Cập nhật: Thứ 6, 09/11/2018 | 05:50 GMT+7

Những người trẻ làm ăn giỏi ở A Bung

(QT) - Dẫn tôi đi thăm mô hình nuôi thỏ của anh Hồ Văn Lợi ở bản Cu Tài 2, Bí thư Xã đoàn A Bung, huyện Đakrông Hồ Văn Oăn cho biết, hiện nhiều thanh niên ở các bản Cựp, A Luông, Ty Nê, Cu Tài 1, Cu Tài 2, A Bung, La Hót… đã vươn lên vượt khó, làm giàu. Trên địa bàn xã A Bung có 10 mô hình thanh niên làm ăn giỏi từ trồng rừng, chăn nuôi, mộc mỹ nghệ.

Anh Hồ Văn Lợi chăm sóc đàn thỏ

Ấn tượng đầu tiên khi gặp anh Hồ Văn Lợi (31 tuổi) đó là chàng trai rắn rỏi, nước da rám nắng cùng cái bắt tay ấm áp, chân tình. Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nên anh Lợi thấu hiểu nỗi khổ của sự nghèo khó. Thời gian học ở Trường Trung học Nông nghiệp- Phát triển nông thôn Quảng Trị, anh luôn ấp ủ ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Để nuôi dưỡng ước mơ ấy, anh cố gắng học tập, tích lũy kiến thức về nông nghiệp.

Năm 2015, tốt nghiệp trung cấp thú y, anh Lợi về địa phương nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình chăn nuôi trên internet. Nhận thấy mô hình nuôi thỏ ở huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên- Huế) mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện xã A Bung, anh Lợi vào tận nơi để học tập kinh nghiệm nuôi thỏ. Sau mấy tháng học hỏi, đầu năm 2017 anh Lợi đầu tư 25 triệu đồng xây dựng chuồng trại và thả nuôi 200 con thỏ giống, thỏ thịt cung cấp cho khách hàng ở quanh vùng.

“Nuôi thỏ cứ tưởng khó nhưng thực ra không phải vậy. Chuồng nuôi thỏ khá đơn giản, chỉ làm bằng tre hoặc lưới sắt, song yêu cầu phải cao ráo, sạch sẽ, đảm bảo mùa hè thoáng mát, mùa đông kín ấm. Thỏ là loại vật rất dễ bị nhiễm bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh bại huyết (xuất huyết đường ruột). Khi mắc bệnh này, thỏ chết rất nhanh. Phương pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm phòng chu đáo. Khi cho thỏ ăn chú ý không để các loại rau thấm nước và bẩn. Mỗi năm, thỏ mẹ đẻ 7 - 8 lứa (mỗi lứa 6 - 7 con). Chỉ 2 - 3 tháng kể từ khi sinh, thỏ đã thành mẹ, lúc đó trọng lượng đạt khoảng 2,5 - 3 kg/con. Giá thỏ giống trên thị trường hiện tại giao động từ 80.000 - 90.000 đồng/kg; thỏ thịt từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Từ đầu năm 2018 đến nay, tôi xuất bán thỏ giống, thỏ thịt thu về hàng chục triệu đồng. Sắp tới, tôi sẽ mở rộng hệ thống chuồng trại để nuôi với quy mô từ 300 - 400 con thỏ giống, thỏ thịt…”, anh Lợi chia sẻ.

Thăm mô hình nuôi bò, dê của anh Hồ Văn Ngầu (26 tuổi) ở bản La Hót, xã A Bung, anh Ngầu cho biết: “Trước đây, gia đình tôi rất khó khăn. Tôi suy nghĩ cả hai vợ chồng khỏe mạnh, chịu khó lao động không lẽ cứ mãi cam phận khó nghèo. Khoảng năm 2015, sau khi đi một số nơi tìm hiểu, tôi thấy việc nuôi bò, dê là phù hợp với gia đình. Xã A Bung có nguồn cỏ, lá cây rừng và phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, có thể tận dụng làm thức ăn cho dê, bò nên chi phí đầu tư thấp; chăn nuôi bò, dê luôn có đầu ra ổn định nên hiệu quả kinh tế mang lại cao. Rút kinh nghiệm của dân bản, tôi không chăn nuôi bò, dê theo kiểu thả rông mà xây dựng hệ thống chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ; chú ý việc tiêm phòng dịch bệnh cho vật nuôi… Đến nay, gia đình tôi có 20 con dê, 10 con bò, mỗi năm cho thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng”.

Tìm hiểu chúng tôi được biết, những năm trở lại đây trên địa bàn xã A Bung có nhiều mô hình làm ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao do đoàn viên, thanh niên làm chủ. Ngoài hai đoàn viên, thanh niên làm mô hình kinh tế năng động nêu trên, còn có thêm nhiều đoàn viên, thanh niên làm kinh tế giỏi như anh Hồ Văn Nhi ở bản Cu Tài 2 mở xưởng mộc mỹ nghệ với thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm; anh Hồ Văn Mười ở bản La Hót mở trang trại chăn nuôi bò, dê, lợn; đào ao thả nuôi cá nước ngọt; trồng rừng… với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm… Chính những đoàn viên, thanh niên ấy là nhân tố mới để các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn xã A Bung học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và làm theo. Cái khó của đoàn viên, thanh niên xã A Bung hiện nay đó là việc tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển kinh tế.

Bí thư Xã đoàn A Bung Hồ Văn Oăn cho biết, nếu được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng chắc chắn sẽ có thêm nhiều mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ trên địa bàn xã, hỗ trợ đoàn viên thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

An Phong



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đưa sản phẩm dệt thổ cẩm A Bung vươn xa
02:35 10/12/2024

Nghề dệt thổ cẩm ở xã A Bung, huyện Đakrông có truyền thống lâu đời. Những tấm vải thổ cẩm đủ màu sắc, hoa văn tinh xảo được làm ra từ những đôi bàn tay tinh ...

Cần lối mở cho nghề dệt thổ cẩm ở A Bung
22:48 23/09/2022

Những tấm thổ cẩm đủ sắc màu đẹp mắt được dệt nên bởi đôi bàn tay tinh tế của người phụ nữ Pa Kô ở xã A Bung, huyện Đakrông, từ lâu là niềm tự hào của người ...

Bí thư chi đoàn người Pa Kô gương mẫu
22:20 24/05/2023

Năng động, sáng tạo, luôn đi đầu trong các hoạt động, phong trào của đoàn và địa phương là hình ảnh để lại nhiều dấu ấn của Bí thư Chi đoàn thôn A Bung, xã A ...

Nhân rộng mô hình chăn nuôi dê địa phương
22:40 06/08/2024

Đakrông là huyện miền núi có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê địa phương sinh sản cũng như thương phẩm. Với định hướng hình thành các cơ sở chăn ...

Khẩn trương phục hồi cây lúa bị đổ ngã

Khẩn trương phục hồi cây lúa bị đổ ngã
10:30 tối qua

QTO - Do ảnh hưởng của không khí lạnh, tối ngày 12/4 và rạng sáng ngày 13/4 trên địa bàn tỉnh đã có mưa to kết hợp với gió mạnh đã làm hơn 1.100 ha lúa...

Quyết làm giàu trên vùng cát quê hương

Quyết làm giàu trên vùng cát quê hương
23:12 07/11/2018

(QT) - Sau nhiều năm lăn lộn làm công nhân và nhiều nghề khác ở miền Nam, vài năm trước anh Nguyễn Đức Tám (33 tuổi) ở thôn Ba Du, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng quyết định về lại...

Thời tiết

22°C - 27°C
Nhiều mây, không mưa
  • 22°C - 30°C
    Có mây, không mưa
  • 25°C - 33°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long