
{title}
{publish}
{head}
(QT) - “Tỉnh dài, huyện rộng, hợp tác xã to, Đảng lo việc Đảng, mình lo việc mình”. Đó là câu dân gian than phiền “huyện rộng, tỉnh to” lúc bấy giờ. Ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế hợp nhất lại thành tỉnh Bình Trị Thiên có chiều dài hơn 300 cây số chạy từ đèo Ngang đến Hải Vân, tỉnh lị lại đóng tại thành phố Huế. Hạ tầng và phương tiện giao thông hồi ấy chưa được như bây giờ. Cán bộ huyện ở vùng Tuyên Hóa, Minh Hóa (Quảng Bình) về Huế họp có khi phải đi mất hai ngày tàu xe mới đến nơi. Huyện cũng thế, hầu hết nhập hai, ba huyện làm một, ví như huyện Bến Hải bao gồm huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và thị xã Đông Hà; huyện Triệu Hải bao gồm huyện Hải Lăng, huyện Triệu Phong, thị xã Quảng Trị và hai xã Ba Lòng, Triệu Nguyên của huyện Đakrông hiện nay.
![]() |
Gặp mặt Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ngày 1/1/2015. Ảnh: H.T |
Tỉnh rộng, huyện to khiến việc điều hành, chỉ đạo gặp nhiều khó khăn, tất nhiên còn thêm nhiều lí do khác nữa, nên từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỉ trước, liên tiếp có những cuộc “tái lập tỉnh”, để các tỉnh, thành trở về với địa giới hành chính cũ được hình thành từ thời thuộc Pháp. Ngày 1/7/1989, tỉnh Quảng Trị được lập lại, sau hơn 13 năm sáp nhập ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế với tên gọi là Bình Trị Thiên. Khi chia tỉnh, tỉnh ủy viên là người Quảng Trị có đến 17 đồng chí. Anh Nguyễn Đức Hoan, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên được cử làm triệu tập viên; Tỉnh ủy họp phiên thứ nhất ngày 26/6/1989 thống nhất đề nghị Trung ương chỉ định anh Nguyễn Đức Hoan làm Bí thư Tỉnh ủy; anh Phan Chung làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; anh Nguyễn Bường làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Để chuẩn bị cho ngày di chuyển bộ máy của tỉnh về làm việc tại thị xã Đông Hà, Tỉnh ủy cử anh Nguyễn Minh Kỳ, Tỉnh ủy viên, Ủy viên thư kí UBND tỉnh Bình Trị Thiên; anh Võ Duy Chất, cán bộ Ban Kinh tế Tỉnh ủy; anh Nguyễn Xuyến, cán bộ Sở Xây dựng và tôi ra khảo sát, tìm địa điểm để sắp xếp, bố trí cho các cơ quan cấp tỉnh tạm có chỗ làm việc tại tỉnh nhà. Đông Hà lúc đó đã là thị xã nhưng không có mét đường nhựa nào (trừ Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9 đi ngang qua giữa lòng đô thị). Cả thị xã chỉ có hai ngôi nhà 2 tầng cũ kĩ, nhưng do chiến tranh bị hư hỏng nặng, được sửa chữa lại sau ngày Hiệp định Paris được kí kết năm 1973. Đó là ngôi nhà làm việc cũ của UBND thị xã Đông Hà và Nhà khách UBND tỉnh ở 68, Trần Hưng Đạo hiện nay. Ngoài ra có thêm một ngôi nhà 2 tầng mới được xây cách đó vài năm là trụ sở của Công ty Cung ứng vật liệu xây dựng Bình Trị Thiên, nay là vị trí của Trường Chính trị Lê Duẩn.
UBND tỉnh phải mượn ngôi nhà cấp 4 của Xí nghiệp 8 để làm việc, Tỉnh ủy thì mua lại ngôi nhà 2 tầng của Công ty Cung ứng vật liệu xây dựng Bình Trị Thiên, còn các cơ quan khác thì dựa vào cơ quan cấp dưới của thị xã Đông Hà hoặc mượn nhà dân để tạm có chỗ làm việc. Cán bộ tỉnh ra Quảng Trị làm việc phải đi xin nhà dân để ở hoặc mượn kho tàng, cửa hàng của các công ty hoặc mượn nhà của bộ đội để ở. Điện, nước máy không đủ dùng, không có lưới điện quốc gia, cả tỉnh lúc đó chỉ trông chờ vào 6 tổ máy GE - 66 của Liên Xô (cũ) của Nhà máy điện Đông Hà xây dựng từ năm 1973.
Tuy điều kiện, phương tiện làm việc đến nơi ăn chốn ở vô cùng vất vả và thiếu thốn nhưng cán bộ, công nhân viên chức và công nhân lao động rất phấn khởi vì Quảng Trị - tỉnh nhà đã được trở lại với tên gọi của chính mình…
Lê Hữu Thăng
Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Cách đây 49 năm, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Thời điểm đó, ông Mai Xuân Thu (SN 1950, nguyên Phó Chủ tịch ...
Đất nước thống nhất, ngày 20/9/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết số 245-NQ/TW, chủ trương hợp nhất các tỉnh Quảng Bình, ...
Như từng tâm sự với bạn bè, đồng nghiệp: Hà Nội là nơi tôi được sinh ra, lớn lên. Quảng Trị là nơi tôi đón tuổi 18, tuổi đẹp nhất của mỗi con người, là nơi tôi ...
Chồng vừa mất vào giữa năm 2023 vì căn bệnh hen phế quản bẩm sinh, để lại một mình chị Võ Thị Thu Hành cùng 5 đứa con thơ dại ở thôn Dương Đại Thuận, xã Triệu ...
Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, để phù hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ quyết định hợp nhất ba tỉnh Quảng Bình, Quảng ...
Đồng chí Ngô Thế Kiên, tên khai sinh là Ngô Tứ Chức, sinh ngày 13/8/1931, quê quán: xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, trú quán: số nhà 06, đường ...
Tháng 5/1976, thực hiện chủ trương của trung ương về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và ...
Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có các tôn giáo khác nhau. Cuộc sống của người dân vùng biển, đầm phá, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn ...
QTO - Chiều 15/7, đoàn công tác Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam do Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng tham mưu trưởng làm trưởng đoàn đến...
QTO - Thông tin từ Sở Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) cho biết: Từ 8 giờ ngày 16/7, sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của các thí sinh đăng ký dự...
Từ 15 giờ 15 phút chiều 15/7, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) sẽ chính thức công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 - dữ liệu quan trọng giúp thí sinh dự đoán khả năng đỗ...
Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) vừa tổ chức lễ công bố các tiện ích trên VNeID và một số nội dung học liệu trên nền tảng bình dân học vụ số.
QTO - Hình thành cách đây khoảng 20 năm, nghề hấp cá xuất khẩu ở xã Cửa Việt mang lại thu nhập khá cao cho các cơ sở chế biến và tạo sinh kế ổn định cho...
QTO - Thông tin từ Dự án PeaceTrees VietNam Quảng Bình sáng 14/7 cho biết, Đội Đa nhiệm vụ MTT1 đã xử lý an toàn quả bom nặng 227kg tại xã Phong Nha, tỉnh...
QTO - Những ngày này, trên tuyến cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ, mặc dù công nhân, kỹ sư và máy móc đang tất bật thi công các hạng mục nhưng xe tải nặng, xe...
(QT) - Kể từ sau ngày lập lại tỉnh đến nay, từ một tỉnh thuần nông, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã kiến thiết, xây dựng một Quảng Trị mới mẻ, ngày càng phát triển theo...