Cập nhật: Thứ 4, 27/04/2011 | 12:24 GMT+7

Những vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới

(QT) - Đến nay, sau hơn một năm thí điểm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 8 xã: Vĩnh Lâm (Vĩnh Linh), Gio Phong (Gio Linh), Triệu Trạch (Triệu Phong), Cam Thủy (Cam Lộ), Mò Ó (Đakrông), Hải Lệ (thị xã Quảng Trị), Hải Thượng (Hải Lăng) và xã Thuận (Hướng Hóa, Quảng Trị)) đều cơ bản hoàn thành được ít nhất là 6 và cao nhất là 9/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Các tiêu chí đạt được chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội ổn định, chuẩn hóa trường học và y tế, đội ngũ cán bộ cơ bản được đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, xây dựng nhà văn hóa, tỷ lệ hộ sử dụng điện. Tuy nhiên, để thực hiện được các tiêu chí còn lại cần phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước cũng như ý thức vươn lên của mỗi người dân sở tại.

Đưa giống mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lúa.

Qua tìm hiểu ở các địa phương thực hiện thí điểm chương trình xây dựng nông thôn mới được biết, các tiêu chí đạt được nêu trên hầu hết đều kế thừa từ những hiệu quả đạt được của các chương trình, dự án trước đó như chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, chương trình 135, 134, chương trình về mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, dự án trồng mới 5 triệu héc ta rừng, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện quy chế dân chủ và cải cách thủ tục hành chính ở cơ sở, phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn... Còn những tiêu chí như quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội, môi trường; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo kỹ thuật của Bộ GT-VT; 70% đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn; 100% đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, giao thông nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận lợi. Hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, trong đó 85% kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa. Tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%; tỷ lệ người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp dưới 35%; tỷ lệ lao động được đào tạo trên 35%; 30% người lao động được đóng bảo hiểm y tế, đảm bảo vệ sinh môi trường... còn gặp rất nhiều khó khăn, phụ thuộc vào lộ trình đầu tư của nhà nước cũng như tùy thuộc vào sự thay đổi nhận thức của người dân về xây dựng một nông thôn mới. Theo kế hoạch của Chi cục Phát triển nông thôn, từ nay đến năm 2015 là nâng cao thu nhập của người dân nông thôn lên gấp 1,8- 2 lần so với năm 2010. Xây dựng được cơ bản hệ thống giám sát ô nhiễm môi trường nông thôn, cơ bản xử lý và ngăn chặn ô nhiễm ở các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức nghề đạt trên 30%. Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác có hiệu quả, hỗ trợ cho phát triển kinh tế hộ gia đình và thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế nông thôn. Xây dựng trên 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tổng kinh phí để thực hiện các dự án của chương trình này (giai đoạn 2011- 2015) là 1.799.500 triệu đồng (năm 2010 đang thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề, chương trình 135 giai đoạn II). Để đạt được kết quả đó, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị, đoàn thể cần phải vào cuộc một cách quyết liệt. Đồng thời, tiếp tục tranh thủ và lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Đặc biệt, phải coi đây là công việc vì dân, do dân. Xây dựng nông thôn mới phải giải quyết những vấn đề thiết thực mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân, do đó, cộng đồng dân cư phải đóng vai trò chủ thể trong xây dựng, nghĩa là phải được bàn bạc và quyết định, tổ chức thực hiện, giám sát và quản lý, sử dụng. Khi đầu tư xây dựng phải được tiến hành đồng bộ trên nguyên tắc dựa vào nội lực của cộng đồng địa phương, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần trực tiếp để phát huy sự đóng góp của cộng đồng dân cư. Từ đó, các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng dân cư ở xã tự đề xuất trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định thông qua chính cộng đồng. Cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện để người dân phát huy vai trò chủ thể xây dựng nông thôn mới. Bài, ảnh: N.V



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Ghi nhận ở thôn nông thôn mới Phú Thành
22:35 15/09/2024

Ngày 19/8/2024, UBND huyện Đakrông ban hành quyết định công nhận thôn Phú Thành, xã Mò Ó đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đây là thôn đầu tiên thuộc xã đặc biệt ...

Cây ngô vẫn còn nhiều cơ hội

Cây ngô vẫn còn nhiều cơ hội
04:04 25/04/2011

(QT) - Ngô là một trong những loại cây lương thực quan trọng của nước ta và thế giới. Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, có nơi ngô đã thay thế gạo trong bữa ăn hàng ngày của người...

Thu nhập khá nhờ hương thơm

Thu nhập khá nhờ hương thơm
03:33 25/04/2011

(QT) - Gắn bó với nghề làm biển đã hơn 30 năm, lại là tàu trưởng có nhiều kinh nghiệm, thế nhưng ông Nguyễn Văn Khoa đã rút ra một thực tế là rất khó có thể làm giàu với nghề...

Thời tiết

26°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long