{title}
{publish}
{head}
Những năm qua, phong trào thể dục thể thao (TDTT) không ngừng phát triển trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Quảng Trị. Hoạt động thể thao phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp từ các môn hiện đại đến truyền thống đã tạo điều kiện để người Vân Kiều, Pa Kô được vui chơi giải trí, vận động nâng cao sức khỏe, tập luyện và thi đấu. Đồng thời, hoạt động TDTT góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát triển các trò chơi dân gian, môn thể thao truyền thống dân tộc.
Phong trào TDTT phát triển sâu rộng trong đồng bào dân tộc thiểu số -Ảnh: D.C
Nhiều tín hiệu tích cực
Đến 3 xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh) vào mỗi buổi chiều, chúng tôi thấy có nhiều người đồng bào DTTS tập trung chơi bóng chuyền, bóng đá... với nhiều khán giả xung quanh tạo nên bầu không khí sôi nổi, vui tươi.
Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin-TDTT huyện Vĩnh Linh Dương Quốc Ninh cho biết, việc phát triển phong trào TDTT trong đồng bào DTTS luôn được huyện đặc biệt quan tâm.
Thời gian qua, huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, động viên người dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại; bố trí quỹ đất để xây dựng các điểm tập luyện TDTT cũng như hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất, dụng cụ TDTT... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vui chơi, tập luyện TDTT thường xuyên.
Nhờ đó, các hoạt động TDTT diễn ra khá phong phú, trong đó phát triển mạnh nhất là môn bóng chuyền. Các xã Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê đã phối hợp tổ chức giải bóng chuyền đồng bào DTTS thường niên, tạo sân chơi thiết thực và tăng sự gắn kết giữa những người đồng bào DTTS ở miền Tây Vĩnh Linh.
Vào các dịp lễ, tết, 3 địa phương này còn tổ chức nhiều hoạt động thể thao mừng Đảng, mừng Xuân và các giải bóng chuyền, bóng đá, kéo co, đẩy gậy... Đây chính là những tín hiệu tích cực về sự phát triển phong trào TDTT trong đồng bào DTTS ở huyện Vĩnh Linh.
Môn bắn nỏ là một trong những môn thể thao thế mạnh của người dân tộc thiểu số -Ảnh: D.C
Huyện Hướng Hóa hiện có 1 sân vận động huyện, 1 nhà thi đấu TDTT huyện, 178 sân bóng đá, bóng chuyền (chủ yếu các sân chơi thể thao do Nhân dân ở thôn, bản tự làm). Bên cạnh đó, huyện chú trọng tổ chức nhiều hội thi, hội thao, giải đấu thể thao và đưa các môn bóng chuyền, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ... vào thi đấu trong các lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS; đẩy mạnh công tác xã hội hóa TDTT nhằm tạo nguồn lực đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu của người đồng bào DTTS. Từ đó, số lượng người đồng bào DTTS tham gia tập luyện TDTT ngày càng tăng, góp phần vào kết quả tích cực chung của toàn huyện về phát triển TDTT.
Hiện nay, tỉ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên ước đạt trên 35%, số gia đình thể thao đạt 24%. Ghi nhận của chúng tôi tại huyện Đakrông, phong trào thể thao trong đồng bào DTTS nơi đây có nhiều bước phát triển. Bên cạnh các môn thể thao hiện đại được phổ biến rộng rãi, huyện thường xuyên tổ chức giải bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, đẩy gậy, bắn nỏ... tạo sân chơi cho người đồng bào DTTS.
Hiện huyện Đakrông có nhiều vận động viên (VĐV) DTTS giỏi ở các môn cử tạ, điền kinh, đẩy gậy, bơi, bắn nỏ... được gọi vào các đội tuyển tỉnh tham gia nhiều giải quốc gia đạt kết quả cao.
Phó trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Hướng Hóa Nguyễn Hưng cho biết, xác định rõ việc tập luyện TDTT thường xuyên giúp người đồng bào DTTS nâng cao sức khỏe và làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, phục vụ tốt việc học tập, lao động sản xuất nên từ huyện đến các xã, thị trấn và thôn, bản đều quan tâm đầu tư nhiều sân bãi, cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện TDTT.
Gìn giữ, bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc
Vừa qua, trong 2 ngày 14 và 15/12/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp với huyện Hướng Hóa tổ chức thành công Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ I-năm 2023, quy tụ gần 100 VĐV là người đồng bào DTTS đến từ huyện Vĩnh Linh, Đakrông và Hướng Hóa, tranh tài ở 3 môn bóng chuyền, đẩy gậy và bắn nỏ.
Đây là một hoạt động TDTT có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác dân tộc. Giải đấu đã tạo sân chơi bổ ích cho các VĐV có dịp gặp gỡ, giao lưu và thi đấu thể thao; đồng thời tác động tích cực đến việc gìn giữ, bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc, phát huy giá trị các di sản của dân tộc, không ngừng nâng cao sức khoẻ, đời sống tinh thần cho người đồng bào DTTS.
Môn đẩy gậy được phát triển phổ biến, rộng rãi trong đồng bào dân tộc thiểu số -Ảnh: D.C
Ông Nguyễn Hưng cho hay: “Hội thi lần này là nguồn động viên, khích lệ các địa phương, đơn vị và người dân trong việc tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy các môn thể thao dân tộc. Đối với huyện Hướng Hóa, bên cạnh nỗ lực bảo tồn và phát huy các môn bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co..., huyện sẽ cử cán bộ, nhân viên về các thôn, bản để sưu tầm, nghiên cứu đưa vào bảo tồn và phát triển tiếp các môn đua thuyền độc mộc, bắn ná, đi cà kheo... hiện đang có dấu hiệu bị mai một. Dẫu biết sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để giữ gìn những nét đẹp văn hóa, thể thao đậm đà bản sắc của đồng bào DTTS”.
Trò chuyện với chúng tôi, VĐV Hồ Thị Giang, xã A Vao, huyện Đakrông, cho biết: “Em làm quen với môn bắn nỏ được gần 3 năm và thấy rất vui khi chơi tốt một môn thể thao truyền thống dân tộc. Để tập luyện và thi đấu tốt môn này, vận động viên phải kiên trì, chịu khó, tập trung cao độ mới bắn được những mũi tên chính xác, ghi điểm số cao. Tại hội thi này, em và các VĐV đội bắn nỏ huyện Đakrông giành được 4 HCV, 3 HCB và 3 HCĐ ở các nội dung bắn nỏ nam, nữ tư thế đứng bắn và quỳ bắn. Qua giải đấu này, em mong muốn các cấp, ngành quan tâm tổ chức thêm nhiều hội thi, giải thể thao có các môn thể thao dân tộc; hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất truyền thống như nỏ, dụng cụ tập để em và nhiều người đồng bào DTTS có cơ hội tập luyện, thi đấu tốt hơn trong các giải đấu cấp tỉnh, quốc gia”.
Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Phan Văn Hóa cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo tồn và phát huy các môn thể thao truyền thống của đồng bào DTTS còn gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian tới, sở tiếp tục phối hợp với các địa phương để nâng tầm quy mô, chất lượng Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh; tăng cường chỉ đạo Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống các DTTS trong các ngày lễ, liên hoan, giao lưu. Về phía các địa phương, Sở VH,TT&DL tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn khôi phục các môn thể thao truyền thống thông qua những việc làm cụ thể. Ngoài ra, chúng tôi đặc biệt chú trọng phát hiện, tuyển chọn các VĐV người DTTS tài năng cho thể thao Quảng Trị để đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị lực lượng tham gia Hội thi Thể thao các DTTS toàn quốc đạt kết quả cao.
Hoài Diễm Chi
VOV.VN - Kết quả bóng đá hôm nay 13/9 nhận được sự chú ý với những trận đấu tại U20 World Cup nữ 2024.
VOV.VN - Bóng chuyền Việt Nam sắp tạo nên lịch sử ở giải đấu các CLB nữ châu Á khi lần đầu tiên có 2 đại diện dự giải.
QTO - Trải qua 50 năm xây dựng, phấn đấu, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế (CKQT) Lao Bảo không chỉ bảo vệ vững...
QTO - Không cần lặn lội đến các tỉnh xa, những người thích trải nghiệm, khám phá có thể thỏa ước mơ săn mây ngay tại huyện Hướng Hóa. Từng may mắn hòa mình...
QTO - Nguyễn Quang Hà với bài thơ viết về cơn bão số 8-1985 ở Gio Hải
QTO - Gần 30 năm hình thành và phát triển, Câu lạc bộ (CLB) Karate - Do Nhà Thiếu nhi tỉnh đã khẳng định vị thế trong giới võ thuật Quảng Trị. Nơi đây đã...
QTO - Người Vân Kiều sinh sống ở dãy Trường Sơn hùng vĩ có nhiều phong tục đẹp, độc đáo. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, các phong tục ấy vẫn được...
QTO - Hẹn với mấy chàng thanh niên rồi, nên dù gần cuối năm, công việc khá bận rộn, tôi vẫn tranh thủ có một chuyến hành phương Nam. Chặng đầu tiên là Cần...
QTO - Hẳn không phải tự nhiên mà có người cho rằng, khi đông chớm sang thì thu mới thật là thu. Ở thời khắc giao mùa này chắc hẳn trong mỗi người ai cũng...
QTO - 30 năm qua kể từ ngày thành lập, Khu phố 5, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, luôn được đánh giá là đơn vị có phong trào thể dục thể thao (TDTT)...
QTO - Nguyễn Linh Giang (tên khai sinh: Nguyễn Văn Khôi), quê quán tại làng An Bình, xã Cam Thanh (nay là xã Thanh An), huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Anh vốn là...
QTO - Đã từ lâu tôi không còn nghe đài phát thanh, dù trong nhà vẫn còn giữ mấy cái radio cũ trưng bày hoài niệm. Thế mà vừa rồi đi thủ đô, trên xe taxi...