Cập nhật:  GMT+7

Quan tâm đầu tư nước sạch cho vùng trung du, miền núi

Nhằm đảm bảo quản lý, bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước cũng như đáp ứng nhu cầu về chất lượng nguồn nước cho Nhân dân 3 xã trung du và miền núi Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền (huyện Cam Lộ) và nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân, góp phần phát triển KT-XH trong khu vực, HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cấp nước sạch và quản lý tài nguyên nước tại 3 xã này.

Quan tâm đầu tư nước sạch cho vùng trung du, miền núi

Vùng núi Đakrông được đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch đảm bảo sức khỏe cho người dân - Ảnh: T.A.M

Hiện tại, nguồn nước sinh hoạt hằng ngày của người dân 3 xã: Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền thuộc huyện Cam Lộ chủ yếu lấy từ các giếng khơi tự đào hoặc giếng khoan theo từng hộ gia đình. Nguồn nước ngầm vốn đã bị tác động từ các nguồn nước thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất từ các làng nghề truyền thống chưa có hệ thống xử lý, kết hợp với sự khai thác tự phát, thiếu kiểm soát càng làm cho chất lượng nước suy giảm mạnh hơn, là nguyên nhân gây phát sinh nhiều bệnh tật cho người dân như: tiêu chảy, bệnh ngoài da, ung thư... nhất là đối với đối tượng phụ nữ và trẻ em.

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nặng lưu lượng nước vào mùa khô bởi sự khắc nghiệt của điều kiện thời tiết và đặc điểm địa hình vùng đồi núi làm cho vấn đề đảm bảo cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân 3 xã trên (xã Cam Tuyền có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống), ngày một thêm cấp bách. Do điều kiện nguồn lực của huyện Cam Lộ còn khó khăn, các giải pháp đã thực hiện như: đầu tư hệ thống nước chảy phân tán (qua bể lọc), khoan giếng dùng ống dẫn về đến các hộ dân (chưa đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch do đầu tư khá thô sơ) được xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp, không thể đáp ứng nhu cầu lâu dài.

Để giải quyết nhu cầu bức thiết về sử dụng nước sạch, đảm bảo an ninh nguồn nước trong dài hạn cho hơn 17.000 người dân trên địa bàn các xã trên, thực hiện quản lý và hạn chế tình trạng khai thác nước ngầm tự phát, thiếu kiểm soát trên địa bàn, giảm thiểu những hệ lụy tiềm ẩn về môi trường như: nguy cơ sụt lún nền địa chất, cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngầm, gây suy giảm chất lượng và ô nhiễm nước ngầm, gây suy kiệt và mất ổn định các nguồn nước mặt... nhà tài trợ và các bộ, ngành trung ương đã rà soát, kiểm tra thực địa và đánh giá tiêu chí phù hợp đã đồng ý chấp thuận danh mục đầu tư dự án từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại thuộc Hiệp định Chuyển đổi nợ Việt Nam - Italia.

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo lượng nước cấp 100 lít/người/ngày, đêm có chất lượng đạt Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01- 1:2018/BYT. Toàn bộ khu vực được đầu tư xây dựng nước sạch có 4.480 hộ với 17.131 khẩu. Sau khi dự án đầu tư xong sẽ cấp nước sinh hoạt cho 100% hộ dân của 3 xã trên để hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Qua đó, cũng thay đổi thói quen sử dụng giếng khơi của người dân trên địa bàn; giảm thiểu và hạn chế tình trạng khai thác nước ngầm tự phát của người dân; tiến tới kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc khai thác nước ngầm tại khu vực thực hiện dự án và sử dụng nước tập trung qua xử lý đảm bảo an toàn, bảo vệ tốt sức khỏe cho người dân.

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 2 xã Cam Chính và Cam Nghĩa với quy mô công trình là xây dựng hoàn thiện một hệ thống cấp nước sinh hoạt công suất 2.000 m3/ngày, đêm, có khả năng mở rộng trong tương lai lên 4.000 m3/ngày, đêm sử dụng nguồn nước mặt đầu nguồn sông Cam Lộ.

Các hạng mục gồm: xây dựng hoàn thiện công trình thu và trạm bơm cấp I, công suất khai thác 4.000 m3/ngày, đêm tại khu vực bãi bồi ven sông Cam Lộ thuộc địa phận thôn Cam Phú 3, xã Cam Thành. Xây dựng trạm cắt áp trên mạng lưới truyền tải và phân phối nước; xây dựng tuyến ống nước thô, công suất khai thác 4.000 m3/ngày, đêm; xây dựng hoàn thiện trạm xử lý nước sạch gồm: hệ thống xử lý nước công suất 2.000m3/ngày; hệ thống gom dẫn thoát nước và bể xử lý môi trường; hệ thống giao thông nội bộ, chiếu sáng và hàng rào bảo vệ; nhà điều hành và nhà trực vận hành trạm bơm; hệ thống cấp điện; đường vào và công trình phụ trợ khác.

Xây dựng tuyến ống truyền tải nước sạch, mạng ống phân phối nước. Đấu nối cấp nước đến các hộ tiêu thụ. Dự án cũng đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho xã Cam Tuyền gồm: xây dựng hệ thống tuyến ống cấp nước tập trung, đấu nối với đầu chờ của tuyến ống truyền tải nước sạch hiện có của Nhà máy nước Cam Lộ để phục vụ cho 5.862 nhân khẩu xã Cam Tuyền.

Một nội dung quan trọng nữa của dự án là thực hiện chương trình quản lý tài nguyên nước. Dự án tập trung tuyên truyền, vận động hạn chế khai thác, sử dụng nước ngầm trên địa bàn 3 xã Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Tuyền; thực hiện kiểm đếm số lượng, tính toán lưu lượng khai thác hiện nay của các giếng đào, giếng khoan nước ngầm trên địa bàn 3 xã vùng dự án; triển khai đăng ký sử dụng các giếng khai thác nước ngầm đã có và tổ chức kiểm soát, cấp phép cho việc khai thác mới để tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc khoan, khai thác tự phát các nguồn nước ngầm trên địa bàn 3 xã.

Dự án dự kiến thực hiện trong 3 năm từ 2024-2026 với tổng mức đầu tư 1,499 triệu Euro, tương đương 37.296 triệu đồng. Trong đó, vốn ODA viện trợ không hoàn lại: 1,199 triệu Euro, tương đương 29.817 triệu đồng; vốn đối ứng: 0,3 triệu Euro tương đương 7.479 triệu đồng. Đối với nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại, ngân sách nhà nước cấp phát toàn bộ. Đối với vốn đối ứng, tỉnh bố trí từ ngân sách địa phương theo quy định tại Hiệp định Chuyển đổi nợ Việt Nam - Italia. Dự án hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân phù hợp với địa phương.

Trần Anh Minh

Tin liên quan:
  • Quan tâm đầu tư nước sạch cho vùng trung du, miền núi
    Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nước sinh hoạt vùng núi

    Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương và các nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, lĩnh vực nước sạch nông thôn của tỉnh đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng nước sinh hoạt nông thôn, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân sử dụng ổn định vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khu vực miền núi thuộc địa bàn 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông.

  • Quan tâm đầu tư nước sạch cho vùng trung du, miền núi
    Người dân miền núi thiếu nước sạch để sử dụng

    Nước sạch là nhu cầu cấp thiết của cuộc sống, thế nhưng nhiều năm nay, hàng nghìn hộ dân ở nhiều xã miền núi thuộc các huyện Đakrông, Hướng Hóa và một số xã phía Tây huyện Gio Linh, Vĩnh Linh đang thiếu nước sạch trầm trọng. Nguồn nước sạch khan hiếm buộc số đông người dân tại các xã miền núi này phải lấy nước từ giếng khoan nhiễm vôi, phèn và nước sông suối chứa nhiều tạp chất để sử dụng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật...

  • Quan tâm đầu tư nước sạch cho vùng trung du, miền núi
    Bàn giao công trình nước sạch cho Nhân dân vùng biên

    (QTO) – Sáng nay 20/10, thông tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay cho biết, đơn vị vừa bàn giao công trình nước sạch cho bà con thôn A Luông, xã A Bung.


Trần Anh Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mong có tiền chữa bệnh cho con

Mong có tiền chữa bệnh cho con
2024-11-09 05:55:00

QTO - Từ ngày biết con trai mắc bệnh ung thư máu dòng tủy đến nay, chị Nguyễn Thị Nết (sinh năm 1996), trú tại khóm Vĩnh Đông, thị trấn Lao Bảo, huyện...

Quan tâm đến lao động nữ ngành y tế

Quan tâm đến lao động nữ ngành y tế
2024-11-09 05:30:00

QTO - Thời gian qua, Công đoàn ngành Y tế Quảng Trị đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách liên quan tới nữ đoàn viên, người lao động của ngành. Qua đó...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long