
13:41 05/12/2015

(QT) - Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình bà Dương Thị On, sinh năm 1930 ở khu phố 2, phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà (Quảng Trị), chúng tôi vừa buồn, vừa xót xa, thương cảm....

Camera và chữ tâm nhà giáo

Camera và chữ tâm nhà giáo
13:40 05/12/2015

(QT) - Gần đây, nhiều phụ huynh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đề đạt với ban giám hiệu trường mầm non nơi con em mình đang theo học cần lắp đặt camera giám sát tại các phòng sinh...

San sẻ yêu thương

San sẻ yêu thương
22:47 03/12/2015

(QT) - Bằng những công việc ý nghĩa và đậm tính nhân văn, họ ngày ngày thầm lặng gắn bó với những người khuyết tật, những mảnh đời kém may mắn để san sẻ yêu thương. 15 năm làm...

Giúp người nghèo vượt qua khó khăn

Giúp người nghèo vượt qua khó khăn
22:32 03/12/2015

(QT) - Trong những năm qua, bằng nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp sát đúng về phát triển kinh tế- xã hội của cấp ủy, chính quyền địa phương nên...

Thời tiết

16°C - 21°C
Có mây, không mưa
  • 17°C - 20°C
    Nhiều mây, có mưa, mưa rào
  • 16°C - 19°C
    Nhiều mây, có mưa nhỏ
POWERED BY
Việt Long