{title}
{publish}
{head}
Khi cầm tập sách “Người gieo hạt và những mùa hoa” đầy đặn xinh xắn trong tay, tôi xúc động và hạnh phúc vô cùng. Tôi thống kê tỉ mỉ, thấy có 68 tác giả tham gia tập sách, gồm: 2 ghi chép; 14 truyện ngắn; 12 bút ký; 1 tản văn; 8 văn xuôi; 71 tác phẩm thơ; 6 tác phẩm nhạc. Đây là kết quả của sự phối hợp rất sáng tạo giữa Sở Giáo dục và đào tạo và Hội Văn học - Nghệ thuật Quảng Trị thông qua một trại sáng tác, nhằm khơi dậy trong mọi người cảm xúc trân quý trước những đóng góp lớn lao, những hy sinh thầm lặng của đội ngũ các thầy cô giáo và niềm tin vào sự phát triển vững mạnh của giáo dục - đào tạo tỉnh nhà.
Qua gần 700 trang sách, tôi được gặp rất nhiều những người gieo hạt, ươm mầm với tất cả tình yêu thương dành cho học trò của một vùng đất kiên cường hồi sinh sau mưa bom bão đạn, kiên trì vượt qua tất cả khốc liệt của thời hậu chiến, kiên nhẫn chịu thương chịu khó bước trên khô cằn đất đai, qua khắc nghiệt thời tiết, tự nhắc nhở mình hãy chữa lành vết thương để chào đón hòa bình... “Thực ra, nói là về chung một nhà, nhưng giáo dục tỉnh nhà vẫn là nền giáo dục của hai miền. Đây là nét khác biệt đặc trưng chỉ có ở Quảng Trị mà không thể có bất cứ ở một tỉnh nào khác trên đất nước ta lúc này” (Ghi chép của Lê Mậu Đạt).
Có hiểu điều ấy mới thấy thầy Nguyễn Văn Tu và thầy Lê Trọng Từ từ năm 1972 đã vừa tháo gỡ rất nhiều khó khăn của vùng đất mới được giải phóng, trường lớp thiếu thốn, cuộc hồi cư của dân với nhiều gian nan gập ghềnh ban đầu, vừa phối hợp rất nhịp nhàng, để dấu ấn hai vùng hài hòa, tạo đà cho phát triển về sau. Nhập tỉnh rồi tách tỉnh, Quảng Trị là tỉnh vốn nghèo, càng đặt ra không ít bài toán hóc búa về giáo dục cho thầy Trương Sỹ Tiến (từ 1989, giai đoạn giáo dục Quảng Trị sau ngày lập lại tỉnh) và thầy Lê Phước Long (thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI). Đúng như thầy Lê Mậu Đạt viết: “Hai người như một cặp bài trùng sắc sảo, thực sự là kiến trúc sư thiết kế và xây dựng nên sự nghiệp giáo dục Quảng Trị”.
Tập sách "Người gieo hạt và những mùa hoa” - Nhà xuất bản Thuận Hóa - 2022
Những “Đại hội Giáo dục xã”, chiến dịch “Cõng chữ lên ngàn”, mô hình “Bán trú dân nuôi”... đã giúp hiện thực hóa những điều chưa có tiền lệ, tưởng chừng không thể, Giáo dục Quảng Trị tự hào đã đi đầu trở thành mẫu hình chung được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) chọn để nhân rộng, lan tỏa trên địa bàn cả nước. Có những giải pháp đột phá táo bạo như 1991, Trung tâm Tin học - Sở GD & ĐT được lập trước khi Bộ chính thức đưa tin học vào nhà trường là 3 năm (1994); lúc ấy hai phần mềm: Quản lý thi tốt nghiệp THPT và Quản lý hồ sơ liệt sĩ của trung tâm đã giúp cho một số tỉnh sử dụng nhiều năm, trước khi có phần mềm của Bộ đưa vào.
Nhìn lại cái thời cơm độn bo bo, sắn lát; cái thời nhiều trường chỉ là mái lá đơn sơ, nhất là những điểm trường vùng cao vùng xa; cái thời giáo dục Quảng Trị được gắn với nhiều từ vùng trắng, vùng nghèo, vùng trũng...thương lắm, nhưng sự giàu có nhất của chúng ta lúc ấy chính là tình thầy trò: Thầy cô nhiệt tình, tận hiến cho giáo dục, trò thì ngoài hiếu học, còn khổ học và khát học nữa.
Không thể kể hết những tấm gương tận hiến, hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp giáo dục Quảng Trị. Tất cả những tác phẩm văn xuôi, thơ in trong tuyển tập, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hình tượng, đã cho chúng ta gặp được họ. Khởi đi từ “ngôi trường kháng chiến” ở vùng Cùa, tồn tại chưa đầy 1.500 ngày (1950-1954) trải qua 5 lần dời địa điểm và hàng chục lần bị địch đốt phá chúng ta gặp được một đội ngũ quý thầy cô tuyệt vời: Phan Cự Nhân, Hồ Sĩ Phan, Thái Tăng Ly, Hồ Đình Lư, Phạm Viết Trinh, Phan Hữu Danh, Đồng Phạm Đế, Ngô Thiên Tứ, Đỗ Xuân Trạch, Nguyễn Bá Tân... đã ươm mầm cho những hạt giống tài năng tương lai của đất Việt.
Đó là thầy giáo trẻ Đoàn Văn Phong hy sinh trên đường tới lớp một huyện miền núi Hướng Hóa. Ấy là quý cô giáo Nguyễn Thị Nghiệp, Nguyễn Thị Kim Liền, Lê Thị Hà... lên công tác nơi miền biên ải đã mất vì căn bệnh sốt rét rừng. Đó là thầy giáo, Hiệu trưởng Hà Công Văn, quê Quảng Bình, gắn bó một đời viết nên câu chuyện đẹp cho sự nghiệp giáo dục miền núi Quảng Trị - quê hương thứ hai, được trân trọng là “Ngọn đèn trên núi rừng Trường Sơn” mãi mãi. (Bút ký của Lê Đức Dục). Đó là quý thầy cô giáo Nguyễn Nguyên Long, Lê Duy Minh,... cùng học sinh Trường Cấp III Vĩnh Linh dạy và học “Con chữ dưới bom” bằng mồ hôi, máu, nước mắt và cả sinh mạng con người (Bút ký của Lê Văn Thê). Đó là thầy giáo thương binh Hồ Roàng, người dân tộc Vân Kiều ở xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh, trong lúc hướng dẫn học sinh lao động làm vườn địa lý, quả bom bi nằm trong đất bị cuốc trúng phát nổ, khiến đôi mắt anh mù lòa và người thương tật, mất sức 60%, nhưng lòng yêu nghề không phai nhạt. (Bút ký của Minh Tứ).
Đó là thầy giáo Phạm Công Đức, từ 9 tuổi đã được khen tặng “Dũng sĩ diệt Mỹ”, đã xuất hiện trong các bộ phim lịch sử: “Vĩ tuyến 17 - Chiến tranh nhân dân” của đạo diễn Joris Ivens quốc tịch Pháp gốc Hà Lan, phim tài liệu: “Trở lại Vĩnh Linh - 40 năm sau” và trong tác phẩm hồi ký “Gánh gánh... gồng gồng...” của đạo diễn - nhà văn Xuân Phượng. Với gần 40 năm đứng lớp, thầy giáo Phạm Công Đức luôn tâm nguyện gắn bó và cống hiến cho sự nghiệp trồng người trên chính quê hương của mình (Bút ký của Trần Biên). Đó là thầy Trí, thầy Liêm, thầy Quảng - những người kiên trì “ Gieo chữ bên dòng sông Sê Băng Hiêng”. Đó là 33 thầy cô giáo và 325 học sinh từ 3 đến 5 tuổi của Trường Mầm Non thị trấn Cửa Việt như những bông hoa “hướng dương miền cát trắng” luôn hướng về ánh mặt trời... (Bút ký của Nguyễn Thành Phú). Đó là thầy giáo, Hiệu trưởng Nguyễn Mai Trọng, người đã mong muốn và từng bước tiên phong, đổi mới: “Mong muốn đau đáu của mình là làm sao để các em học sinh miền núi được tiếp cận điều kiện giáo dục của thành thị cả về cơ sở vật chất lẫn chất lượng giáo dục” thành hiện thực (Bút ký của Đoàn Phương Nam).
Đó là “Những bông hoa của núi rừng” Vĩnh Khê, quý thầy cô Nguyễn Văn Chung, Hồ Đoàng, Hồ Phìa, Lê Văn Bản (nay đã mất), Hồ Thị Xuân, Nguyễn Quang Trợ, Ngô Văn Lộc, Nguyễn Văn Tuyến, Lê Thị Vinh, Hồ Rày, Lê Thị Hải Lý, Trương Thị Thủy, Hồ Thị Hồng, Trương Thị Phượng, Ngô Văn Lộc, Đỗ Văn Quảng...(Ghi chép của Ngô Nguyên Phước). Đó là thầy giáo, Hiệu trưởng Lê Thanh Tùng đã phối hợp chặt chẽ cùng Bộ đội biên phòng, kết hợp hài hòa cùng giáo viên làm cho bầu không khí dạy học nơi miền biên viễn sinh động, sáng tạo (Ghi chép của Nguyễn Thành Phú). Đó là cô giáo Trần Thị Thanh Nga, dạy Tiếng Anh, dạy làm người, “thầm lặng thắp lên những ước mơ...” cho học sinh nơi vùng cao Hướng Hóa.(Tác phẩm của Trần Đức Nhật Toàn). Đó là cô giáo quê Sơn Tây Nguyễn Thị Hồng Vân: “Có một nàng dâu lấy chồng Quảng Trị/ Ròng rã tháng năm chăm chút nụ mầm” (Tác phẩm của Nguyễn Hữu Thắng)...
Còn vô vàn những thầy cô giáo miền ngược, miền xuôi, trong tỉnh, ngoài tỉnh đã lặng thầm gieo mầm yêu thương cho tất cả học sinh Quảng Trị trước đó và hơn nửa thế kỷ đã qua, không thể bút mực nào nói hết. Mong sẽ có nhiều hơn nữa những tập sách dành cho giáo dục tỉnh nhà, dành cho giáo viên và học sinh để tìm kiếm hun đúc tài năng; cũng có thể đặt vấn đề rộng lớn hơn, không chỉ là mảng giáo dục trong nhà trường...
Võ Thị Quỳnh
VOV.VN - Kết quả Ngoại hạng Anh hôm nay 15/12: Liverpool hòa Fulham theo kịch bản không tưởng ở vòng 16 của giải đấu.
VOV.VN - Cuộc đọ sức giữa ĐT Việt Nam với ĐT Indonesia ở lượt trận thứ 3 bảng B có ý nghĩa rất lớn trong việc giành vé vào bán kết ASEAN Cup 2024.
QTO - Hôm nay 24/12, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa phối hợp với UBND xã Lìa tổ chức phục dựng Lễ hội A Da – “Mừng lúa mới” của đồng bào dân...
QTO - Những năm qua, phong trào thể dục thể thao (TDTT) không ngừng phát triển trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Quảng Trị. Hoạt động thể thao phong...
QTO - Trải qua 50 năm xây dựng, phấn đấu, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế (CKQT) Lao Bảo không chỉ bảo vệ vững...
QTO - Không cần lặn lội đến các tỉnh xa, những người thích trải nghiệm, khám phá có thể thỏa ước mơ săn mây ngay tại huyện Hướng Hóa. Từng may mắn hòa mình...
QTO - Nguyễn Quang Hà với bài thơ viết về cơn bão số 8-1985 ở Gio Hải
QTO - Gần 30 năm hình thành và phát triển, Câu lạc bộ (CLB) Karate - Do Nhà Thiếu nhi tỉnh đã khẳng định vị thế trong giới võ thuật Quảng Trị. Nơi đây đã...
QTO - Người Vân Kiều sinh sống ở dãy Trường Sơn hùng vĩ có nhiều phong tục đẹp, độc đáo. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, các phong tục ấy vẫn được...
QTO - Hẹn với mấy chàng thanh niên rồi, nên dù gần cuối năm, công việc khá bận rộn, tôi vẫn tranh thủ có một chuyến hành phương Nam. Chặng đầu tiên là Cần...
QTO - Hẳn không phải tự nhiên mà có người cho rằng, khi đông chớm sang thì thu mới thật là thu. Ở thời khắc giao mùa này chắc hẳn trong mỗi người ai cũng...
QTO - 30 năm qua kể từ ngày thành lập, Khu phố 5, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, luôn được đánh giá là đơn vị có phong trào thể dục thể thao (TDTT)...