Cập nhật: Thứ 6, 12/07/2013 | 08:11 GMT+7

Quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nữ vùng biển

(QT) - Xã Trung Giang là một xã thuộc vùng biển bãi ngang của huyện Gio Linh (Quảng Trị). Đời sống của bà con nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Ước mơ có một cuộc sống khá giả đã từ lâu thôi thúc nhiều thanh niên, đặc biệt là nữ lao động trong làng đi xa quê làm ăn. Hơn 10 năm bươn chải ở xứ người, cuộc sống không mấy thuận lợi nên rất nhiều người trong số họ dần dần trở về quê đoàn tụ với gia đình. Thế nhưng với lực lượng lao động này, về lâu dài để tìm được công ăn việc làm ổn định trên chính quê hương mình vẫn là một bài toán khó đối với chính quyền địa phương. Trước đây, người dân xã Trung Giang chủ yếu sống phụ thuộc vào nghề đánh bắt cá gần bờ, thu nhập không ổn định, đời sống của bà con còn khó khăn. Chính vì vậy, việc nhiều con em trên địa bàn vào các tỉnh miền Nam làm ăn kiếm sống đã trở thành một phong trào diễn ra thường xuyên trong nhiều năm, nhiều nhất vẫn là phụ nữ.

Phụ nữ thôn Hà Lợi Trung làm đất trồng khoai

Trước nhu cầu tìm kiếm việc làm đòi hỏi ngày càng cao, có một bộ phận không nhỏ bà con nơi đây đã khai tăng về độ tuổi, vì thế nhiều em vị thành niên trở nên đủ tuổi 18 trở lên để có thể đi làm công nhân. Hơn nữa chính sách tuyển dụng lao động của các nhà đầu tư còn lỏng lẻo nên lực lượng lao động này dễ dàng vào làm trong các khu công nghiệp ở miền Nam. Hàng năm, từ đồng lương, nguồn lao động này đã tích góp gửi về phụ giúp gia đình, đây cũng là nguồn đầu tư chính của nhiều hộ gia đình, nhất là hộ nghèo. Họ đã dùng nguồn tiền này vào việc sắm thêm ngư cụ để đánh bắt cá, mở rộng dịch vụ, tu sửa nhà cửa, chăn nuôi... Từ hiệu quả ban đầu mang lại đã thu hút nhiều thanh niên tiếp tục đi lao động ở miền Nam, một số gia đình có từ 2-3 người con đi làm công nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì việc thanh niên đi làm ăn xa quê còn gặp nhiều khó khăn như: thu nhập không ổn định, tiền thuê nhà ở và các chi phí khác rất đắt đỏ, khó có điều kiện lập gia đình…do đó việc trở về quê làm ăn xây dựng cuộc sống lâu dài đã thôi thúc họ. Được biết hiện nay ở vùng biển bãi ngang của xã Trung Giang đã thu hút nhà đầu tư của Đài Loan xây dựng khu công nghiệp sản xuất tôm giống. Chính sách của họ vẫn ưu tiên tuyển dụng lao động trên địa bàn nhưng với nguồn lao động chất lượng cao, trong khi đó số lao động của các địa phương nơi đây không đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn. Bàn về vấn đề này, ông Trần Xuân Tưởng, Chủ tịch UBND xã Trung Giang cho biết: “Riêng thôn Hà Lợi Trung của xã Trung Giang hơn 10 năm qua tổng số lao động đi vào các công ty ở miền Nam làm công nhân khoảng 160 người. Trong đó nữ lao động chiếm 70%. Cuộc sống khó khăn, nhiều chị em khi đi làm công nhân đều nghỉ học sớm, trình độ học vấn thấp. Khi vào miền Nam nhiều chị em kết hôn khi tuổi đời còn quá trẻ. Sau khi sinh, họ gặp khó khăn, đa số gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc... Trước hoàn cảnh như thế, chính quyền địa phương cũng rất trăn trở muốn tìm được việc làm cho chị em để ổn định cuộc sống”. Hiện nay, xãTrung Giang nói chung, thôn Hà Lợi Trung nói riêng, việc ông bà chăm sóc cháu thay bố mẹ đi làm ăn xa đã trở nên phổ biến ở nhiều gia đình (thôn Hà Lợi Trung có khoảng 15-20 trẻ). Thiếu sự quan tâm, chăm sóc trực tiếp của bố mẹ, về lâu dài đây là điều đáng lo ngại trong việc giáo dục hình thành nhân cách con trẻ. Tuy nhiên vẫn có một số chị em không nỡ để con thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc của người mẹ nên quyết định ở nhà nuôi con, mặc dù về quê họ sẽ trở thành những người thất nghiệp. Trước thực tế như vậy, việc tạo điều kiện cho con em địa phương có công ăn việc làm ổn định tại quê hương phải cần có sự quan tâm không chỉ riêng của lãnh đạo chính quyền địa phương mà cần có sự chung tay của các cấp, các ngành đóng trên địa bàn huyện. Để làm được điều này chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các dự án kinh tế trọng điểm đóng trên địa bàn, ưu tiên tuyển dụng lao động phổ thông nhằm góp phần giải quyết việc làm cho người dân, nhất là lực lượng công nhân sau khi trở về quê. Đồng thời tăng cường mở các lớp tập huấn, nhất là chuyển giao khoa học, kỹ thuật để chị em được trang bị kiến thức, áp dụng vào việc sản xuất, phát triển kinh tế trên vùng cát. Về lâu dài, tỉnh cần có sự quan tâm thúc đẩy hơn nữa để việc xây dựng các khu công nghiệp tại địa bàn huyện Gio Linh sớm hoàn thành, giải quyết được nguồn lao động phổ thông tại chỗ. Từ đó sẽ làm cho cuộc sống của bà con vùng biển không ngừng đổi mới, nhiều nữ lao động vùng biển sẽ có công ăn việc làm ổn định ngay trên mảnh đất quê hương mình. Bài, ảnh: MINH HÀ



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Dành nhiều quan tâm cho lao động nữ
23:05 07/03/2025

Chỉ mới thành lập nhưng Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH Scavi Quảng Trị ở Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, đã có nhiều hoạt ...

Thực phẩm giúp điều hòa nhịp tim

Thực phẩm giúp điều hòa nhịp tim
05:23 11/07/2013

(TNO) - Thỉnh thoảng, nhịp tim sẽ tăng tốc trước một cơn đau tim. Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng và huyết áp cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhịp tim. Vì vậy, cơ thể cần...

Ăn dặm và nguy cơ bệnh tiểu đường

Ăn dặm và nguy cơ bệnh tiểu đường
05:22 11/07/2013

(TNO) - Cho trẻ làm quen với thức ăn đặc quá sớm hay quá muộn đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ, theo Daily Mail.

Cảnh giác với mật ong “dởm”

Cảnh giác với mật ong “dởm”
05:12 11/07/2013

(QT) - Chỉ sau một tuần, chai mật ong của anh Nguyễn Văn Tuấn, ở Đông Hà mua trên đường đi công tác tại xã Tà Rụt (huyện Đakrông, Quảng Trị) đã bị thay đổi màu sắc, nửa chai...

POWERED BY
Việt Long