Cập nhật: Thứ 3, 05/04/2016 | 05:37 GMT+7

Sạt lở nghiêm trọng bên bờ Sê Băng Hiêng

(QT) - Từ năm 2009 đến nay, dọc theo bờ sông Sê Băng Hiêng, đoạn chảy qua địa phận xã Hướng Lập (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), xảy ra tình trạng sạt lở đất rất nghiêm trọng. Theo UBND xã Hướng Lập, hiện nay điểm sạt lở kéo dài đến 7 km, đi qua 4 thôn của xã và đã có hàng chục héc ta đất canh tác của người dân địa phương bị cuốn trôi hoàn toàn trong thời gian qua. Mặc dù thời điểm này chưa phải là mùa mưa, nhưng tình trạng sạt lở đất vẫn đang xảy ra vì dòng chảy của sông Sê Băng Hiêng thay đổi, lấn sâu vào phần đất canh tác của người dân Hướng Lập. Bây giờ tính từ chân cầu Sê Băng Hiêng điểm sạt lở kéo dài 7 km đến tận cuối thôn Cu Bai và đi qua các thôn khác như: A Sóc, Tà Leng, Sê Pu của xã Hướng Lập. Trước thực trạng này, thời gian qua chính quyền và nhân dân xã Hướng Lập dù đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu sạt lở đất nhưng không mang lại kết quả gì. Những cây xanh được trồng, bao chứa đất đá được sắp xếp bên bờ sông đã bị dòng Sê Băng Hiêng cuốn trôi mỗi khi nước sông dâng cao, chảy xiết.

Tình trạng sạt lở đất bên dòng Sê Băng Hiêng đe dọa cuộc sống của người dân xã Hướng Lập

Dẫn chúng tôi đi thực tế ở những điểm sạt lở nặng, ông Hồ Đức Vân, Chủ tịch UBND xã Hướng Lập cho biết: “Tình trạng sạt lở bên bờ Sê Băng Hiêng đã diễn ra đã nhiều năm nay và cùng với đó là gần 60 ha đất trồng lúa nước, hoa màu của người dân Hướng Lập bị cuốn trôi theo dòng nước. Mỗi khi mùa mưa đến là tình trạng sạt lở xảy ra càng nghiêm trọng, ngay mùa mưa năm ngoái có hơn 7 ha đất trồng lúa nước, hoa màu của địa phương bị biến mất hoàn toàn. Đứng trước thực này, chính quyền và người dân xã Hướng Lập chúng tôi hoàn toàn bất lực”. Ông Hồ Đức Vân cho biết thêm, tình trạng sạt lở đất bên bờ Sê Băng Hiêng thời gian qua đã khiến nhiều hộ dân ở thôn Cu Bai, Sê Pu, A Sóc, Tà Leng mất dần đất đai canh tác. Một số hộ dân lúc trước có hơn mẫu ruộng bên sông Sê Băng Hiêng, nhưng nay chỉ còn lại chưa đến 4 sào ruộng nước vì diện tích trước đó đã bị cuốn trôi do tình trạng sạt lở diễn ra từng ngày, từng giờ. Theo ghi nhận của chúng tôi, tình trạng sạt lở đất bên bờ Sê Băng Hiêng hiện đang xảy ra rất nghiêm trọng và kéo dài hàng cây số đi qua 4 thôn của xã Hướng Lập. Ở những điểm sạt lở nặng, xuất hiện những hàm ếch ăn sâu vào trong phần đất đang trồng lúa nước của người dân địa phương. Tính từ mặt nước sông đến phần đất đang lở cao khoảng 4- 5 m, trông rất nguy hiểm. Nhiều ô ruộng đang xanh tốt của người dân bị sạt lở dần và có nguy cơ biến mất trong mùa mưa sắp tới. Nhiều người dân cho hay, trước đây sông Sê Băng Hiêng chỉ rộng khoảng 20 m, nhưng sau nhiều năm sạt lở nay đã lấn sâu vào bờ tạo nên bãi đá sỏi rộng hơn 60 m giữa lòng sông. Nếu thời gian tới các cấp chính quyền không có biện pháp để khắc phục tình trạng này thì nguy cơ sạt lở lan sâu vào tận bản làng là điều không thể tránh khỏi. Hiện tại trong các thôn chịu ảnh hưởng của tình trạng sạt lở bên bờ Sê Băng Hiêng thì thôn Sê Pu có mức độ ảnh hưởng nặng nhất. Sạt lở diễn ra lâu nay đã khiến cho 10 ha lúa nước, hoa màu của người dân Sê Pu bị cuốn trôi. Nhiều hộ dân có đất canh tác bên bờ sông thấp thỏm lo lắng rằng tình trạng sạt lở sẽ làm mất đi phần đất hiện đang trồng trọt, sản xuất. Ông Hồ Dời (50 tuổi), trưởng thôn Sê Pu cho biết: “Thời gian qua bà con chúng tôi đã tốn rất nhiều công sức trong việc trồng cây xanh, xếp đất đá bên bờ sông Sê Băng Hiêng để ngăn ngừa tình trạng sạt lở. Nhưng cứ mỗi mùa mưa đi qua, những gì chúng tôi đã bỏ công sức ra làm đều biến mất theo dòng nước xiết. Nếu tình trạng sạt lở này vẫn cứ diễn ra thì rất có thể chúng tôi sẽ mất tất cả ruộng đất nằm cạnh bên sông Sê Băng Hiêng. Mong Đảng và Nhà nước sớm quan tâm, đầu tư xây dựng kè chống sạt lở để bà con chúng tôi được an tâm, ổn định sản xuất, từ đó vươn lên trong cuộc sống”. Đây cũng chính là mong ước bấy lâu của hàng trăm hộ dân Vân Kiều sống dọc theo sông Sê Băng Hiêng. Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết: “Tình trạng sạt lở đất bên bờ sông Sê Băng Hiêng đã diễn ra rất nghiêm trọng, nhưng UBND huyện Hướng Hóa không đủ kinh phí để đầu tư xây kè hay nạo vét, chuyển đổi dòng chảy của sông Sê Băng Hiêng theo nguyện vọng của người dân. Thời gian qua, chúng tôi cũng đã nhiều lần vào kiểm tra, ghi nhận tình hình, động viên bà con và kiến nghị lên UBND tỉnh nhằm có biện pháp khắc phục, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Trước mắt, người dân cần cố gắng trồng thêm cây xanh để giữ đất, giảm thiểu tình trạng sạt lở; còn về lâu dài, chúng tôi mong cấp trên sớm hoạch định, đầu tư xây dựng hệ thống kè để người dân sớm ổn định sản xuất, an tâm trong cuộc sống”. Bài, ảnh: ĐỨC NGHĨA



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Bờ sông Sê Pôn sạt lở nặng
02:52 04/12/2023

Sông Sê Pôn đi qua 7 xã, thị trấn thuộc huyện Hướng Hóa hiện có nhiều đoạn bị sạt lở nặng gây khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân cũng như công tác ...

Nỗ lực vì thể thao học đường

Nỗ lực vì thể thao học đường
22:15 03/04/2016

(QT) - Hai năm học trở lại đây, em Nguyễn Ngọc Ánh, học sinh lớp 9B, Trường THCS Nguyễn Trãi, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) liên tục tham gia và đạt nhiều giải cao trong các...

Nhiều trường công bố phương án tuyển thẳng

Nhiều trường công bố phương án tuyển thẳng
21:10 03/04/2016

(SGGP) - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2016, nhiều trường đã công bố phương án tuyển thẳng. Trong đó, một số trường mở rộng đối tượng tuyển thẳng cho...

“Không ngủ quên trước thành tích trong quá khứ”

“Không ngủ quên trước thành tích trong quá khứ”
21:10 03/04/2016

TTO  - Đó là lời nhắn nhủ của Bí thư Thành ủy TP.HCM - Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng khi thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trực tiếp trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang...

Hoa cúc, giấm... hỗ trợ chữa giãn tĩnh mạch chân

Hoa cúc, giấm... hỗ trợ chữa giãn tĩnh mạch chân
21:09 03/04/2016

TTO - Bệnh suy tĩnh mạch chân mãn tính rất thường gặp nhưng ít được người bệnh chú ý để điều trị sớm. Bệnh gặp nhiều ở phụ nữ với tỉ lệ khoảng 10-33%, riêng nam giới khoảng 10-20%.

Thời tiết

25°C - 32°C
Có mây, có mưa rào
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long