Cập nhật: Thứ 6, 12/05/2017 | 06:20 GMT+7

Tăng cường hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn

(QT) - Để cụ thể hóa Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, ngày 18/7/2016 của Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn có hiệu lực từ ngày 1/9/2016 (thay thế Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg, ngày 21/12/2010; Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg, ngày 24/1/2013; Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg, ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ), tỉnh Quảng Trị đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết quy định khoảng cách và địa bàn xác định học sinh không thể đến trường và trở về nhà trong ngày; tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh trường phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú, trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh trên địa bàn tỉnh (Dự thảo Nghị quyết) để tăng cường hỗ trợ học sinh, trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Dự thảo Nghị quyết sẽ được trình HĐND tỉnh thông qua trong thời gian tới.

Học sinh Cụm trường Tiểu học và THCS Pa Lin (xã A Vao, huyện Đakrông) là đối tượng được hưởng chính sách từ Nghị định số 116/2016/NĐ-CP

Để xây dựng Dự thảo Nghị quyết, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các trường THPT trên địa bàn tỉnh tiến hành rà soát, xác định khoảng cách và địa bàn học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày; đề xuất tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh trường PTDT bán trú, trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh. Dự thảo Nghị quyết cũng đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Ngày 17/3/2017, UBND tỉnh tổ chức họp để nghe báo cáo về Dự thảo Nghị quyết và tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của đại diện Ban Dân tộc, Ban VH - XH (HĐND tỉnh), UBMTTQVN tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Ban Dân tộc tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết quy định khoảng cách và địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể đến trường và trở về nhà trong ngày do địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn; tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh trường PTDT bán trú, trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ- CP, ngày 18/7/2016 về quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đối tượng áp dụng đối với học sinh gồm học sinh Tiểu học và THCS theo quy định tại khoản 1, điều 4 của Nghị định số 116/2016/NĐ-CP; học sinh THPT theo quy định tại khoản 2, khoản 3, điều 4 của Nghị định số 116/2016/NĐ-CP; trường PTDT bán trú; trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP.

Khoảng cách và địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể đến trường và trở về nhà trong ngày gồm trường hợp ở xa trường với khoảng cách từ nhà đến trường từ 4 km trở lên đối với học sinh Tiểu học; từ 7 km trở lên đối với học sinh THCS; từ 10 km trở lên đối với học sinh THPT. Trường hợp học sinh đi học phải qua địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn (phải đi qua sông, suối không có cầu, núi cao, vùng sạt lở đất, đá)… có quy định cụ thể trong Dự thảo Nghị quyết. Khoán kinh phí phục vụ nấu ăn cho học sinh đối với trường PTDT bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí bằng 150% mức lương cơ sở/tháng/30 học sinh và số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức (nhưng mỗi trường chỉ được hưởng không quá 5 lần định mức/tháng và không quá 9 tháng/năm); trường hợp trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP có số lượng học sinh từ 30 học sinh trở lên được hỗ trợ kinh phí theo khoản 1, điều 4 Dự thảo Nghị quyết; nếu số lượng học sinh nấu ăn tập trung từ 20 học sinh đến dưới 30 học sinh thì được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí bằng 150% mức lương cơ sở/tháng/ trường và không quá 9 tháng/năm… và nhiều quy định khác.

Theo danh mục xã, thôn (bản) có khoảng cách từ nhà đến trường từ 4 km trở lên; 7 km trở lên đối với học sinh THCS; 10 km trở lên đối với học sinh THPT của Dự thảo Nghị quyết thì huyện Đakrông ở cấp Tiểu học có 4 xã (6 thôn, bản); ở cấp THCS có 7 xã (34 thôn, bản); ở cấp THPT (địa bàn học sinh đến học tại Trường THPT Đakrông và Trường THPT số 2 Đakrông) có 14 xã (60 thôn, bản). Huyện Hướng Hóa ở cấp Tiểu học có 5 xã (7 thôn, bản); ở cấp THCS có 12 xã (27 thôn, bản); ở cấp THPT (địa bàn học sinh đến học tại Trường THPT A Túc, Trường THPT Hướng Phùng, Trường THPT Hướng Hóa) có 16 xã (41 thôn, bản). Huyện Gio Linh ở cấp Tiểu học có 3 xã (6 thôn, bản); ở cấp THCS có 3 xã (5 thôn, bản); ở cấp THPT (địa bàn học sinh đến học tại Trường THPT Cồn Tiên, Trường THPT Gio Linh, Trường THPT Nguyễn Du) có 11 xã. Huyện Vĩnh Linh ở cấp Tiểu học có 3 xã (6 thôn, bản); ở cấp THPT (địa bàn học sinh đến học tại Trường THCS và THPT Bến Quan, Trường THPT Bến Hải, Trường THPT Vĩnh Linh, Trường THPT Cửa Tùng) có 6 xã.

Huyện Triệu Phong ở cấp THPT (địa bàn học sinh đến học tại Trường THPT Vĩnh Định, Trường THPT Nguyễn Hữu Thận, Trường THPT Chu Văn An (huyện Triệu Phong) và Trường THPT Nguyễn Huệ, Trường THPT thị xã Quảng Trị) có 6 xã. Huyện Hải Lăng (địa bàn học sinh đến học tại Trường THPT Hải Lăng, Trường THPT Bùi Dục Tài) có 2 xã. Dự thảo Nghị quyết cũng có danh mục cụ thể đối với học sinh đi học phải qua địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn (phải đi qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá) trong đó huyện Đakrông ở cấp Tiểu học, THCS, THPT có 20 xã; huyện Hướng Hóa ở cấp học Tiểu học, THCS, THPT có 15 xã; huyện Gio Linh ở cấp Tiểu học, THCS, THPT có 5 xã và huyện Vĩnh Linh ở cấp Tiểu học có 1 xã…

Việc xây dựng Dự thảo Nghị quyết quy định khoảng cách và địa bàn xác định học sinh không thể đến trường và trở về nhà trong ngày; tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh trường PTDT bán trú, trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị…để cụ thể hóa Nghị định số 116/2016/ NĐ-CP sẽ góp phần hỗ trợ cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện đến trường; duy trì số lượng học sinh đi học để thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS; tạo điều kiện cho giáo dục vùng khó phát triển ổn định và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường phổ thông ở vùng đặc biệt khó khăn…

An Phong



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chữa bệnh không dùng thuốc

Chữa bệnh không dùng thuốc
11:15 tối qua

QTO - Những năm gần, chữa bệnh bằng liệu pháp tự nhiên (không dùng thuốc) được nhiều người lựa chọn. Đây không chỉ là cách chữa bệnh bền vững, an toàn mà...

Cảnh giác với thuốc giả

Cảnh giác với thuốc giả
11:10 tối qua

QTO - Liên quan đến một vụ thuốc giả lớn vừa bị cơ quan chức năng phát hiện gần đây, mặc dù ngành y tế cho biết thuốc giả chưa xâm nhập vào các cơ sở khám...

Gìn giữ nghề của cha ông

Gìn giữ nghề của cha ông
23:20 11/05/2017

(QT) - Sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra vào tháng 4/2016 khiến nhiều làng chài ven biển của tỉnh nói chung và tại xã Hải An (Hải Lăng) nói riêng rơi vào khốn khó. Những ngư...

Bộ đội về làng

Bộ đội về làng
22:40 09/05/2017

(QT) - Đến giờ, nhiều người vẫn nhớ như in những vần thơ trong bài “Bộ đội về làng” của Hoàng Trung Thông: “Các anh về mái ấm nhà vui/ Tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ/ Các...

POWERED BY
Việt Long