{title}
{publish}
{head}
Hiện đang là thời kỳ cuối vụ thu hoạch sắn tại các địa phương miền núi của tỉnh. Năm nay, giá sắn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái từ 500.000 - 700.000 đồng/tấn. Đây là giá sắn cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây khiến nông dân rất vui mừng vì có thu nhập cao để chuẩn bị đón tết Nguyên đán sắp tới, nhất là các địa bàn vùng khó như Hướng Hóa, Đakrông.
Lãnh đạo Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa thăm, động viên người dân xã Thuận, huyện Hướng Hóa thu hoạch sắn - Ảnh: Đ.V
Những ngày này, gia đình anh Hồ Văn Xai ở thôn Ba Viêng, xã Thanh, huyện Hướng Hóa tất bật huy động hàng chục nhân công để thu hoạch diện tích sắn còn lại. Bằng hình thức vàn công nên việc thu hoạch diễn ra thuận lợi, đảm bảo chất lượng sắn. Niên vụ này, gia đình anh Xai trồng 2 ha sắn KM94.
Với giá bán cao hơn mọi năm từ 500 - 700 đồng/kg củ tươi, ước tính gia đình anh thu về khoảng 100 triệu đồng. Anh Xai vui mừng cho biết: “Giá sắn cao nên người dân chúng tôi rất phấn khởi. Ai cũng vui vì vụ này có thu nhập tốt nên chắc chắn sẽ có cái Tết đủ đầy hơn. Thu hoạch xong vụ này, tôi sẽ theo dõi tình hình thời tiết để chuẩn bị làm đất tái vụ. Hy vọng vụ sắn sắp tới đạt năng suất, sản lượng và sắn tiếp tục có giá bán cao hơn để chúng tôi yên tâm gắn bó lâu dài với cây sắn”.
Ở khu rẫy sắn cách đó không xa, những ngày này gia đình anh Hồ Văn Tui ở Bản 7, xã Thuận cũng khẩn trương thu hoạch những luống sắn cuối cùng. Vụ sắn này, gia đình anh Tui trồng khoảng hơn 1 ha sắn, do đầu vụ sắn gặp hạn hán nên năng suất có giảm xuống. Tuy vậy, nhờ giá sắn năm nay tăng cao nên gia đình anh cũng có nguồn thu nhập khá.
Anh Tui vui vẻ cho hay: “Thường thì mấy năm trước, với 1 ha sắn này gia đình tôi thu hoạch được hơn 2 xe tải sắn củ nhưng năm nay chỉ thu được hơn 1 xe. Dù vậy, do giá sắn hiện tăng cao nên chúng tôi rất vui. Vụ này gia đình tôi có thu nhập khoảng 50 triệu đồng, nhờ đó có thể trang trải khá thoải mái trong dịp Tết sắp tới”.
Theo nhận định của các đơn vị thu mua, nguyên nhân giá sắn tươi tăng cao là do nhu cầu sử dụng nguyên liệu sắn và xuất khẩu bột sắn tăng. Hiện nay, tổng diện tích trồng sắn trên địa bàn huyện Hướng Hóa là 5.600 ha, sản lượng 78.000 tấn. Mỗi ngày, Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa thu mua gần 1.000 tấn củ tươi từ địa bàn các huyện Hướng Hóa, Đakrông và Lào.
Phó Giám đốc Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa Hoàng Phước Ngọc cho biết: “Hiện nay nhà máy đang tập trung nhân lực, vận hành máy móc thiết bị chạy tối đa cả ngày lẫn đêm, phấn đấu thu mua hết sắn đến tết Nguyên đán để bà con đón Tết đủ đầy hơn và kịp thời bước vào niên vụ trồng mới”. Hiện nay nhà máy đã thu mua được khoảng từ 70-80% sản lượng sắn cho nông dân. Để đảm bảo vụ mùa sắn sắp tới đạt hiệu quả cao, ông Ngọc khuyến cáo người dân cần chủ động nguồn giống, bảo quản giống kỹ lưỡng; không lạm dụng thuốc trừ sâu. Đồng thời khuyến khích bà con tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ để cải tạo đất, giúp cây trồng sinh trưởng tốt và bền vững.
Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hướng Hóa Hoàng Đình Bình cho biết: “Cây sắn dù là cây trồng ngắn ngày nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, là loại cây chủ lực xóa đói giảm nghèo cho người dân, nhất là trên địa bàn các xã vùng Lìa. Cây sắn đã giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số gia nhập Câu lạc bộ 100 triệu của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa. Thời gian tới, huyện tiếp tục duy trì ổn định diện tích sắn hiện có và khuyến cáo người dân chú trọng khâu chăm sóc để tăng năng suất, sản lượng trong niên vụ 2023-2024”.
Sắn được giá giúp nông dân các địa phương ở Hướng Hóa và Đakrông phấn khởi bước vào vụ mới. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng khuyến cáo nông dân không vì giá sắn tăng cao mà tăng diện tích trồng, vì giá sắn sẽ biến động khó lường. Thay vào đó, người dân cần chuẩn bị đủ giống, tăng cường bón phân hữu cơ, chăm sóc, bảo vệ cây trồng thật tốt để vụ tới năng suất, sản lượng đạt cao hơn.
Hiếu Giang
QTO - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên phải thu gọn quy mô, giải thể, tạm ngừng hoạt động, dẫn đến không ít lao...
QTO - Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng...
QTO - Nhằm cải thiện các Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số sự hài lòng của tổ chức và cá nhân về sự...
QTO - Xác định vụ đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm, giữ vai trò quan trọng đối với việc thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp của cả năm, thời...
QTO - Tại xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, kể từ sau đợt lũ lịch sử vào năm 2020 đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục nhưng việc tái sản xuất nông...
QTO - Dự báo năm 2024 sẽ gặp nhiều khó khăn do tác động tình hình bất ổn của thế giới, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh... nên ngay từ đầu năm, cấp...
QTO - Đứng chân trên địa bàn huyện miền núi Hướng Hóa với dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, bằng...
QTO - “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM)” đã thực sự trở thành một phong trào thi đua sôi nổi, sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở, được các cấp,...
QTO - Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế tỉnh Quảng Trị liên tục duy trì mức tăng trưởng khá, thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên,...
QTO - Hơn 30 năm qua, ông Nguyễn Văn Thanh (sinh năm 1971), ở Khu phố 8, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh lập thân, lập nghiệp với nghề thợ mộc. Không chỉ...
QTO - Tuyến Tỉnh lộ 585C là tuyến đường tỉnh được đầu tư xây dựng nhằm kết nối vùng phía Đông huyện Cam Lộ với các địa phương trong tỉnh, phục vụ quá trình...
QTO - Từ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, xã Xy, huyện Hướng Hóa đã lựa chọn những mô hình...