
{title}
{publish}
{head}
> Những người hạ nhiệt “điểm nóng”. Bài 1: Nắm bắt nhanh, giải quyết kịp thời
(QT) - Hạ nhiệt “điểm nóng” là một quá trình bền bỉ, nhiều khó khăn. Muốn nắm bắt nhanh, giải quyết kịp thời mâu thuẫn ngay từ cơ sở phải có phương pháp linh hoạt, sáng tạo phù hợp với thực tiễn tại địa phương nơi xảy ra “điểm nóng”. Kinh nghiệm “nằm lòng” của những người làm công tác dân vận là luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người dân để có phương án giải quyết thấu tình, đạt lí.
![]() |
Trao đổi kinh nghiệm về công tác dân vận sau sự cố bãi rác bốc cháy ở thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh. Ảnh: LT |
Linh hoạt trong vận động
Khung cảnh bình yên của thôn Tà Đủ trong một buổi sáng cuối tuần của tháng 7 khiến chúng tôi không thể hình dung được nơi đây từng xảy ra “điểm nóng” liên quan đến vấn đề bồi thường đất đai. Nhiều người dân thôn Tà Đủ giờ đã trở thành công nhân của Công ty TNHH My Anh - Khe Sanh (đơn vị trước đây xảy ra tranh chấp với người dân) nên giờ này, mọi người phải có mặt tại công ty để làm công việc của mình.
Dự án trồng cây mắc ca của Công ty TNHH My Anh - Khe Sanh triển khai trên địa bàn huyện Hướng Hóa bắt đầu thực hiện từ năm 2014. Đây được xem là dự án đầu tư về nông nghiệp có số vốn lớn nhất từ trước đến nay theo chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, một thời gian dài dự án này “dậm chân tại chỗ” vì gặp phải những vướng mắc trong việc giao đất cho doanh nghiệp.
Theo Chủ tịch UBMTTQVN, Trưởng Khối Dân vận xã Tân Hợp Nguyễn Quang Xuân, những vướng mắc nảy sinh ở cơ sở tập trung vào các vấn đề sau: 37 hộ dân thôn Tà Đủ đều yêu cầu đền bù trong khi thực tế chỉ có 17 hộ bị ảnh hưởng; người dân yêu cầu có khu đất chăn thả trâu bò và đường đi đến khu vực bà con canh tác; việc hỗ trợ đền bù không đúng thời gian đề ra; một số hộ dân không chấp nhận phương án đền bù… Đã có thời điểm việc tranh chấp đất đai giữa doanh nghiệp với người dân phát sinh thành “điểm nóng”. Nhưng với quyết tâm của tỉnh, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng phương pháp vận động linh hoạt, khéo léo, đến nay đất đã được bàn giao cho doanh nghiệp, người dân chấp nhận phương án đền bù và yên tâm lao động, sản xuất.
Trên thực tế, dự án trồng cây mắc ca đi qua thôn Tà Đủ chỉ có 17/37 hộ dân trong thôn bị ảnh hưởng, về lí việc hoán đổi đất sản xuất và hỗ trợ tiền khai hoang chỉ thực hiện với 17 hộ dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên vì nhu cầu đất sản xuất của người dân trong thôn, địa phương nhiều lần thương thảo với doanh nghiệp để hỗ trợ đất và tiền cho cả 37 hộ dân. Để đáp ứng nguyện vọng của người dân về nhu cầu có một khu chăn thả trâu bò, chính quyền xã đã đề xuất huyện dành 71 ha đất rừng tự nhiên tái sinh giao cho cộng đồng quản lí để người dân đưa trâu bò về đây chăn thả, chấm dứt tình trạng trâu bò thả rông ảnh hưởng đến diện tích cây trồng mắc ca của công ty.
Khi mọi vướng mắc ban đầu cơ bản được giải quyết thì vào thời điểm khoảng giữa năm 2018, một tình huống khác phát sinh: 5 giờ sáng, toàn bộ người dân thôn Tà Đủ tụ tập định kéo nhau lên UBND huyện. Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng Công an xã Tân Hợp kiêm Bí thư Chi bộ thôn Tà Đủ nhớ lại: Trời vừa tờ mờ sáng, 37 hộ dân thôn Tà Đủ đã tập trung ở hội trường thôn để lên huyện gặp lãnh đạo (theo lịch, buổi sáng hôm đó diễn ra kì họp HĐND huyện). Nhận được thông tin, ngay lập tức chúng tôi có mặt để nắm bắt tình hình và báo cáo lên huyện, xã tìm hướng giải quyết. Nhờ đối thoại mới biết người dân bức xúc vì theo thông báo của huyện đến cuối tháng 3/2018, 37 hộ dân ở thôn Tà Đủ sẽ được cấp đất hoán đổi để sản xuất với tổng diện tích 45 ha và tiền hỗ trợ khai hoang 10 triệu đồng/hộ. Trong suy nghĩ của người đồng bào, đã hứa là phải làm. Tuy nhiên, hơn 3 tháng trôi qua nhưng người dân chưa nhận được đất cũng như tiền hỗ trợ nên cho rằng lãnh đạo huyện không thực hiện đúng lời hứa với dân. Nhiều ý kiến cũng thể hiện sự không đồng tình về phương án giao đất theo kiểu ai có đơn xin cấp đất trước thì giao đất trước của địa phương. Người dân cho rằng làm như vậy sẽ thiếu công bằng.
Ông Hồ Văn Tình, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Hướng Hóa chia sẻ phương pháp hạ nhiệt “điểm nóng”: Sau khi trực tiếp nghe dân nói, biết nguyện vọng của bà con là gì và vướng mắc nằm ở đâu, chúng tôi tách riêng nhóm đối tượng có xu hướng kích động người dân để vừa giải thích, vừa nêu quan điểm cứng rắn nếu tụ tập đông người, kích động, gây rối sẽ bị pháp luật xử lí nghiêm. Với các hộ gia đình, chúng tôi giải thích cụ thể về phương án hoán đổi đất sản xuất của huyện chậm giao cho dân là vì việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ ít xung yếu sang đất sản xuất liên quan đến nhiều cấp, ngành giải quyết và cần có thời gian, lộ trình để thực hiện. Ngay tại buổi tập trung hôm đó, tôn trọng ý kiến của người dân, huyện giao Phòng Tài nguyên và Môi trường phân lô, hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tổ chức cho người dân bốc xăm nhận đất ở khu sản xuất mới. Vài giờ đồng hồ sau, không khí căng thẳng ban đầu dịu xuống, người dân tự giải tán.
Đối với tình huống phát sinh 4 hộ dân đầu nguồn sông Rào Quán không đồng thuận giao đất cho doanh nghiệp, trong đó có trường hợp của hộ bà Hồ Pỉ Hầm, cũng đòi hỏi có phương pháp để tháo gỡ “nút thắt”. Theo quy hoạch ban đầu, hộ này không nằm trong diện đền bù. Đến năm 2018, doanh nghiệp muốn mở một con đường đi qua diện tích đất của Pỉ Hầm nhưng cháu ngoại bà là Hồ Văn Giêng không muốn giao đất. Sau đó Hồ Văn Giêng yêu cầu ngoài tiền bồi thường thiệt hại là 250 triệu đồng, doanh nghiệp phải hỗ trợ thêm một chiếc xe máy. Sự việc này xảy ra vào cuối năm 2018, thời điểm vấn đề giao đất cho doanh nghiệp đang rất cấp bách nên công tác vận động cũng đẩy lên gấp rút. Vận động đông người tưởng chừng đã khó, vận động mỗi cá nhân như Hồ Văn Giêng cũng không hề đơn giản. Cái lí anh ta đưa ra trước sau như một: hỗ trợ tiền cộng một chiếc xe máy.
![]() |
Già làng Hồ Tiếu cho rằng, muốn hiểu dân thì phải gần dân, sát dân. Ảnh: LT |
“Nếu không có sự tác động mạnh mẽ hơn thì khó có thể thuyết phục được, tiến độ giao đất chậm trễ sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp và địa phương”, anh Nguyễn Quang Xuân xác định và nhớ đến câu chuyện xảy ra cách đây đã lâu. Chị em Hồ Văn Giêng vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống với bà ngoại là Pỉ Hầm. Thời còn làm cán bộ khuyến học, anh Xuân rất quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của chị em Giêng, đưa vào danh sách hỗ trợ để tạo điều kiện cho chị em họ đến trường. Lần nào cũng vậy, mỗi lần về huyện nhận học bổng hay các nguồn hỗ trợ từ công tác khuyến học, anh đều không quản ngại khó khăn về tận bản để chở chị em Giêng đi nhận. Anh chia sẻ với Hồ Văn Giêng câu chuyện về thuở cơ hàn đó, rồi đặt câu hỏi: “Thời điểm gia đình em rơi vào hoàn cảnh khó khăn, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm giúp đỡ, động viên kịp thời. Nhờ đó, chị em Giêng được biết đến cái chữ, không chịu cảnh thất học. Bây giờ, dự án lớn của Nhà nước được triển khai tại địa phương, vì sao em lại cố tình không hợp tác? Nếu cứ cố tình như vậy là mình đã phụ công ơn của Đảng, Nhà nước”. Hồ Văn Giêng im lặng. Nhưng mưa dầm thấm lâu, những câu chuyện về quá khứ, hiện tại mà những người làm công tác dân vận tâm huyết như ông Xuân cố tình dẫn dắt đã thay đổi nhận thức của Giêng. Từ chỗ chây lì, cố tình gây khó khăn bằng cách đòi hỏi chế độ bồi thường “đặc biệt”, Giêng đã đồng ý giao đất cho doanh nghiệp với mức bồi thường 100 triệu đồng. Đặc biệt, Công ty TNHH My Anh - Khe Sanh sau đó đã nhận Giêng vào làm công nhân trồng cây mắc ca của đơn vị với mức thu nhập ổn định từ 3 - 4 triệu đồng/ tháng.
Một phương pháp khác được huyện Hướng Hóa vận dụng để giải quyết vụ việc này là tranh thủ tiếng nói của già làng. Già làng Hồ Tiếu, 82 tuổi, là người được “chọn mặt gửi vàng”. Hiện tại vùng đất sản xuất của gia đình già Tiếu được đền bù vẫn đang nằm trong diện tranh chấp phát sinh với người dân xã Hướng Tân nhưng già luôn nêu gương, bình tĩnh chờ sự giải quyết của cấp trên. Thời điểm hiện tại, người dân thôn Tà Đủ rất nôn nóng về việc chưa có con đường dẫn đến khu đất canh tác (phải đi nhờ đường của công ty). Nhiều người nghi ngờ và muốn gửi đơn lên cấp trên nhờ xem xét. Nắm bắt tâm lí của dân, già Hồ Tiếu giải thích: Việc xây dựng con đường không phải ngày một, ngày hai, bà con phải bình tĩnh để khắc phục khó khăn trước mắt. Địa hình vùng núi rất hiểm trở, xây thì dễ nhưng để con đường đó được bền lâu mới khó. Muốn vậy phải lựa chọn được vị trí thích hợp. Già từng nhiều lần theo cán bộ đi khảo sát nhưng chưa tìm được vì địa hình của bản chúng ta rất dốc, có đoạn đường lại băng qua sông Rào Quán. Hiện cán bộ tiếp tục khảo sát chứ không phải nuốt lời như mọi người nghĩ.
Hạ nhiệt “điểm nóng” trong 2 giờ
Ông Phan Hải Hiến, Chủ tịch UBMTTQVN, Trưởng Khối Dân vận thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh vẫn nhớ rất rõ tình huống cấp bách xảy ra sau vụ việc bãi rác tạm trên địa bàn thị trấn đột ngột bốc cháy dữ dội vào một đêm giữa tháng 3/2019. “Bãi rác bốc cháy dữ dội cả đêm dù lực lượng chữa cháy của địa phương được huy động tối đa để dập lửa. Sáng hôm sau, cả thị trấn mù mịt khói, nhất là ở khu phố Hòa Lý, địa bàn ở gần bãi rác nên không gian đen kịt khói, mùi hôi thối xông lên nồng nặc. Cả đêm mất ngủ, sáng ra lại chứng kiến không khí ô nhiễm như vậy khiến người dân khu phố Hòa Lý rất bức xúc. Tình hình càng trở nên căng thẳng khi người dân kéo đến tụ tập ở hội trường khu phố bàn tán, bày tỏ thái độ bất bình, người thì vội vã đến trường đón con về vì cho rằng trường gần bãi rác rất ô nhiễm; người thì quay clip về hiện trường bãi rác đang cháy tung lên mạng xã hội… Trước tình hình ấy, cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo Tổ Dân vận về cơ sở để nắm bắt tình hình, giải thích cặn kẽ cho người dân hiểu”.
Đến bây giờ, nguyên nhân dẫn đến bãi tạm bốc cháy vẫn đang được cơ quan công an điều tra làm rõ. Tuy nhiên, do tình trạng ô nhiễm môi trường từ bãi rác tạm trên địa bàn diễn ra âm ỉ bấy lâu nhưng địa phương chưa có phương án giải quyết dứt điểm khiến người dân đã có sẵn bức xúc. Trong khi đó, vào thời điểm đó, vấn đề ô nhiễm từ các bãi rác tập trung đang “rất nóng” trong phạm vi toàn quốc. Điển hình như vụ việc người dân xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu (thành phố Đà Nẵng) liên tục tụ tập cản trở, phản đối không cho xe ô tô chở rác vào khu vực các bãi rác Nam Sơn và Khánh Sơn khiến rác thải dồn ứ ở khu vực trung tâm các thành phố này. Ngay trên địa bàn huyện Vĩnh Linh cũng xảy ra những “điểm nóng” về tình hình rác thải như vụ việc người dân xã Vĩnh Long chặn xe của Trung tâm Môi trường đô thị huyện không cho vào đổ rác ở bãi rác tạm của huyện đóng ở thôn Cây Si hay bãi rác tạm các xã phía tây huyện Vĩnh Linh đóng ở địa bàn thị trấn Bến Quan bốc cháy không rõ nguyên nhân… “Cùng lúc, có nhiều vụ việc xảy ra liên quan đến vấn đề ô nhiễm từ các bãi rác thải khiến chúng tôi xác định rằng việc dập tắt đám cháy là quan trọng nhưng dập tắt phản ứng dây chuyền cũng quan trọng không kém. Không thể để người dân thể hiện thái độ bất bình về tình trạng ô nhiễm môi trường từ bãi rác đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhiều cộng đồng dân cư bằng cách mà người dân ở một số địa phương khác đang làm”, ông Hiến cho biết.
Bà Hoàng Thị Bắc, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Cửa Tùng chia sẻ: “Khi sự việc xảy ra, một số người dân đã quay clip về hình ảnh bãi rác bốc cháy, khói đen mù mịt, rồi tụm năm, tụm bảy bàn tán… để đưa lên mạng xã hội. Có người còn tag vào tường facebook cá nhân của tôi, bên dưới là những bình luận nghi ngờ chính quyền địa phương xử lí rác thải bằng cách đốt lộ thiên gây ô nhiễm trong khu dân cư. Đặc biệt, một số con em của địa phương làm ăn xa cũng bày tỏ thái độ bất bình trên mạng xã hội. Nhận thấy tình hình rất nóng, toàn thể cán bộ từ xã đến khu phố cùng vào cuộc”.
Dưới sự chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền và Khối Dân vận, từng hội đoàn thể được phân công trách nhiệm vận động, thuyết phục hội viên của mình để ổn định tình hình. Mọi người chia địa bàn rồi tỏa đi mỗi người một hướng, người thì đến hội trường thôn, người thì đến nhà dân, người có mặt tại các quán ăn sáng, chợ, trường học… để giải thích cho người dân hiểu rằng, vụ cháy bãi rác là sự cố nằm ngoài ý muốn của chính quyền địa phương. Trong quá trình bãi rác cháy, chính quyền đã tích cực huy động lực lượng vào chữa cháy. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nắng nóng, vật liệu ở bãi rác toàn túi ni lon, vỏ chai nhựa rất dễ cháy, trong khi lực lượng dập lửa mỏng, phương tiện chữa cháy thô sơ nên không thể khống chế kịp thời đám cháy chứ không phải chính quyền cố tình cho đốt rác lộ thiên. Những người làm công tác dân vận như bà Bắc, ông Hiến cũng giải thích cặn kẽ rằng nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ nên người dân hãy bình tĩnh chờ các ngành chức năng giải quyết, không tụ tập đông người trái phép; nên gỡ bỏ các clip vừa tung trên mạng xã hội để tránh gây hiểu nhầm trong dư luận và nhất là có thể bị các đối tượng xấu lợi dụng, bịa đặt thông tin xuyên tạc… Sự vào cuộc kịp thời trong công tác dân vận của cả hệ thống chính trị ở thị trấn Cửa Tùng đã nhanh chóng ổn định tư tưởng cho người dân chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ sau khi vụ việc xảy ra. Đặc biệt, nhờ giải thích cặn kẽ, kịp thời và thấu tình, đạt lí của những người làm công tác dân vận đã củng cố niềm tin của người dân vào cách giải quyết của cấp ủy, chính quyền địa phương. Kể từ thời điểm xảy ra vụ việc đến nay gần 4 tháng trôi qua, tại bãi rác tạm thị trấn Cửa Tùng có thêm 2 lần bốc cháy, tuy nhiên người dân luôn bình tĩnh, cùng nhau chữa cháy và phối hợp với ngành chức năng cung cấp các bằng chứng, tìm hiểu nguyên nhân gây cháy bãi rác chứ không nóng vội, kích động như trước.
Câu chuyện về những người hạ nhiệt “điểm nóng” giúp chúng tôi rút ra một nhận xét rằng: Trong tất cả mọi tình huống, nếu người làm công tác dân vận luôn bám sát địa bàn, nắm chắc đối tượng, có phương pháp vận động khéo léo và trên hết phải luôn vì dân, đặt dân lên vị trí hàng đầu thì nơi đó, mọi căng thẳng, vướng mắc sẽ dần được hóa giải. Người dân từ chỗ hoang mang, nghi ngờ, thậm chí bị kích động, xúi giục… đều trở nên tin tưởng hơn vào chủ trương, đường lối giải quyết của cấp trên.
Lâm Thanh - Phan Hoài Hương
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, mặc dù thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ có lúc trên 40 độ C nhưng tại các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ...
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng và tri ân khách hàng thông qua các chương trình khuyến ...
Thời tiết nắng nóng, gió Tây Nam bắt đầu thổi mạnh nên hiện nay, nhiều diện tích rừng trên địa bàn tỉnh có nguy cơ xảy ra cháy rất cao. Trước thực tế này, các ...
Khi thời tiết nắng nóng kéo dài thì nhu cầu sử dụng điện của người dân sẽ tăng cao. Theo đó, các thiết bị điện dùng để làm mát như tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt ...
Khối lượng đầu việc nhiều; trụ sở làm việc thiếu; địa bàn công tác có những xã vừa xa, vừa là địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự (ANTT)... là những khó khăn ...
Dọc theo sông Hiếu chảy qua địa phận xã Gio Việt, thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh) không khó để chứng kiến “núi rác” gồm túi ni lông, bao bì, chai lọ, củi ...
Thời gian qua, TP. Đông Hà đã chú trọng nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo để kịp thời nắm bắt, giải quyết những bức xức, ...
Hiện nay, nhiều bãi tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang ở trong tình trạng quá tải do lượng rác đổ về hằng ngày rất ...
QTO - Xác định công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, phát triển đảng viên là một trong những nhiệm vụ then chốt nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của...
QTO - Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, thành phố Đông Hà đã triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp để nâng cao chất...
QĐND - Cách đây 74 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam triệu người như một nhất tề vùng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, đập tan...
(QT) - Có mặt tại những địa phương trước đây từng xảy ra các vụ việc có nguy cơ phát sinh, thậm chí đã phát sinh “điểm nóng” mới thấy hết vai trò quan trọng của công tác dân...
(QT) - Những năm qua, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn thành phố Đông Hà được phát động sâu rộng và mang lại hiệu quả tích cực. Đã có nhiều cách làm hay...
(QT) - Lần đầu tiên ở tỉnh Quảng Trị có Khu nhà tưởng niệm Mẹ Việt Nam anh hùng đóng ở địa bàn xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng. Công trình đền ơn đáp nghĩa này đã tạo được sự...
(QT) - Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, thời gian qua thành phố Đông Hà đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong việc chung tay...
(QT) - Ngày 11/8/2009 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về việc thành lập thành phố Đông Hà trực thuộc tỉnh Quảng Trị. 10 năm, đi cùng với niềm vui của một thành phố...