
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Nằm ở phía Bắc huyện Vĩnh Linh, Vĩnh Tú quanh năm được bao bọc bởi màu xanh của những rặng trâm bầu và rừng sản xuất. Trong tổng diện tích tự nhiên gần 3.500 ha chỉ có chưa đầy 800 ha đất đỏ ba dan thuộc trung tâm địa giới hành chính của xã, còn lại bốn bề là cát.
Đất đai rộng, dân số hơn 3.000 người nhưng bao đời nay người dân Vĩnh Tú còn rất chật vật bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Ngoài cây lạc, một loại cây trồng truyền thống đã được sản xuất từ lâu đời trên vùng đất này thì nông dân Vĩnh Tú không có loại nông sản nào có diện tích lớn được xem là bền vững và có tính cạnh tranh trên thị trường. 49 ha hồ tiêu, 45 ha cao su năng suất cũng thấp hơn các xã khác trong huyện. Trong số gần 2.700 ha, ngoài rừng tự nhiên và rừng sản xuất, nông dân Vĩnh Tú chỉ biết trồng các loại cây ngắn ngày.
Bởi vậy, các giống lạc, dưa, ngô, bầu bí, mướp đắng, sắn khoai của Vĩnh Tú trở thành hàng hóa nông sản thân quen với các chợ trong vùng. Khó khăn là vậy, nhưng khi xây dựng nông thôn mới (NTM) người dân trong xã ai cũng hồ hởi, phấn khởi.
Các cuộc họp thôn, xã để triển khai xây dựng NTM được nhân dân bàn bạc sôi nổi. Nhân dân tự nguyện hiến đất, chặt cây, dở bỏ tường rào, dịch chuyển các công trình vệ sinh, chuồng trại để chỉnh trang xây dựng NTM. Mọi người tích cóp tiền của sẵn sàng đóng góp mở rộng đường bê tông, xây dựng lưới điện để “thắp sáng đường quê”.
Trong chương trình “thắp sáng đường quê”, xã Vĩnh Tú có 2 thôn đã đưa điện chiếu sáng vào tận ngõ từng gia đình. Để thực hiện xây dựng NTM, cấp ủy đảng, chính quyền xã Vĩnh Tú có nhiều quyết sách mới, sáng tạo để khai thác mọi tiềm năng, lợi thế từ đất đai, lao động.
Trước khi triển khai xây dựng NTM, xuất phát điểm của Vĩnh Tú rất thấp, mới có 5/19 tiêu chí đạt chuẩn. Cơ sở vật chất trường học, giao thông, thủy lợi, các công trình văn hóa phúc lợi thiếu đồng bộ. Điều quan trọng nhất đó là hệ thống chính trị của xã vững mạnh, có tinh thần đoàn kết cao nên tạo được sự đồng thuận khi triển khai chương trình xây dựng NTM.
Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của Vĩnh Tú chưa đầy 10 triệu đồng, hộ nghèo và cận nghèo có 185/918 hộ, chiếm trên 20% theo tiêu chí mới, trong đó hộ nghèo trên 12,7%. Một trong những tiêu chí mà lãnh đạo địa phương đặc biệt chú trọng đó là định hướng cho nhân dân phát triển kinh tế, tăng nguồn thu nhập, tạo ra các mặt hàng nông sản có giá trị.
Bên cạnh việc tăng cường các lớp tập huấn để chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, chính quyền xã tạo mọi điều kiện quy hoạch về đất đai để nông dân mở mang các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng bán công nghiệp, đồng thời nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế tổng hợp.
![]() |
Xã Vĩnh Tú, Vĩnh Linh phát động chỉnh trang nông thôn mới. Ảnh: PM |
Những vùng như Mỹ Tú, Huỳnh Công Tây khuyến khích nông dân mở rộng diện tích thâm canh cây hồ tiêu, tập trung trồng rừng sản xuất, xây dựng các mô hình thổ canh để đưa các giống rau, dưa cao cấp như dưa lưới, măng tây vào trồng.
Một số diện tích đất cát vàng đang thử nghiệm trồng dứa nguyên liệu. Huyện đã và đang đầu tư xây dựng lưới điện sản xuất để phục vụ các vùng chuyên canh nông sản sạch. Bên cạnh đó, cấp ủy đảng, chính quyền xã đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm khuyến khích, động viên nông dân đầu tư phát triển kinh tế.
Ưu tiên đầu tư các công trình dân sinh kinh tế như đập Cửa Khâu, công trình Máng Nác để lấy nước tưới cho hàng chục héc ta ruộng của 3 thôn Thủy Tú 1, Thủy Tú 2, Thủy Tú Phường và thôn Mỹ Duyệt, làm đường nội đồng Tứ Chính, hoàn thiện cơ sở vật các trường học, trạm y tế, giao thông nông thôn, nhà văn hóa... với tổng nguồn vốn lên đến hàng tỷ đồng.
Vận động nông dân khai thác diện tích cát bạc màu để trồng cây lâm nghiệp; tăng cường công tác đào tạo nghề cho nông dân; phối hợp với Trung tâm khuyến nông mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi đồng thời tăng cường các biện pháp tiếp tục thực hiện đề án sản xuất nông nghiệp cho thu nhập 50 triệu đồng trở lên/ha/năm. Các tổ chức đoàn thể trong xã tín chấp qua các kênh để vay vốn cho hội viên có điều kiện phát triển kinh tế.
Nhờ vậy, nông dân phấn khởi mở mang trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề, kinh doanh, dịch vụ. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên vùng cát đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vùng cát vàng, nghèo dinh dưỡng lại hay khô hạn đã được luồn lách thời tiết để xen canh, luân canh, gối vụ các loại cây trồng như ngô, lạc, dưa hấu, sắn... đạt thu nhập từ 50 đến 70 triệu/ha/năm. Nhiều mô hình trang trại, gia trại tổng hợp cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Hiện toàn xã có trên 100 ha đất sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ 50 đến 300 triệu đồng/ha/năm.
Hàng trăm hộ đã mở mang các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ thương mại, tạo nên sự phong phú, đa dạng của cuộc sống vùng nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 của xã đạt trên 30 triệu đồng, cao gấp 3 lần so với năm 2010. Hộ nghèo hiện còn lại 3,6%.
Trong tổng số hơn 2.000 ha rừng của toàn xã đã có trên 1.600 ha rừng sản xuất, độ che phủ của rừng đã đạt 59%, cao nhất huyện. Đầu tư khai thác diện tích đất cát bạc màu để trồng cây lâm nghiệp Vĩnh Tú không chỉ bảo vệ môi trường sinh thái mà nguồn lợi từ trồng rừng đem lại thu nhập lớn cho nông dân.
Nhờ biết vận dụng, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, huy động nội lực trong nhân dân nên Vĩnh Tú sớm về đích trong chương trình xây dựng NTM. Trong tổng số nguồn vốn 95,7 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng NTM, nhân dân xã Vĩnh Tú đã đóng góp gần 36 tỷ đồng, chiếm gần 40% tổng vốn huy động. Trong 5 năm trở lại đây, xã đã xây dựng được gần 3 km đường bê tông, 1,8 km đường nhựa, cải tạo, tu sửa lại các công trình văn hóa-thể thao, phúc lợi công cộng, trạm y tế, trường học, các trung tâm văn hóa cộng đồng, các công trình dân sinh kinh tế...
Đến cuối năm 2016, Vĩnh Tú đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM. Qua gần 6 năm (2011-2016) thực hiện xây dựng NTM, xã Vĩnh Tú đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Nền kinh tế phát triển đa dạng, đem lại nguồn thu nhập cao; cảnh quan, môi trường nông thôn từng bước đổi mới, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc; cơ sở hạ tầng được kết cấu bền vững, từng bước hiện đại; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Từ một xã nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, phong trào xây dựng NTM đã thúc đẩy Vĩnh Tú phát triển mạnh, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Tô Ngọc Thành, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tú
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020- 2025 đã đề ra 23 chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 2 lĩnh vực ...
Giữa tháng 5/2024, huyện Vĩnh Linh được Ban Chỉ đạo Các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025 thống nhất đề nghị trình trung ương ...
Sau khi về đích nông thôn mới (NTM) vào năm 2016, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh sớm phát động xây dựng NTM nâng cao theo Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn ...
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, định hướng đến năm 2030 đề ra mục tiêu phát triển nông ...
Huyện Vĩnh Linh có 3 xã miền núi, gồm: Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, Vĩnh Ô. Thời gian qua, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống ...
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hải Lăng đã đoàn kết một lòng, lãnh đạo, chỉ đạo quyết ...
Đến thời điểm này, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, ở các xã vùng sâu, vùng xa, ...
Sau 14 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), đến năm 2024 huyện Vĩnh Linh được công nhận đạt chuẩn NTM. Quá trình ...
QTO - Ước mơ vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương đã thôi thúc anh Hoàng Minh Tòng, thôn Nại Cửu, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa tìm tòi, học...
QTO - Trước đây, cuộc sống của người dân thôn Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa gắn liền với nương rẫy và khai thác lâm sản. Tuy nhiên, nhận...
(QT) - Để từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc Vân Kiều - Pa Kô, từ đầu năm 2017 đến nay huyện Đakrông đã tích cực triển khai hỗ trợ...
(QT) - Hình thành các vùng sản xuất hoa màu tập trung là xu hướng hiện nay trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế, tại huyện Hải Lăng thời gian qua đã hình thành ngày càng nhiều...
(QT) - Với mục tiêu chuyển nền nông nghiệp truyền thống sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm,...
(QT) - Đầu tháng 5/ 2017, tại Hội chợ thương mại tỉnh Quảng Trị xuất hiện gian hàng nông sản mang thương hiệu dưa Vĩnh Tú, đó là gian hàng của anh Trần Văn Mạnh, ở HTX Huỳnh...
(QT) - Cũng như lực lượng nông dân hùng hậu, nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước và công cuộc xây dựng nông thôn mới toàn huyện Vĩnh Linh, nông dân xã Vĩnh Tú là lực...
(QT) - Sau khi xuất ngũ, cựu chiến binh (CCB) Lê Hồng Đức quê ở xã Lệ Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình chọn khu phố 5, phường 4, thành phố Đông Hà lập nghiệp.