Cập nhật: Thứ 3, 15/09/2015 | 05:02 GMT+7

Quan tâm đẩy mạnh tái cơ cấu trong nông nghiệp

* NGUYỄN VĂN NHIỆM, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Quảng Trị So với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, thu nhập hiện tại từ nông nghiệp của Quảng Trị vào loại thấp. Vì vậy, theo tôi, muốn đẩy mạnh phát triển nông nghiệp thì cần phải đưa tốc độ phát triển cao hơn (từ 6-8%). Tuy nhiên để đạt được kết quả cao là một thách thức lớn của tỉnh, cần có những giải pháp mới, táo bạo và đồng bộ, đặc biệt cần đầu tư mạnh về nhân lực, vốn, khoa học và công nghệ cho sản xuất nông nghiệp thời gian tới.

Mùa gặt ở Hải Lăng - Ảnh: PV
Về các giải pháp mang tính đột phá trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, hiện nay nông nghiệp của tỉnh đã phát triển chạm ngưỡng, vì thế thời gian tới cần phát triển theo chiều sâu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, sản lượng, nâng cao giá trị hàng hóa. Không quá chú trọng về số lượng mà cần coi trọng chất lượng, giá trị, gắn với thị trường tiêu thụ. Trong tái cơ cấu nông nghiệp, sự cố gắng của người nông dân thôi là chưa đủ mà còn có sự liên kết với doanh nghiệp. Chỉ có doanh nghiệp mới đủ điều kiện bao tiêu, chế biến sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa. Phải ưu đãi mạnh hơn nữa đối với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, đẩy mạnh chăn nuôi tập trung, tìm thêm các loại cây, con mới có giá trị cao đưa vào sản xuất trên địa bàn. Quy hoạch các vùng sản xuất gắn với thị trường, hình thành vùng sản xuất tập trung các loại cây, con có giá trị. Tái cơ cấu nông nghiệp là thay đổi căn bản về ngành này nên phải có chính sách ưu tiên vượt trội mới có thể tạo được bước đột phá… Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đòi hỏi ngành nông nghiệp cần điều chỉnh toàn diện về cơ cấu phát triển, tổ chức và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của tỉnh và khu vực. Cần xác định những sản phẩm chủ lực của tỉnh để có sự ưu tiên xây dựng kế hoạch phát triển, khai thác và đầu tư sản phẩm mới; chú trọng đầu tư các mặt hàng, sản phẩm trọng điểm, có lợi thế... Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhiệm vụ quan trọng của tỉnh là tập trung nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Muốn tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới cần phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, đề ra cơ chế, chính sách hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng sâu rộng KHCN, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Quy hoạch, đầu tư, phát triển sản xuất vùng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh đến năm 2020, năm 2030. Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, theo tôi cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch, lựa chọn một số sản phẩm chủ lực của tỉnh là lợi thế để lập dự án làm cơ sở chỉ đạo triển khai thực hiện; tăng cường quản lý giám sát, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch. Gắn tái cơ cấu ngành với đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh áp dụng KHCN vào sản xuất, chú trọng những sản phẩm có tính chất cạnh tranh (lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, gia súc gia cầm, thủy sản,...), quan tâm đến các mặt hàng có lợi thế của địa phương (hồ tiêu, ném, các vật nuôi địa phương,...) mà nơi khác không có, đặc biệt chú ý đến khâu chất lượng, giá trị kinh tế cao, an toàn thực phẩm. Chú trọng giá trị tăng thêm từ việc ứng dụng tiến bộ KHCN của sản phẩm. Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHKT, công nghệ với các trường đại học chuyên ngành với cơ quan chỉ đạo, tổ chức sản xuất; giữa nhà khoa học với nông dân để sản xuất có hiệu quả, chất lượng, giá trị cao; để nghiên cứu, chuyển giao KHCN đúng mục tiêu và nhu cầu của người sản xuất, tránh trường hợp nghiên cứu rồi là xong, trong lúc sản xuất thì ít hiệu quả và chất lượng kém (do hàm lượng KHCN thấp). Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quản lý chất lượng sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp. Cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức bộ máy quản lý cấp làng xã còn thiếu chuyên nghiệp, trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, đây là một trở ngại lớn cho việc tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, nhà nước cần tăng cường phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị hóa, thu hút cán bộ, có chính sách đãi ngộ đối với trí thức KHCN phục vụ vùng nông thôn, có như thế, mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp cũng như chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới mới đạt kết quả trong thời gian tới. THANH LÊ (lược ghi)



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đakrông đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế
22:44 24/11/2022

Thời gian qua, huyện Đakrông triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với tiềm năng và thế mạnh từng vùng, miền trên địa ...

15 năm nỗ lực vì cuộc sống cộng đồng

15 năm nỗ lực vì cuộc sống cộng đồng
23:31 09/09/2015

(QT) - Trong buổi lễ chuyển giao hoạt động Chương trình Tầm nhìn Thế giới Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh đã xúc động mượn ý thơ để nói hộ lòng...

Thời tiết

25°C - 33°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 31°C
    Có mây, có mưa rào và dông
POWERED BY
Việt Long