
{title}
{publish}
{head}
(TTO) - Tuyển sinh năm 2011, nhiều trường ĐH ở các thành phố lớn, các trường ĐH trọng điểm, chỉ tiêu dự kiến không có nhiều biến động so với năm 2010. Trong khi đó, nhiều trường ĐH vùng, ĐH địa phương có chỉ tiêu tăng 7-10% so với năm 2010.
Năm 2011, cơ hội vào ĐH Huế sẽ nhiều hơn với trên 1.000 chỉ tiêu tăng thêm. Trong ảnh: thí sinh dự thi vào ĐH Huế năm 2010 - Ảnh: Thái Lộc |
Tiết kiệm chi phí
ĐH Huế dự kiến tuyển 10.760 chỉ tiêu bậc ĐH và 300 chỉ tiêu bậc CĐ. Như vậy bậc ĐH tăng 1.260 chỉ tiêu so với năm 2010, chỉ tiêu CĐ giữ nguyên. Ngoại trừ Trường ĐH Nghệ thuật giữ nguyên 170 chỉ tiêu như năm trước, các trường còn lại đều có chỉ tiêu dự kiến tăng.
Trong số các trường, ngành có chỉ tiêu tăng, nhóm ngành kinh tế có chỉ tiêu tăng nhiều nhất. Cụ thể, Trường ĐH Khoa học tuyển 1.680, tăng 80 chỉ tiêu. Trường ĐH Sư phạm tuyển 1.600, tăng 100 chỉ tiêu. Trường ĐH Y dược tuyển 1.020, tăng 100 chỉ tiêu, Khoa luật tăng 100 chỉ tiêu. Trường ĐH Nông lâm tăng 70 chỉ tiêu, Trường ĐH Ngoại ngữ tăng 20 chỉ tiêu.
Trong khi đó chỉ tiêu dự kiến Trường ĐH Kinh tế là 1.470, tăng 240 chỉ tiêu. Khoa du lịch cũng tăng 210 chỉ tiêu lên 530 chỉ tiêu.
ĐH Đà Nẵng cũng có chỉ tiêu dự kiến tăng mạnh so với năm 2010. Trong đó bậc ĐH dự kiến tăng 1.000 chỉ tiêu, CĐ tăng 100 chỉ tiêu. Số chỉ tiêu tăng thêm ở ĐH này hầu hết tập trung vào Trường ĐH Kinh tế (tăng 400 chỉ tiêu) và Trường ĐH Bách khoa (tăng 300 chỉ tiêu).
TS Lê Xuân Vinh, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Quy Nhơn, cho biết dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011 của trường là 4.300, tăng 300 chỉ tiêu so với năm 2010. Hầu hết chỉ tiêu tăng mới tập trung vào các ngành kinh tế và sư phạm. Bên cạnh đó trường cũng có 1.000 chỉ tiêu liên thông từ trung cấp, CĐ lên ĐH.
Ngành nghề theo nhu cầu địa phương TS Nguyễn Tấn Vui - phó hiệu trưởng Trường ĐH Tây nguyên - nhấn mạnh các trường ĐH vùng, ĐH địa phương có cơ cấu ngành nghề đào tạo theo nhu cầu nhân lực từng khu vực, địa phương trong khi chất lượng đào tạo cũng tương đương các trường ở Hà Nội, TP.HCM. Điểm chuẩn ở mức vừa phải nên cơ hội trúng tuyển sẽ nhiều hơn nếu thi sinh dự thi vào cùng ngành ấy tại TP.HCM hay Hà Nội. |
Nhiều trường ĐH như Nha Trang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Hà Tĩnh... đều dự kiến tăng chỉ tiêu so với năm trước.
Bà Huỳnh Thị Hồng Vinh - trưởng phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng Trường ĐH Đồng Tháp - cho biết chỉ tiêu dự kiến tăng khoảng 10%, tập trung vào các ngành kinh tế. Ông Võ Văn Thắng - phó hiệu trưởng Trường ĐH An Giang - cho biết chỉ tiêu tăng khoảng 7%.
Theo ghi nhận từ các trường, hầu hết chỉ tiêu tăng mới đều tập trung vào những ngành đang được thí sinh rất quan tâm, điển hình như kinh tế. Khối ngành kỹ thuật, công nghệ tăng không đáng kể.
PGS-TS Nguyễn Hoàng - trưởng ban đào tạo ĐH Huế - cho biết ngành nghề đào tạo của các trường ĐH vùng cũng rất đa dạng, chất lượng đào tạo theo chuẩn chung như các trường ĐH lớn ở TP.HCM, Hà Nội, trong khi nếu học ĐH vùng đi lại dễ dàng hơn, chi phí học tập thấp hơn nhiều so với học tại các thành phố lớn.
Ở ĐH Huế, ngoại trừ ngành y dược, kinh tế có điểm chuẩn tương đối cao, các ngành còn lại điểm chuẩn ở mức vừa phải. Chỉ tiêu tăng thêm nên cơ hội cho thí sinh sẽ nhiều hơn.
Điểm chuẩn "dễ thở"
Mỗi năm có hàng trăm ngàn thí sinh từ ở các tỉnh dự thi vào các trường ĐH tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM. Trong khi đó các trường ĐH địa phương lại hết sức vắng thí sinh.
Nhiều trường ĐH như Trà Vinh, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Phạm Văn Đồng, Phú Yên... đều phải xét tuyển đến NV3 với điểm sàn xét tuyển chỉ bằng điểm sàn chung nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển sinh.
Những ĐH vùng như Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Tây nguyên... mặc dù điểm chuẩn không quá cao nhưng cũng phải xét tuyển đến NV2, NV3 mới tuyển đủ chỉ tiêu. Trong khi đó, điểm chuẩn nhiều trường ĐH tại TP.HCM và Hà Nội quá cao khiến không ít thí sinh đạt ngưỡng 20 điểm vẫn trượt ĐH.
Chẳng hạn năm 2010, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM có điểm chuẩn 19,5 trong khi Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐHQG TP.HCM) dao động từ 16-21, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM từ 18-20, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) điểm chuẩn hầu hết là 17 điểm.
Tương tự, nhóm ngành kinh tế ở các trường ĐH Cần Thơ, Tây nguyên, Quy Nhơn... chỉ dao động từ điểm sàn đến 18 điểm. Đặc biệt là ngành tài chính ngân hàng, điểm chuẩn ở các trường ĐH Quy Nhơn, Tây nguyên, An Giang, Cần Thơ, Vinh... có cách biệt khá lớn so với các trường ĐH tại TP.HCM.
Tuy không có sự cách biệt quá lớn như các ngành khác nhưng điểm chuẩn nhóm ngành y dược ở các trường ĐH Y dược (ĐH Huế), Y dược Cần Thơ, ngành y tại ĐH Tây nguyên... sẽ thấp hơn điểm chuẩn của Trường ĐH Y dược TP.HCM hoặc Y, Dược Hà Nội 1-3 điểm. Đặc biệt nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ tại các trường ĐH vùng, ĐH địa phương hầu hết có điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn. Riêng nhóm ngành sư phạm, điểm chuẩn đa số các trường tương đương nhau.
Kỳ thi tuyển sinh 2011, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM sẽ tuyển sinh 150 chỉ tiêu tại phân hiệu Đà Lạt (chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu các tỉnh Tây nguyên). Năm 2010, trường lần đầu tuyển sinh tại phân hiệu Cần Thơ và điểm chuẩn tại đây thấp hơn rất nhiều so với cơ sở chính tại TP.HCM.
MINH GIẢNG
Mùa tuyển sinh đại học năm 2022, đa số các trường đại học dành đến 90% chỉ tiêu cho hai hình thức xét tuyển vào đại học bằng học bạ và điểm thi tốt nghiệp ...
Kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ tuyển sinh đại học từ năm 2025 có nhiều thay đổi, đòi hỏi học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 năm nay có sự chuẩn bị, kế ...
Hiện tại, có rất nhiều ý kiến quan tâm đến công tác hướng dẫn tuyển sinh vào các trường công an nhân dân năm 2023 như: phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển ...
Năm nay, vì lo sợ kỳ thi tốt nghiệp THPT đổi mới sẽ khó hơn những năm trước, nhiều học sinh lớp 12 đã chọn thi đánh giá năng lực (ĐGNL) để tăng cơ hội vào các ...
Tại kỳ họp báo của Chính phủ tháng 9, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ ...
Kế hoạch tuyển sinh đại học năm 2023 sẽ diễn ra sớm hơn năm trước để thí sinh kịp bắt đầu năm học mới từ tháng 9. Bên cạnh các phương thức tuyển sinh truyền ...
(Tin Tức) - Chiều 22/8, trao đổi với phóng viên TTXVN, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã đánh giá ...
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 29/5/2023 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh ...
QTO - Dù đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ nhiều năm trước, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Vụ thảm sát Hướng Điền ở xã...
QTO - Đầu tháng 4/2025, Bệnh viện Mắt Quảng Trị đưa vào hoạt động khu nhà Kỹ thuật cao với tổng kinh phí đầu tư trên 10 tỉ đồng. Nhờ vậy, bệnh viện đã mở...
TTO - Chuyện mỗi giáo viên muốn đạt danh hiệu thi đua phải có sáng kiến kinh nghiệm là điều tồn tại lâu nay. Nó đương nhiên như việc dạy học của mỗi người làm nghề dạy học.
Hội nghị BCĐ phong trào xây dựng "THTT, HSTC". Ảnh, gdtd.vn
(SK&ĐS) - Theo y học hiện đại: ho là một động tác thở ra mạnh và đột ngột gồm 3 thời kỳ: hít vào sâu và mạnh; thở ra nhanh và mạnh, thanh môn đóng lại áp lực khí cao trong...
(SK&ĐS) - Vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với mắt. Thiếu vitamin A gây triệu chứng quáng gà, dẫn tới khô mắt, nhuyễn biểu mô kết giác mạc gây mù. Vì vậy, các bậc...
(SK&ĐS) -
Nghiên cứu mới đây cho thấy cơm rượu nếp cẩm có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ, tăng huyết áp. Cơm rượu nếp cẩm được làm từ loại gạo nếp cẩm lên men. Các nhà...