Cập nhật:  GMT+7

Những đóng góp thầm lặng của các trọng tài “phủi”, phong trào

Không qua trường lớp đào tạo thể thao chuyên nghiệp nhưng bằng năng lực, kinh nghiệm thi đấu ở nhiều giải cùng tinh thần cống hiến, họ đã tự tin cầm còi điều khiển các giải thể thao quần chúng một cách công tâm. Chính những vị trọng tài nghiệp dư này đã mang đến màu sắc tươi mới cho các hoạt động thể thao cấp cơ sở khi vừa làm tốt vai trò “cầm cân nảy mực”, vừa tuyên truyền, phổ biến luật, điều lệ cho vận động viên (VĐV). Đồng thời đội ngũ này cũng góp phần giải quyết bài toán về thiếu hụt trọng tài trong thời gian cao điểm diễn ra nhiều hoạt động thể thao trên toàn tỉnh...

Những đóng góp thầm lặng của các trọng tài “phủi”, phong trào

Nhiều giải bóng chuyền hơi người cao tuổi ở huyện Gio Linh được tổ chức thành công khi có sự đóng góp của các trọng tài không chuyên - Ảnh: M.Đ

Sống trọn với đam mê

Anh Nguyễn Sỹ Hùng (sinh năm 1972) ở Phường 5, TP.Đông Hà được giới bóng đá phủi, phong trào Quảng Trị dành nhiều lời khen ngợi về ngọn lửa nhiệt huyết và tinh thần cống hiến cho môn thể thao vua. Thời trẻ, anh Hùng được biết đến là một tiền vệ tài hoa của bóng đá Đông Hà và bây giờ là một trọng tài bóng đá nghiệp dư có uy tín, công tâm, đầy trách nhiệm.

Anh chia sẻ: “Tôi đến với duyên cầm còi tình cờ trong một lần anh em muốn tổ chức trận cầu giao hữu nhưng thiếu trọng tài nên đề nghị tôi đảm nhận công việc này. Tôi nhận lời và bắt tay vào điều khiển trận đấu dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm của một người chơi bóng đá lâu năm. Sau lần đó, tôi nhận thấy việc làm trọng tài cũng rất thú vị và chủ động học hỏi thêm các trọng tài khác để hoàn thiện mình hơn, tự tin với vai trò mới trong bóng đá. Đến nay, tôi đã có hơn 6 năm làm trọng tài cho các giải bóng đá phủi, phong trào với nhiều kỷ niệm...”.

Những đóng góp thầm lặng của các trọng tài “phủi”, phong trào

Nhiều giải thể thao quần chúng phát triển mạnh có sự đóng góp thầm lặng của đội ngũ trọng tài “phủi”, phong trào đầy tâm huyết - Ảnh: M.Đ

Ở độ tuổi “lão tướng” nhưng những lúc rảnh, anh Hùng vẫn lên sân chơi bóng để thỏa mãn đam mê, rèn luyện sức khỏe và hỏi anh em xem việc điều hành các trận đấu của mình có gì sai sót, cần góp ý. Anh cho biết: “Xuất phát là cầu thủ nên tôi thấu hiểu các cầu thủ luôn mong muốn có một trọng tài điều hành trận đấu khách quan, không thiên vị.

Tôi không qua trường lớp đào tạo chuyên nghiệp nên luôn học hỏi từ các trọng tài được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm lâu năm; bản thân luôn tự tìm kiếm, cập nhật thông tin mới về luật bóng đá, rèn luyện sức khỏe tốt để đáp ứng yêu cầu cho công tác trọng tài và sự tin tưởng của ban tổ chức giải, các cầu thủ”. Điều đáng trân quý ở anh Sỹ Hùng đó là ngoài đảm bảo về chuyên môn, anh còn nhiệt huyết và có tinh thần trách nhiệm. Với anh, hạnh phúc là được cầm còi ra sân để hòa mình vào không khí sôi động mà bóng đá mang lại.

Câu chuyện về những VĐV có “số má” chuyển lên khoác áo trọng tài diễn ra khá phổ biến hiện nay trong phong trào thể thao quần chúng ở Quảng Trị. Điểm cộng cho những vị trọng tài này chính là trưởng thành từ thực tiễn thi đấu tại các giải thể thao phong trào. Trong bối cảnh thiếu trọng tài được đào tạo chính quy, đội ngũ trọng tài “phủi”, phong trào này đã được mời gọi tham gia điều hành các giải thể thao phong trào từ cấp cơ sở đến xã, phường, thị trấn và một số giải thể thao có quy mô, chất lượng do cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cộng đồng yêu thích thể thao trên toàn tỉnh tổ chức.

Ông Võ Tâm (sinh năm 1968) ở thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, cho biết: “Tôi từng là một cầu thủ bóng chuyền ở huyện Vĩnh Linh. Thấy tôi chơi bóng tốt và am hiểu luật bóng chuyền nên nhiều người mời làm trọng tài cho các giải bóng chuyền dành cho thanh thiếu niên, phụ nữ, người cao tuổi ở thị trấn Hồ Xá và các địa phương lân cận. 20 năm cầm còi, tôi đã có những khoảnh khắc vui, buồn khi đồng hành với nhịp đập thể thao của người dân”.

Nhiều đóng góp quý giá

Không chỉ giải quyết bài toán thiếu lực lượng trọng tài, những vị trọng tài nghiệp dư ở các bộ môn như bóng đá, bóng chuyền, quần vợt, cầu lông... còn góp phần giải quyết bài toán về kinh tế cho nhiều giải thể thao phong trào.

Những đóng góp thầm lặng của các trọng tài “phủi”, phong trào

Đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất và trọng tài nghiệp dư có nhiều đóng góp vào thành công của các giải thể thao ở cơ sở - Ảnh: M.Đ

Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện Gio Linh Bùi Ngọc Dũng cho biết: “5 năm qua, hội người cao tuổi từ huyện đến cơ sở tổ chức nhiều giải bóng chuyền hơi. Đa phần lực lượng trọng tài mà chúng tôi sử dụng trong các giải đấu là những VĐV người cao tuổi chơi bóng chuyền tốt, am hiểu luật và nhiệt huyết với thể thao. Điều đáng trân quý là mỗi trọng tài không chuyên đều tự nguyện tham gia.

Việc sử dụng trọng tài “cây nhà, lá vườn” đã giải được bài toán khó về tiền thuê trọng tài, từ đó ban tổ chức giải có thêm điều kiện thuận lợi để nâng cao cơ cấu giải thưởng và tổ chức thêm các buổi giao lưu thân mật cho người cao tuổi”.

Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin-Thể dục Thể thao (TDTT) huyện Vĩnh Linh Dương Quốc Ninh cho hay: “Thời gian qua, phong trào TDTT ở huyện Vĩnh Linh phát triển khá mạnh, trong thành công đó có sự đóng góp của những trọng tài không chuyên, nghiệp dư ở cơ sở. Chúng tôi thường xuyên hướng dẫn, phổ biến luật, cách thức điều hành các giải thể thao cho đội ngũ trọng tài, cộng tác viên TDTT làm tốt công tác trọng tài; đồng thời khen thưởng những người có đóng góp tích cực trong các giải thể thao quần chúng để góp phần lan tỏa tinh thần tự nguyện cống hiến cho sự nghiệp thể thao trong quần chúng nhân dân”.

Không chỉ anh Hùng, ông Tâm mà còn nhiều trọng tài nghiệp dư khác cùng với các giáo viên giáo dục thể chất, cộng tác viên TDTT trên toàn tỉnh vẫn đang lặng thầm cống hiến cho phong trào thể thao quần chúng. Họ chính là những cánh tay nối dài của ngành TDTT đến cơ sở với nhiều đóng góp đáng trân trọng.

Anh Lê Viết Anh, chuyên viên Phòng Quản lý TDTT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Bên cạnh thực hiện công tác chuyên môn, tôi thường xuyên tham gia hoạt động thể thao phong trào ở cơ sở và sâu sát với nhiều trọng tài nghiệp dư.

Tôi đánh giá cao về những vị trọng tài này qua tác phong chỉn chu, thái độ nghiêm túc đúng tinh thần của người “cầm cân nảy mực”. Để đảm bảo trận đấu diễn ra an toàn, các trọng tài “phủi”, phong trào luôn đặt yếu tố công bằng lên hàng đầu, đồng thời tự làm mới mình, nắm chắc luật để vượt qua mọi áp lực, hoàn thành nhiệm vụ.

Trong mỗi trận đấu, họ theo dõi sát sao từng tình huống, đưa ra cách xử lý nhanh, chính xác, đặc biệt là giữ vững bản lĩnh của “người cầm còi”, không để các VĐV và cổ động viên tạo sức ép, dọa nạt, gây hấn; giải thích đúng cho VĐV hiểu rõ tình huống, trấn an phía cổ động viên để trận đấu tiếp tục diễn ra.

Nguyện vọng của anh em trọng tài cấp cơ sở đó là được ngành TDTT quan tâm hỗ trợ thêm về mặt chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về luật và hướng dẫn thực hành tổ chức công tác điều hành giải để nâng cao hơn nữa về chuyên môn, có thêm sự tự tin và động lực để cống hiến cho thể thao phong trào”.

Nguyễn Minh Đức

Tin liên quan:
  • Những đóng góp thầm lặng của các trọng tài “phủi”, phong trào
    Những “bông hoa” thầm lặng

    Trong mỗi chiến công vẻ vang của lực lượng vũ trang tỉnh nhà luôn có bóng dáng của những con người với các công việc thầm lặng. Đó là câu chuyện của những nữ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đang vượt lên khó khăn, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp sức mình làm nên những chiến công.

  • Những đóng góp thầm lặng của các trọng tài “phủi”, phong trào
    Thầm lặng sau những chiến công

    Mặc dù không phải là lực lượng đấu tranh trực tiếp với các loại tội phạm nhưng trên hành trình “loại trừ cái ác”, quá trình điều tra, khám phá các vụ án, chuyên án đều có những đóng góp thầm lặng của họ. Với phương châm khách quan, tỉ mỉ, chính xác và nhanh chóng, công việc của lực lượng đặc biệt này đã trở thành “chìa khóa” giúp các đơn vị điều tra mở ra “cánh cửa sự thật”. Họ chính là lực lượng kỹ thuật hình sự.


Nguyễn Minh Đức

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lý thú chuyện địa danh ở Quảng Trị

Lý thú chuyện địa danh ở Quảng Trị
2024-03-31 13:50:00

QTO - Địa danh nói riêng và địa danh học nói chung là lĩnh vực thú vị song cũng đầy gai góc, phức tạp. Câu chuyện địa danh học không chỉ là câu chuyện của...

Nhớ mùi rơm rạ

Nhớ mùi rơm rạ
2024-03-31 13:45:00

QTO - Tôi sinh ra ở nông thôn nên tuổi thơ được đắm mình trong mùi ngai ngái của đồng đất, mùi nồng nồng của rơm rạ quê nhà. Bạn bè tôi giờ mỗi đứa mỗi...

Hương hoa dẻ

Hương hoa dẻ
2024-03-31 13:40:00

QTO - Tháng Ba mong manh nắng. Vội vã bước chân sau giờ tan trường, thoảng đâu đây một hương thơm vừa lạ, vừa quen. Rưng rưng lần tìm ký ức. Mùi hương ấy,...

Vượt núi theo đuổi đam mê bóng chuyền

Vượt núi theo đuổi đam mê bóng chuyền
2024-03-30 06:20:00

QTO - Theo dõi đội tuyển bóng chuyền Hà Nội, nhiều người ấn tượng với một gương mặt trẻ, cao 1m90, có những cú tấn công đầy uy lực. Ít ai biết, tuyển thủ...

Từ dưới gốc mai

Từ dưới gốc mai
2024-03-30 05:50:00

QTO - Giữa cái rét run đầu tháng chạp, dân buôn cây cảnh vẫn đi lùng sục khắp vùng tìm mai vàng. Cái giống cây cho hoa tết ấy chưa bao giờ mất giá, nhưng...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long