Cập nhật: Thứ 5, 14/09/2017 | 13:28 GMT+7

Tâm bão số 10 mưa 400 mm, sơ tán hàng chục nghìn hộ dân

Từ Thanh Hóa tới Quảng Trị sẽ mưa 300-400 mm do bão số 10. Thủy triều và nước dâng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh cao tới 6 mét.

Sáng 14/9, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị trực tuyến ứng phó với bão số 10, tên quốc tế Doksuri. Cơn bão được đánh giá là mạnh nhất trong vài năm trở lại đây, với cấp độ thiên tai là cấp 4, dự báo đổ bộ vào miền Trung vào trưa đến chiều 15/9.

Mưa 400 mm, nước dâng 6 mét ven biển

Cập nhật diễn biến và hướng đi của cơn bão số 10, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết lúc 7h sáng nay, bão cách bờ biển Đà Nẵng 500 km. Bão di chuyển theo hướng tây chếch bắc hướng vào vùng biển Hà Tĩnh - Quảng Bình, tiếp tục mạnh lên khi vào bờ.

"Ngày và đêm nay, bão khả năng đi vào vùng biển Hà Tĩnh - Quảng Bình, trưa hoặc muộn nhất chiều mai (15/9) bão sẽ vào bờ", ông Cường nói.

Cấp độ gió mạnh nhất vùng tâm bão ở vùng biển Hà Tĩnh - Quảng Bình: cấp 12; Quảng Trị cấp 11; Quảng Ninh, Hải Phòng đạt cấp 7-8, vùng biển Nam Định, Thái Bình cấp 8-9. Dự kiến lượng mưa tại khu vực phía nam tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Trị 300-400 mm, các nơi lân cận 100-200 mm. Mưa trực tiếp từ bão sẽ kéo dài đến hết ngày 15/9.

Ông Hoàng Đức Cường lưu ý bão sẽ khiến mực thủy triều và nước dâng ven bờ Hà Tĩnh, Nghệ An lên tới 5-6 m, ngoài khơi nước dâng đến 10 m. Nước dâng rất nguy hiểm nhưng nước rút cũng nguy hiểm không kém tạo ra va đập khiến tàu thuyền hư hỏng.

"Ngày 15-17/9, các sông Hà Tĩnh, Quảng Bình quảng Trị khả năng có lũ cấp 2-3. Các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa có khả năng có lũ quét, các tỉnh vùng biên giới Nghệ An, Hà Tĩnh giáp Lào có khả năng hứng chịu sạt lở lũ quét từ biên giới Lào sang", người đứng đầu Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương nói.

Tam bao so 10 mua 400 mm, so tan hang chuc nghin ho dan hinh anh 1

Ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia. Ảnh: Thắng Quang.

Sơ tán hàng chục nghìn dân

Về công tác chuẩn bị ứng phó cơn bão số 10, đại diện Bộ Tư lệnh biên phòng cho biết đến 6h sáng 14/9, lực lượng đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 69.547 tàu và 287.359 lao động biết vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm.

Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết tỉnh đã chỉ đạo các địa phương hoãn tất cả các cuộc họp để tập trung ứng phó bão, huy động lực lượng quân sự, biên phòng, công an có mặt tại các địa điểm trọng điểm để chủ động ứng cứu hỗ trợ địa phương phòng chống bão.

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo sơ tán trên 10.000 hộ dân với trên 47.000 người tại các vùng trọng điểm cửa sông, ven biển, vùng lũ quét có khả năng xảy ra.

Quảng Bình: Tàu công suất lớn chưa có nơi neo đậu

Đại diện tỉnh Quảng Bình cho biết còn 298 tàu đang đánh bắt trên biển. Tỉnh đã liên lạc và yêu cầu các tàu vào bờ an toàn. Hiện trên địa bàn tỉnh có trên 20.000 hộ cần di dời, sáng 15/9 tỉnh sẽ quyết định phương án.

"Chúng tôi luôn nhắc nhở các địa phương luôn luôn chủ động phòng chống theo phương châm "4 tại chỗ". Tuy nhiên chúng tôi đang bế tắc trong việc bố trí tàu công suất lớn vào neo đậu tránh bão. Đề nghị Chính phủ hỗ trợ Quảng Bình về trước mắt và lâu dài để xây dựng", vị này nói.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, lưu ý lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cần lưu tâm, đảm bảo an toàn cho khách du lịch của hệ thống động Phong Nha - Kẻ Bàng, thuỷ điện Hố Hô, mực nước ở cửa sông Gianh.

Tam bao so 10 mua 400 mm, so tan hang chuc nghin ho dan hinh anh 2

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường

. Ảnh: Thắng Quang.

Chỉ đạo cuộc họp, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, các bộ ngành liên quan chủ động dự báo, tập trung đưa ra các phương án ứng phó, hạn chế cao nhất những hậu quả đáng tiếc.

Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, bão Doksuri đang tăng tốc đổ bộ vào nước ta, cùng với thời điểm triều cường dâng cao, ảnh hưởng trực tiếp tới các tuyến đê biển. Do vậy, các địa phương cần nâng cao cảnh giác, có các biện pháp hiệu quả.

"Cần tập trung đảm bảo an toàn các hoạt động trên biển, thông tin cho các tàu thuyền di dời khỏi khu vực nguy hiểm, neo đậu tại nơi an toàn. Mục tiêu chính là sơ tán triệt để người dân, không gây thiệt hại tính mạng. Kiên quyết không cho họ ở trên các lồng bè, chòi canh, trong các công trình kém chất lượng...", Phó thủ tướng nói.

Phó thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các địa phương chủ động triển khai các phương án đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt đi lại qua vùng tâm bão.

Trà My - Thắng Quang



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tập trung ứng phó bão số 6 và mưa lũ
12:28 26/10/2024

Hôm nay 26/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng ký Công điện khẩn số 08/CĐ-UBND gửi các đơn vị, địa phương trong tỉnh về công tác ứng phó với bão số 6 ...

Không được chủ quan với bão số 7
11:22 08/11/2024

Chiều nay 8/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành trung ương và các địa phương ven biển từ Hà ...

Tập trung ứng phó với bão Noru và mưa lũ
11:10 25/09/2022

Theo tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, bão Noru trên vùng biển phía Đông Phi-lip-pin đang tiếp tục mạnh lên, dự báo sẽ di chuyển nhanh và đi vào ...

Bão mạnh cấp 12-13 vào Nghệ An-Quảng Trị

Bão mạnh cấp 12-13 vào Nghệ An-Quảng Trị
02:21 14/09/2017

TP - Bão số 10 dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến vùng Nghệ An-Quảng Trị với sức gió mạnh cấp 12-13, giật cấp 16 từ chiều tối 15/9 tới. Đây là cơn bão có độ rủi ro thiên tai lớn...

Nỗ lực hướng về cộng đồng vùng sâu, vùng xa

Nỗ lực hướng về cộng đồng vùng sâu, vùng xa
14:22 13/09/2017

(QT) - Dầm mình trong cái nắng chói chang miền sơn cước, tôi cùng tổ công tác của đoàn viên, thanh niên Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) có mặt hầu hết ở 50 gia đình ở...

POWERED BY
Việt Long