Cập nhật:  GMT+7

Sử dụng 4.000 dây bẫy thú rừng thu được để tạo hình tượng Sao La tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã

Thông tin từ Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông cho biết, để xử lý số lượng lớn dây bẫy thú rừng đã thu gỡ, đơn vị đã hiện thực ý tưởng tạo hình tượng đôi Sao La từ dây bẫy thú rừng để đặt trưng bày tại nhà truyền thông của đơn vị nhằm tăng hiệu quả hoạt động tuyên truyền bảo tồn động vật hoang dã.

Theo đó, từ tháng 9/2023, Khu BTTN Đakrông phối hợp Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) thành lập 3 đội tuần tra, tháo gỡ bẫy động vật rừng. Các đội này gồm các thành viên nhận khoán bảo vệ rừng và cán bộ kiểm lâm tiểu khu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự sống các loài động vật hoang dã trước các hoạt động săn, bẫy, bắt.

Sử dụng 4.000 dây bẫy thú rừng thu được để tạo hình tượng Sao La tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã

Tác phẩm đôi Sao La được tạo từ 4.000 dây bẫy thú rừng trưng bày tại nhà truyền thông của Khu BTTN Đakrông để phục vụ công tác tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học - Ảnh: Khu BTTN Đakrông

Sau hơn một năm hoạt động, các lực lượng đã triển khai hơn 153 đợt với 278 ngày tuần tra trên tổng chiều dài hơn 2.290 km đường rừng.

Qua đó, phát hiện và tháo gỡ, tịch thu trên 5.000 bẫy động vật rừng làm bằng dây cáp, 1 khẩu súng tự chế và phá hủy 64 lán trại bất hợp pháp.

Giám đốc Ban Quản lý Khu BTTN Đakrông Trương Quang Trung thông tin, việc tháo gỡ, tịch thu nhiều bẫy thú rừng trên đã góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn động vật hoang dã.

Để giải quyết, xử lý số lượng lớn dây bẫy nói trên bằng việc tiêu hủy rất khó, cho nên, đơn vị đề xuất ý tưởng dùng các dây bẫy bằng cáp này tạo hình tượng thành đôi Sao La – loài thú lớn đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng cao trên thế giới với mệnh danh “Kỳ lân Châu Á” để phục vụ hoạt động truyền thông tại đơn vị.

“Để hoàn thành tác phẩm đôi Sao La bằng dây bẫy thú rừng, chúng tôi mời nghệ nhân Lê Tiến cùng cộng sự thực hiện trong vòng hơn 30 ngày với trên 4.000 dây bẫy thú rừng bằng cáp.

Hiện tác phẩm được trưng bày tại nhà truyền thông của đơn vị nhằm tuyên truyền tác hại của nạn săn bắt động vật hoang dã, nâng cao nhận thức các tầng lớp nhân dân về bảo tồn đa dạng sinh học”, ông Trung cho biết thêm.

Trường Nguyên

Tin liên quan:
  • Sử dụng 4.000 dây bẫy thú rừng thu được để tạo hình tượng Sao La tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã
    “Biệt đội” gỡ bẫy thú rừng

    Để bảo vệ loài thú hoang dã trước nguy cơ bị săn bắt, đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy của các Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và Đakrông phải ngày đêm len lỏi dưới những cánh rừng rậm rịt để tháo gỡ bẫy được thợ săn giăng mắc, ngụy trang chực chờ các loài thú kiếm ăn “sa chân”. Việc làm của họ nhằm đảm bảo môi trường sống cho động vật hoang dã trong các khu bảo tồn.

  • Sử dụng 4.000 dây bẫy thú rừng thu được để tạo hình tượng Sao La tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã
    Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

    Việt Nam là một trong những quốc gia được xếp hạng cao về đa dạng sinh học. Mới đây, theo công bố của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), trong số 380 loài mới được các nhà khoa học phát hiện tại khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông của Đông Nam Á, có tới 158 loài tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam. Những năm qua, nhiều dự án hỗ trợ công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học được triển khai khắp cả nước với nỗ lực bảo vệ các loài động vật quý hiếm, trong đó có những loài có nguy cơ tuyệt chủng.


Trường Nguyên

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long