Cập nhật:  GMT+7

Phát huy giá trị nghệ thuật văn hóa thời Lý trong thời kỳ mới

QĐND Online - Trong ba ngày 9, 10 và 11-2 tại Bắc Ninh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Đại học Luân Đôn (Vương quốc Anh) và UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Nghệ thuật và văn hóa thời Lý ở Việt Nam”.

Bắc Ninh tự hào là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”-nơi phát tích của Vương triều Lý-triều đại khai mở nền văn minh Đại Việt rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Với hơn 200 năm trị vì đất nước, Vương triều Lý đã giữ vững nền độc lập dân tộc, chấn hưng văn hóa nghệ thuật, Phật giáo để nhân dân được hưởng nền thịnh trị, thái bình.

Quang cảnh Hội nghị khoa học quốc tế “Nghệ thuật và văn hóa thời Lý ở Việt Nam”.

Trải qua thời gian và thăng trầm của lịch sử, đến nay tỉnh Bắc Ninh còn lưu giữ được 131 di tích có liên quan đến Vương triều Lý, trong đó có 23 dấu tích chùa tháp thời Lý, chủ yếu ở phường Đình Bảng, phường Tân Hồng, xã Tương Giang (Từ Sơn), hệ thống chùa tháp ở Châu Cổ Pháp xưa…Đặc biệt ở thời Lý, các vị vua và hoàng tộc đều sùng đạo Phật, nên chùa tháp được xây cất ở khắp các làng xã, đó còn là chốn tu hành của nhiều bậc cao tăng nổi tiếng đã có công với việc lập dựng vương triều Lý, như thiền sư Lý Khánh Văn, Lý Vạn Hạnh…Chùa Tiêu, nơi sinh thành vua Lý Thái Tổ hiện còn bảo lưu nhiều cổ vật quý giá…

Những di tích thời Lý, trong nhiều năm vừa qua đã được tỉnh Bắc Ninh đưa ra nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách thiết thực để bảo tồn và phát huy; nổi bật trong đó là dự án tu bổ lớn như Dự án chùa Phật Tích, triển khai từ năm 2010, nhằm đưa di tích trở thành khu du lịch văn hóa, tâm linh nổi tiếng của phía Bắc, nơi đây đã xây dựng nhà bảo tàng Phật giáo đặc trưng với các hiện vật tiêu biểu, độc đáo thời Lý; các dự án xây dựng tháp chuông và tượng phật Adiđà cao 28m trên đỉnh núi Phật Tích và nhiều hạng mục khác.

Trong phiên hội thảo diễn ra ngày đầu tiên, các đại biểu, học giả, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đã tập trung nhận rõ sức ảnh hưởng, vai trò của nghệ thuật, văn hóa thời Lý; vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật thời Lý trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại cũng như quản bá ra thế giới.

Tin, ảnh: CHÂU SA



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Họa sĩ đi dọc đất nước tìm… trâu

Họa sĩ đi dọc đất nước tìm… trâu
2017-02-08 10:56:39

QĐND - Triển lãm có tên "Nguyên Trâu II" của họa sĩ điêu khắc Lê Đình Nguyên (sinh năm 1960) là sự hiện diện của những chú trâu được khắc họa muôn hình muôn sắc, trưng bày tại...

Người Cơ Tu giã từ “săn máu”

Người Cơ Tu giã từ “săn máu”
2017-02-08 10:54:09

(LĐ) - Bỏ đâm trâu - một nghi thức quan trọng nhất trong lễ hội tâm linh, vốn có hàng ngàn đời của đồng bào các dân tộc thiểu số không phải câu chuyện dễ dàng, nhưng tộc người...

Cái nhìn mở và những khung cửa mới

Cái nhìn mở và những khung cửa mới
2017-02-06 11:52:39

(LĐ) - Vậy là thời đại khoa học Mở, với cái nhìn Mở của nhân loại tự thức tỉnh khiêm nhường hướng vào vũ trụ đã mở tung ra bao nhiêu cánh cửa mới lạ, diệu kỳ, với những ý tưởng...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết