
{title}
{publish}
{head}
QTO - Từ năm 2016, cả nước thực hiện “đóng cửa” rừng tự nhiên theo lệnh của Thủ tướng Chính phủ nhưng vẫn xảy ra nạn phá rừng và khai thác lâm sản trái phép. Đặc biệt, thời gian gần đây, liên tiếp những vụ phá rừng tự nhiên quy mô lớn diễn ra ở nhiều địa phương, trong đó có Quảng Trị khiến dư luận quan tâm.
Đầu tháng 4/2022, gần 400 ha rừng trên địa bàn xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, bị xóa sổ nhưng không ai hay biết, mãi đến khi một doanh nghiệp được giao khảo sát, lập dự án khoanh nuôi bảo vệ đi thực địa mới phát hiện, báo cáo thì địa phương mới biết. Vụ việc chưa hạ nhiệt thì ngay sau đó gần 75 ha rừng ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk bị chặt hạ.
Tỉnh Quảng Trị cũng đang “nóng” về chuyện mất rừng khi hơn 26 ha rừng tự nhiên tại các tiểu khu 699, 708 thuộc xã Đakrông, huyện Đakrông bị tàn phá vào tháng 4/2022. Liên quan đến vụ phá rừng ở Đakrông, cơ quan chức năng đang điều tra, xác minh làm rõ hành vi, đối tượng vi phạm và các tổ chức, cá nhân liên quan. Tuy vậy, thông thường khi xảy ra phá rừng thì người chịu trách nhiệm được nghĩ tới đầu tiên là cán bộ kiểm lâm địa bàn, bởi đây là lực lượng trực tiếp theo dõi, tham mưu, phối hợp và thực thi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tại cơ sở.
Nhiệm vụ của kiểm lâm địa bàn được quy định tại Quyết định 83/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT với 3 nhóm nhiệm vụ, 16 đầu việc cụ thể. Bên cạnh nhóm nhiệm vụ về nghiệp vụ, có nhóm nhiệm vụ quan trọng là tham mưu cho chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có rừng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp gồm: Xây dựng phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện sau khi phương án được phê duyệt; đề xuất việc quy hoạch diện tích sản xuất nương rẫy và kiểm tra việc thực hiện; hướng dẫn công tác giao rừng; xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; huy động lực lượng dân quân tự vệ, các lực lượng và phương tiện khác trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, chống phá rừng trái phép, phòng trừ sâu hại rừng; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; xác nhận về nguồn gốc lâm sản theo quy định của pháp luật…
Có thể thấy, khối lượng công việc lớn, trong khi lực lượng kiểm lâm địa bàn thực tế ở cơ sở mỏng, điều kiện vật chất, trang thiết bị nghiệp vụ thiếu thốn nên công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa - nơi thường xuyên xảy ra điểm nóng về phá rừng gặp nhiều khó khăn.
Đơn cử như địa bàn huyện miền núi Đakrông hiện có 11 cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn, trong đó có 10 công chức kiểm lâm chuyên trách và 1 cán bộ kiểm lâm kiêm nhiệm thực hiện quản lý trên 92.500 ha rừng. Riêng ở địa bàn xã Đakrông (nơi xảy ra vụ phá rừng nói trên) có 1 kiểm lâm địa bàn phụ trách trên 5.600 ha rừng. Với một diện tích rừng lớn, địa hình miền núi phức tạp, hiểm trở thì việc đi lại tuần tra bảo vệ rừng của cán bộ kiểm lâm ở đây rất vất vả.
Báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị cho thấy, diện tích đất có rừng các loại toàn tỉnh khoảng 250.000 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên hơn 126.000 ha. Toàn tỉnh có 68 kiểm lâm địa bàn, trong đó 59 công chức kiểm lâm phụ trách 100 xã, phường, thị trấn có rừng; 9 công chức kiểm lâm trong các khu bảo tồn phụ trách 65 tiểu khu rừng đặc dụng. Dù Nghị định 01/2019/NĐ-CP về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng không quy định cụ thể định mức diện tích phụ trách của kiểm lâm địa bàn như Nghị định 119/2006/NĐ-CP (1.000 ha rừng/ kiểm lâm địa bàn), nhưng mức trung bình 3.600 ha rừng/kiểm lâm hiện nay cho thấy lực lượng kiểm lâm địa bàn ở Quảng Trị đang đảm đương khối lượng công việc rất lớn. Để giải quyết tạm thời tình trạng thiếu nhân lực bảo vệ rừng, tỉnh Quảng Trị đang bố trí thêm công chức kiểm lâm pháp chế, quản lý bảo vệ rừng tại các hạt kiểm lâm phụ trách thêm địa bàn các xã để thực hiện nhiệm vụ kiểm lâm địa bàn.
Không riêng gì Quảng Trị, thực trạng thiếu nhân lực bảo vệ rừng đang diễn ra ở nhiều địa phương trong đó trọng điểm là Tây Nguyên và một số tỉnh duyên hải miền Trung - nơi thường xuyên xảy ra các điểm nóng về phá rừng quy mô lớn. Đặc biệt, tại một số tỉnh, thành nhiều cán bộ kiểm lâm địa bàn xin về hưu trước tuổi vì sức khỏe, áp lực công việc.
Vì vậy, để kiểm lâm hiện tốt nhiệm vụ của mình, cần rà soát cụ thể xem tỉ lệ một cán bộ kiểm lâm địa bàn xã đang được giao kiểm tra, kiểm soát bao nhiêu diện tích rừng, liệu diện tích được giao có lớn so với phương tiện và điều kiện quản lý không để có hướng sắp xếp, tổ chức bố trí lại hợp lý hơn. Trong bối cảnh định mức biên chế hạn hẹp, ngành kiểm lâm cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, bảo vệ rừng thông qua các phần mềm kết nối vệ tinh cập nhật, cảnh báo diễn biến rừng, tích hợp vào điện thoại thông minh để lực lượng kiểm lâm nắm bắt kịp thời thông tin về rừng, tăng khả năng tương tác, phối hợp giữa các lực lượng, đồng thời giảm áp lực về tuần tra, kiểm soát thực tế cho cán bộ kiểm lâm địa bàn.
Bên cạnh đó, cần có chính sách phù hợp cho lực lượng giữ rừng và chủ rừng như tăng mức khoán bảo vệ rừng, mở rộng đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng, hỗ trợ sinh kế, góp phần nâng cao đời sống của người dân trực tiếp bảo vệ rừng, giúp lực lượng này ổn định đời sống, gắn bó với rừng, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Mai Lâm
Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển ...
Tổng diện tích rừng toàn tỉnh Quảng Trị hiện có gần 246.000 ha, bao gồm rừng tự nhiên trên 126.600 ha, rừng trồng 119.400 ha. Thời gian qua, ngành nông nghiệp ...
Huyện Cam Lộ có 20.099 ha rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 18.954 ha. Thời gian qua, UBND huyện Cam Lộ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, ...
Nhằm ngăn chặn và hạn chế các hành vi xâm hại rừng, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp, thời gian qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực (BQLRPHLV) ...
Huyện Triệu Phong có hơn 15.000 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 1.039,23 ha, rừng trồng 13.970,36 ha, chủ yếu ở 2 xã Triệu Ái, Triệu Thượng và một số diện tích ...
Với đặc thù địa bàn rộng, địa hình phức tạp, để nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ ...
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực của các ban ngành, đoàn thể, lực lượng chức năng, sự đồng thuận ...
Việc quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, khi lực lượng kiểm lâm ngày càng mỏng nhưng diện tích rừng nhiều, các đối ...
QTO - Hút thuốc lá là thói quen xấu tồn tại lâu dài trong xã hội và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Mặc dù những tác hại của...
QTO - Phát biểu tại Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Chúng ta phải thực hiện một...
QTO - Mới chớm hè, hằng ngày trên các bản tin báo chí xuất hiện nhiều vụ đuối nước thương tâm ở khắp nơi trên cả nước. Ở Quảng Trị cũng không là ngoại lệ....
QTO - Dịp lễ kỷ niệm 47 năm ngày thống nhất đất nước vừa đi qua, nhưng không khí của sự đoàn viên, thống nhất như vẫn còn chưa dứt. Chưa bao giờ người ta...
QTO - Mặc dù thời gian qua tỉnh Quảng Trị rất nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó có vấn đề tiếp cận đất đai, tuy nhiên, so...
QTO - Định hướng giai đoạn tới, tỉnh Quảng Trị phấn đấu đến năm 2025 trở thành tỉnh có trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình cao; năm 2030 thuộc nhóm...
QTO - Những ngày này cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, quân và dân ta đã tiến công, nổi dậy, anh dũng kiên cường, đập...
QTO - Một buổi chiều muộn đi đón con ở bể bơi, tôi vô tình chứng kiến cảnh một thanh niên hành hung em học sinh THPT khi phát hiện em này lấy trộm chiếc mũ...