Cập nhật: Thứ 7, 15/10/2011 | 09:38 GMT+7

Mưu sinh với măng rừng

(QT) - Khi những cơn mưa ẩm ướt qua đi, những mầm măng rừng dưới mặt đất bắt đầu nhú lên thì cũng là lúc từng đoàn người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô ở các bản làng xa xôi nơi miền tây Quảng Trị bắt đầu mùa hái măng quen thuộc. Những mầm măng rừng hoang dại ấy đã góp phần cải thiện phần nào đời sống vốn gặp nhiều khó khăn của bà con dân bản. Đi hái “lộc” rừng Sương sớm còn mờ đục trên dãy núi, trên con đường đất ẩm ướt ở các bản làng của xã A Dơi (huyện Hướng Hoá) đã rộn rã tiếng cười nói. Từng tốp phụ nữ, trẻ em theo mẹ đi hái măng í ới gọi nhau gùi A Chói trên lưng trực chỉ hướng rừng. Một ngày vào rừng hái măng của dân bản đều bắt đầu từ thời điểm ấy. Theo chân một nhóm người hái măng ở bản Pa Roi, chúng tôi men theo con đường đất đỏ nhầy nhụa bùn lầy tiến vào cánh rừng cách xa bản chừng 4- 5 cây số. Băng qua nhiều đồi dốc, vượt qua nhiều con suối đầy đá bám rêu trơn trượt, cuối cùng chúng tôi cũng vào được cánh rừng với nhiều loại cây lồ ô, nứa, đoác (một loại cây gần giống lồ ô nhưng ruột đặc hơn) khá rậm rạp. Chen lẫn giữa những đám tre nứa và cây rừng ấy còn có những loại tre rừng to đầy gai nhọn hoắt. Giữa những đám đất ướt lún phún đã bắt đầu có những mầm măng bé xíu nhú lên. Chị Hồ Thị Thia, một người trong đoàn hái măng chọn một bụi cây có khá nhiều gai rồi thọc cây rựa khá sắc bén xuống đất, sau đó lôi lên mấy mụt măng bằng nắm tay, thoăn thoắt cho vào gùi.

Chợ mua bán măng ở xã ADơi, huyện Hướng Hóa.

Theo chị Thia, tùy mỗi loại cây khác nhau mà việc lấy măng cũng khác nhau. “Măng lồ ô, đoác không lớn nên “thịt” khá mỏng và mềm hơn. Việc lấy loại măng này cũng đơn giản. Còn loại tre rừng thì lớn hơn, có cái bằng bắp chân, “thịt” dày nên phải dùng dao nhọn đâm mạnh vào đất mới lấy được”, chị Thia bật mí. Xung quanh cánh rừng, những người khác cũng chia nhau tỏa ra các hướng khác nhau tìm kiếm măng cho mình. Theo những người hái măng cho biết, công việc của họ tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất vất vả, có khi gặp phải nguy hiểm. Đó là những lần họ đối mặt với nhiều bất trắc như gặp phải rắn rết, vắt rừng, bị gai đâm phải. Bà Căn Nhi, người đã sống qua 78 mùa rẫy, tâm sự: “Mình biết hái măng từ hồi còn bé xíu. Hồi đó, măng rừng nhiều vô kể nên chỉ đi hái ở gần nhà trong chốc lát là đã đầy gùi. Nhưng nay thì phải đi xa hơn vì măng ngày càng ít đi. Mình sợ nhất là gặp rắn rết và vắt rừng. Đã nhiều lần mình bị rắn cắn khi đưa tay vào bụi gai hái măng nhưng may mà không sao. Còn vắt rừng thì nhiều lắm, ai cũng bị chúng cắn hết, ngứa không chịu nổi. Nhưng cũng nhờ có những loại măng này mà dân bản mình qua những mùa đói kém. Hồi xưa hái măng chủ yếu để ăn còn bây giờ dành để bán kiếm tiền đong gạo, mua thức ăn. Mỗi ngày siêng năng, may mắn cũng kiếm được vài chục nghìn đồng”. Theo những cư dân địa phương cho biết, thường thì mùa măng rừng ở đây kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Trong khoảng thời gian này hầu như gia đình nào cũng đều có người vào rừng hái măng. Dân bản ví mùa này là mùa đi hái “lộc” rừng. “Nhờ có những mùa măng như thế này mà gia đình mình có đồng ra đồng vào, con cái có sách vở đến trường học chữ”, chị Hồ Tả Ơi ở bản Pa Rin, xã A Dơi cho biết. Dân bản thường hái măng rừng vào buổi sáng sớm và buổi chiều. Vào mùa măng có người còn đi cả ngày trong rừng để lùng măng. “Nếu đi gần và đầy gùi thì về bán trước, còn nếu đi xa hơn thì đến tối mịt mới về. Ngày nào gặp may cũng kiếm được 30-40kg, ngày ít thì kiếm được 10-15kg măng tươi, mỗi kg bán được khoảng 4.000- 5.000 đồng nên cũng có thu nhập đều đặn”, chị Ơi cho biết thêm. Chợ măng rừng Từ khi người miền xuôi lên các xã của huyện vùng cao Hướng Hoá lập nghiệp và sinh sống thì nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá, sản vật giữa miền ngược và miền xuôi trở nên thuận lợi hơn. Và măng rừng, thứ sản vật rất sẵn có ở đây, là thức ăn chủ yếu của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô cũng đã được mua bán, trao đổi như những thứ hàng hoá khác. Măng rừng có giá trị dinh dưỡng cao lại không có hoá chất độc hại nên hiện rất được thị trường ưa chuộng, nhất là ở vùng đồng bằng. Chính vì thế nên măng rừng của người dân vùng cao cũng được nhiều thương lái bên ngoài tìm vào tận nơi để thu mua.

Tư thương thu mua măng của dân bản.

Theo đó, các “đại lý”, chợ măng rừng cũng ra đời. Từ ngày có những "đại lý", chợ thu mua, măng rừng của dân bản hái được chừng nào là được thu mua chừng đó. Tại thôn Pa Roi, xã A Dơi, nhiều năm nay đã hình thành một khu chợ mi - ni chuyên thu mua măng rừng cho bà con dân bản. “Gọi là chợ măng rừng cũng đúng bởi nơi đây dân bản chỉ mua bán mỗi loại măng rừng”, ông Pả Chiên, một cựu chiến binh ở thôn Pa Roi giải thích. Chợ măng trở nên nhộn nhịp vào tầm từ 9 giờ cho đến chiều tối. Bởi vì trong khoảng thời gian đó, những người phụ nữ cũng bắt đầu từ trong rừng cặm cụi gùi măng trở về bán. Chúng tôi có mặt tại phiên chợ mua bán măng khá độc đáo này khi từ trên con đường mòn đất đỏ có mấy tốp phụ nữ gùi măng đến bán. Phiên chợ trở nên nhộn nhịp hẳn khi những cuộc ngã giá mua bán diễn ra. Sau khi lần lượt đặt lên chiếc bàn cân những gùi măng, người chủ mua măng lần lượt xổ măng ra chiếc bạt ni lông và trả tiền cho người bán. Bà Căn Nhi tay cầm những tờ tiền nhàu nhĩ, hớn hở khoe: “Hôm nay bán được gần 50 nghìn tiền măng rồi, bây giờ về nghỉ ngơi, mai lại vào rừng hái tiếp. Mùa này nghỉ làm rẫy nhưng nhờ có măng rừng nên dân bản mình cũng có cái ăn”. Các thương lái thu mua sau đó hoặc sẽ chuyển măng tươi về xuôi chế biến hoặc chế biến luôn tại chỗ. Bà Lê Thị Quyển, một người dân huyện Hải Lăng lên lập nghiệp ở xã A Dơi từ nhiều năm trước, chuyên thu mua măng rừng về chế biến để bán lại, cho biết: “Mỗi ngày gia đình tôi thu mua được khoảng vài tạ măng tươi, có lúc nhiều hơn. Sau đó cả gia đình cùng lột vỏ, luộc chín, xẻ ra đem phơi rồi gom lại bán. Tuy công việc cũng cực nhọc nhưng cũng có việc làm khi hết mùa rẫy”. Ở A Dơi và một số xã ở vùng Lìa khác, rất nhiều gia đình cũng làm nghề thu mua măng để chế biến rồi bán cho các xe ô tô thu mua đưa về xuôi. Chúng tôi rời Pa Roi khi những bếp lửa luộc măng của bà con trong bản được thổi lên và những phụ nữ Vân Kiều, Pa Cô đang vội vã trở về nhà sau một ngày mưu sinh nhọc nhằn trong rừng sâu. Mùi măng hăng hăng, ngòn ngọt thoang thoảng quyện theo những lọn khói trên những nóc nhà sàn. Với dân bản nơi đây, dù công việc đi hái măng trong rừng sâu khá vất vả, nhọc nhằn nhưng cũng rất có ý nghĩa, bởi thu nhập từ những gùi măng đã phần nào đỡ đần gia đình họ trong những lúc khó khăn để đợi chờ mùa thu hoạch trên nương rẫy. Bài, ảnh: Đức Việt



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mùa săn bồ kết rừng
22:35 16/06/2023

Từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, người dân Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, vào rừng tìm cây bồ kết để hái quả, bán cho doanh nghiệp sản xuất hóa mỹ phẩm. Bồ kết ...

Ấn tượng Măng Đen
22:45 09/06/2023

Từ TP. Kon Tum, vợ chồng anh Phúc Thắng và chị Thu Thảo đã đưa chúng tôi vượt qua quãng đường hơn 50 km đèo dốc của Quốc lộ 24 để đến với Măng Đen. Thật ngỡ ...

Mấy mùa Ada Koonh
22:40 27/12/2024

Bây giờ, bản làng của đồng bào dân tộc Pa Kô đang chìm trong mùa đông với màn sương trắng đục như sữa thấm vào núi đá, phả hơi lạnh tê cóng ngấm vào da thịt. ...

Lạc vào “lãnh địa” giáng hương cổ thụ
22:10 31/05/2024

Cách đây mấy chục năm, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô của nhiều bản làng nằm dọc theo dòng sông Sê Pôn cứ ký thác cuộc sống khó nghèo của mình vào những cánh ...

Mùa nhặt hạt trẩu
22:25 30/08/2024

Từ những ngày đầu tháng 8 đến nay, người dân sống lân cận các khu vực rừng phòng hộ ở huyện Hướng Hóa, nhất là ở xã Hướng Tân - nơi tập trung diện tích cây ...

Đưa hình ảnh Quảng Trị đi muôn nơi

Đưa hình ảnh Quảng Trị đi muôn nơi
6:19 sáng Thứ 5

QTO - Với sự sáng tạo, năng động, biết tận dụng sức mạnh của mạng xã hội trong thời đại 4.0, nhiều người trẻ ở Quảng Trị có những cách làm riêng để quảng...

Ba cô giáo cắm bản “trồng người”

Ba cô giáo cắm bản “trồng người”
21:25 06/10/2011

(QT) - Về với Trường THCS Tà Long, xã Tà Long, huyện Đakrông (Quảng Trị) vào một ngày đầu năm học mới, tôi nhận được thông tin đây là năm học đầu tiên nhà trường cử 3 cô giáo...

Làng cổ Hội Kỳ kêu cứu

Làng cổ Hội Kỳ kêu cứu
20:34 04/10/2011

(QT) - Mưa, nắng sụt sùi dễ chừng xô dạt mấy rặng tre vàng úa ngả nghiêng trên con đường dẫn về làng Hội Kỳ, xã Hải Chánh (Hải Lăng, Quảng Trị). Đây là ngôi làng cổ hiếm hoi...

Kỳ tích đôi bàn tay

Kỳ tích đôi bàn tay
06:29 01/10/2011

(QT) - Mỗi khi tâm sự về cuộc đời mình, Hồ Văn Phơi (sinh năm 1977) lại đưa đôi bàn tay ra và bắt đầu câu chuyện từ những vết sẹo, nốt chai ở trên đó. Đối với chàng trai khuyết...

Mòn mỏi đợi con về...

Mòn mỏi đợi con về...
20:31 27/09/2011

(QT) - Thắp nén nhang lên bàn thờ liệt sĩ Hoàng Ánh Đông, anh Trần Thiên Phụng, một trong chín chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ ngày 14/3/1988 khi...

Bảo vệ môi trường - trong tâm tay của bạn

Bảo vệ môi trường - trong tâm tay của bạn
02:33 25/09/2011

(QT) - Seongnam- một tỉnh nằm ở phía nam của thủ đô Seoul, nơi được mệnh danh ‘’Vùng đất của những nhà hoạt động môi trường” là nơi chúng tôi đặt chân đến trong chuyến hành...

Thời tiết

25°C - 33°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 31°C
    Có mây, có mưa rào và dông
POWERED BY
Việt Long