Cập nhật: Thứ 7, 21/08/2010 | 10:50 GMT+7

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

* TS. TRẦN KIM PHỤNG, Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị trả lời phỏng vấn - Đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết (SXH) là gì, thưa đồng chí?

- Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp do siêu vi Dengue, muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh, muỗi thường sống ở những nơi bùn lầy, nước đọng xung quanh nhà, hoặc những nơi ẩm thấp, bụi rậm. Biểu hiện chủ yếu của bệnh SXH là xuất huyết ngoài da, niêm mạc, trụy tim mạch, dễ dẫn đến tử vong nếu điều trị không kịp thời và không đúng cách. SXH xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa, bệnh thường phát triển mạnh từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Sốt có thể bộc phát thành dịch đe dọa sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng, đến thời điểm hiện tại, SXH chưa có thuốc đặc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa. -Đề nghị đồng chí cho biết những diễn biến cụ thể của bệnh SXH trên địa bàn Quảng Trị từ đầu năm đến nay? - Từ đầu năm 2010 đến nay, tình hình sốt xuất huyết diễn ra theo chiều hướng phức tạp ở các tỉnh miền Trung. Đặc biệt, tại 2 thành phố Huế và Đà Nẵng, số ca mắc sốt xuất huyết tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm ngoái, gây nên tình trạng quá tải tại các bệnh viện. Ở Quảng Trị, tính đến ngày 3/7/2010 (trước thời điểm công bố dịch), toàn tỉnh có 70 ca mắc SXH, bệnh xảy ra trên diện rộng, có 9/11 huyện, thị, thành có bệnh nhân mắc SXH, trong đó, thành phố Đông Hà là địa phương được ghi nhận có nhiều ca mắc SXH nhất, với 38 ca. Trước tình hình đó, ngày 31/7/2010, UBND tỉnh đã ra Quyết định công bố dịch SXH trên địa bàn tỉnh và triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng, chống và dập dịch. Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế, tính đến nay, tổng số ca SXH trong toàn tỉnh đã tăng lên 109 ca, hầu hết các huyện thị, thành trên toàn tỉnh đều có bệnh nhân SXH; Đông Hà vẫn là đơn vị có số bệnh nhân SXH nhiều nhất với 45 ca bệnh. - Mùa mưa đang đến gần, trước những diễn biến phức tạp của tình hình bệnh SXH, ngành Y tế đã triển khai những biện pháp cụ thể gì để phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, thưa đồng chí? - Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch SXH, ngay từ đầu năm, Sở Y tế đã triển khai kế hoạch cụ thể để phòng, chống, hạn chế dịch lây lan trên diện rộng. Sở Y tế đã ban hành văn bản số 549/SYT-NVY chỉ đạo các đơn vị tăng cường các biện pháp phòng, chống SXH. Tăng cường tổ chức giám sát, theo dõi, ghi nhận các bệnh nhân mới mắc hàng ngày, số bệnh nhân đang điều trị tại các phòng khám, bệnh viện. Tăng cường giám sát các chỉ số côn trùng tại các vùng có nguy cơ cao, các ổ dịch cũ. Cùng với giám sát ca bệnh và giám sát côn trùng, ngành Y tế cũng tiến hành giám sát chặt chẽ huyết thanh, chỉ định lấy mẫu sớm, ưu tiên những vùng chưa ghi nhận bệnh nhân nhằm phát hiện sớm ca bệnh xác định. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bệnh SXH. Tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy tại các địa điểm có ghi nhận ca bệnh, phun hóa chất chủ động diệt côn trùng tại các khu vực ghi nhận dịch SXH. Bên cạnh đó, Sở cũng đã chỉ đạo TTYTDP giám sát ca bệnh hàng tuần tại 2 bệnh viện tỉnh; phối hợp giám sát huyết thanh, vi rút, lấy mẫu đối với những bệnh nhân mắc mới sau ngày xử lý hóa chất 7 ngày. Phối hợp với TTTTGDSK tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các biện pháp phòng chống SXH. Xử lý kịp thời các ổ dịch bằng hóa chất. Để phòng chống SXH hiệu quả, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai phun hóa chất tại các xã, phường có nguy cơ; phun hóa chất lần 2 những vùng có dịch. - Đồng chí có khuyến cáo gì để người dân thực hiện phòng chống bệnh SXH hiệu quả? -Ngoài những biện pháp chuyên môn mà ngành Y tế đã và đang triển khai để phòng chống SXH, chúng tôi khuyến cáo mọi người dân cần thực hiện một số biện pháp cụ thể: Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, dọn dẹp nơi ở sạch sẽ. Người dân ở các vùng nông thôn cũng cần thay đổi tập quán trữ nước lâu ngày trong lu, bình, tăng cường diệt lăng quăng, bọ gậy bởi đây chính là môi trường thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển. Các địa phương nên phát động thường xuyên các phong trào toàn dân tham gia diệt bọ gậy để phòng, chống SXH. Khi phát hiện người thân có triệu chứng sốt cao trên 39 độ, kéo dài liên tục trong nhiều ngày, kèm theo xuất huyết trên da, chảy máu cam… cần đưa đến trung tâm y tế gần nhất để điều trị kịp thời, không nên tự mua thuốc điều trị. Bệnh SXH có thể dẫn đến tử vong trong những trường hợp bệnh nặng mà không được chẩn đoán và điều trị kịp thời theo hướng dẫn của thầy thuốc. Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu bản thân mỗi người có cách phòng tránh bằng cách tăng cường diệt muỗi và tránh muỗi đốt. - Xin cảm ơn đồng chí! LỆ NHƯ (thực hiện)



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cam Lộ: 108 người mắc sốt xuất huyết Dengue
10:59 23/09/2024

Hiện nay thời tiết bắt đầu bước vào mùa mưa, rất thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển mạnh, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ lan rộng và bùng ...

Cam Lộ: 7/8 xã, thị trấn có sốt xuất huyết
11:05 28/03/2023

Trưởng phòng Y tế huyện Cam Lộ Nguyễn Thị Mỹ Loan cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay trên địa bàn huyện đã ghi nhận 55 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue tại ...

Nộp hồ sơ NV2: không nên vội vàng

Nộp hồ sơ NV2: không nên vội vàng
02:46 21/08/2010

(GD&TĐ) - Còn 5 ngày nữa các trường sẽ bắt đầu nộp hồ sơ NV2. Dù thời hạn nộp hồ sơ kéo dài đến ngày 10/9 nhưng không ít thí sinh có ý nghĩ sai lầm rằng nộp hồ sơ càng sớm,...

“Xé rào” xét tuyển

“Xé rào” xét tuyển
02:45 21/08/2010

Từ đầu tháng 8, trường ĐH tư thục Công nghệ thông tin (CNTT) Gia Định đăng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông về điều kiện xét tuyển NV 2, 3 như sau: “Thí sinh các...

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
02:45 21/08/2010

(SK&ĐS) - Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là nhiễm trùng mắc phải trước, trong khi sinh hoặc tháng đầu sau sinh. Nhiễm trùng có thể do virust, vi trùng.

Phát hiện chất chống ung thư trong cây dứa dại

Phát hiện chất chống ung thư trong cây dứa dại
02:45 21/08/2010

(SK&ĐS) - Chất fructan được chiết xuất từ cây dứa dại, còn gọi là cây lan lưỡi rồng, có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư ruột kết, chữa chứng loãng xương...

POWERED BY
Việt Long