Cập nhật:  GMT+7

Những bước “chuyển mình” trên cánh đồng lớn

Đến năm 2025 là chạm dấu mốc 35 năm nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đồng hành với nền nông nghiệp nước nhà trên hành trình đổi mới. Tham khảo nhận định của một số chuyên gia nông nghiệp, có thể thấy, ngày 1/7/1989, thời điểm tỉnh mới lập lại, trên đồng ruộng Quảng Trị, sản xuất nông nghiệp đã có sự định hình và đem lại hiệu quả ở các mức độ khác nhau, nhưng phải đến năm 1990, nông nghiệp của tỉnh mới có lộ trình rõ ràng, bắt đầu được đầu tư mạnh mẽ, toàn diện và hiệu quả hơn.

Trong lộ trình này, không thể không nhắc lại những bước tiến ngoạn mục trong kinh tế nông nghiệp, từ thiếu lương thực trầm trọng đến xuất khẩu gạo, từ các cơ chế khoán đến áp dụng nông nghiệp tuần hoàn, phát triển bền vững theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Những bước “chuyển mình” trên cánh đồng lớn

Nét mới trên đồng ruộng xã Hải Quế, huyện Hải Lăng -Ảnh: Đ.T.T

Những “cú hích” mạnh mẽ từ chính sách

Chúng tôi có dịp trò chuyện với ông Thái Ngọc Quế, nguyên Chủ nhiệm Hợp tác xã Nam Thành, xã Cam Thành trong 8 năm (từ năm 1979 đến năm 1986, thời kỳ này địa phương thuộc huyện Bến Hải, sau đó thuộc thị xã Đông Hà). Ông Quế hiện ở thôn Bình Mỹ, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ.

Khi đề cập đến những dấu ấn của công cuộc đổi mới tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp, ông Quế cho rằng, “khoán 100”, rồi “khoán 10” là những chính sách lớn của Đảng. Những chính sách này tựa như “cây đũa thần” đánh thức tiềm năng đất đai, huy động nhân lực và quan trọng hơn là khơi dậy ý chí vươn lên làm chủ đồng ruộng, thay đổi tư duy sản xuất theo hướng tích cực, chủ động của hàng triệu nông dân luôn ấp ủ khát vọng đổi đời.

Có thể thấy, sau ngày đất nước thống nhất, vì nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, tình hình thiếu lương thực diễn ra trầm trọng trong phạm vi cả nước. Ngày 13/1/1981, Chỉ thị số 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp (còn gọi là khoán 100) ra đời là bước đột phá đầu tiên về đổi mới cơ chế quản lý, kế hoạch hóa và hạch toán kinh tế trong nông nghiệp, được đông đảo nông dân hưởng ứng. Với khoán 100, nông dân được toàn quyền mua bán, sử dụng số thóc vượt khoán của hợp tác xã. Hiệu quả cho thấy tức thì, đó là nông dân đã bớt đói hơn.

Đến ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW (còn gọi là Nghị quyết 10, khoán 10) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Đây thực sự là “cú hích” mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp cả nước phát triển. Khoán 10 thừa nhận “hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ” trong tất cả các khâu của quá trình từ sản xuất đến phân phối, sử dụng sản phẩm, nhất là được trao quyền sử dụng ruộng đất và phương tiện sản xuất lâu dài. Nghị quyết 10 một lần nữa khẳng định tư tưởng “giải phóng sức sản xuất” và trong các mối quan hệ về lợi ích, nhấn mạnh “nhất là lợi ích người lao động”.

Từ đây, chức năng kinh tế của hộ nông dân được xác lập trở lại. Trên thực tế, khoán 10 đã tạo ra tác dụng thần kỳ trong nền kinh tế, thúc đẩy sự chuyển biến nhanh chóng của nền nông nghiệp đất nước, đặc biệt là ngành sản xuất lương thực, từ chỗ người dân thiếu đói triền miên tiến tới từng bước đủ ăn, còn dư gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Theo số liệu thống kê, năm 1988 sản lượng lương thực cả nước đạt 19,58 triệu tấn, nhưng chỉ 1 năm sau khi có Nghị quyết 10, vào năm 1989 con số này đã tăng lên 21,58 triệu tấn và lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu hơn 1,2 triệu tấn gạo, đời sống nông dân bắt đầu khởi sắc.

Tiếp bước Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 19- NQ/TW “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Có thể khẳng định, qua từng giai đoạn phát triển, Đảng ta đã đề ra những chủ trương lớn, tạo ra sự chuyển đổi mang tính cách mạng về tư duy trong nông nghiệp, xây dựng nông nghiệp xứng đáng là “trụ đỡ” của nền kinh tế đất nước.

Tam nông” hướng tới ba tiêu chí lớn

Trong quá trình đổi mới, nền nông nghiệp Quảng Trị đã được thừa hưởng những thành quả từ các chủ trương của Đảng về phát triển lĩnh vực “tam nông” mang lại.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Hồ Xuân Hòe cho biết, trên cơ sở đó, Tỉnh ủy Quảng Trị đã ban hành Chương trình hành động số 46-CTHĐ/TU thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/ TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, với quan điểm: Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; phải tiếp tục ưu tiên nguồn lực để đầu tư, đảm bảo phát triển hài hòa giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền và địa phương; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hóa theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, sản xuất lúa chất lượng cao đạt trên 80% diện tích gieo cấy, diện tích sản xuất lúa cánh đồng lớn ước đạt 13.000 ha. Ngoài ra, diện tích cây trồng các loại sản xuất theo tiêu chuẩn đạt hơn 1.200 ha, trong đó 237,5 ha chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ; 10 ha chứng nhận chuyển đổi hữu cơ; 597 ha theo hướng hữu cơ; 129,5 ha lúa canh tác tự nhiên; VietGap 119,9 ha; 149,92 ha an toàn thực phẩm. Diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt trên 1.780 ha lúa và hàng trăm héc ta cây trồng khác.

Năm 2007, cha đẻ của marketing hiện đại Philip Kotler phát biểu tại một cuộc hội thảo ở TP. Hồ Chí Minh rằng, nếu Trung Quốc là “công xưởng của thế giới”, Ấn Độ là “văn phòng của thế giới” thì Việt Nam hãy là “bếp ăn của thế giới”.

Đối với một tỉnh thuần nông như Quảng Trị, xét về tiềm năng, lợi thế sẵn có, nếu định vị sản phẩm để có thể góp ngay vào “bếp ăn của thế giới”, bên cạnh các loại gia vị nổi tiếng như hồ tiêu, ớt, nghệ, gừng... nhiều chuyên gia đã “tiến cử” gạo hữu cơ, gạo sạch Quảng Trị!

Để các mặt hàng nông sản, nhất là gạo hữu cơ Quảng Trị tham gia sâu vào thị trường và đi xa hơn, việc xây dựng và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật vào sản xuất cần được chú trọng. Trong các bước của quy trình sản xuất phải tăng cường áp dụng khoa học và công nghệ mới, ưu tiên công nghệ sinh học, tuần hoàn, khép kín theo các chuỗi giá trị để đảm bảo tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên sẵn có, không bỏ phí và lãng phí nguồn lực đầu tư. Từ đó, hướng tới xây dựng những hệ sinh thái về nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn.

Những bước “chuyển mình” trên cánh đồng lớn

Nhân viên Sepon Group dùng máy để cuộn rơm sau khi thu hoạch lúa - Ảnh: Đ.T.T

Ông Hồ Xuân Hiếu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Sepon Group) cho biết, hiện Sepon Group đang hợp tác với khoảng 60 ngàn hộ nông dân trồng sắn, lúa, cao su, ngô... Ở vùng đồng bằng, Sepon Group đánh dấu bằng chu kỳ tuần hoàn nông nghiệp từ cánh đồng lúa, với vòng tròn khép kín “từ đồng ruộng đến bàn ăn”.

Tấm, cám được sản xuất từ nhà máy gạo để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho trang trại lợn, bò, gà, vịt. Rơm, rạ, trấu làm đệm sinh học trong chăn nuôi. Chất thải của gia súc, gia cầm tại trang trại chăn nuôi để sản xuất phân hữu cơ, bón lại cho cây lúa. Các sản phẩm trong chăn nuôi cung cấp đến các siêu thị, khách sạn, nhà hàng trực thuộc Sepon Group và bên ngoài.

Như vậy, vòng tròn khép kín từ cây lúa, Sepon Group phục vụ lại cho cây lúa. Qua đó, Sepon Group đã biến hao phí thành lợi nhuận, sản xuất không sản phẩm thừa, nhân lực, vật lực được phát huy tối đa. Nhờ vậy mà hiệu quả của đơn vị và người dân không ngừng được tăng lên.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Hồ Xuân Hòe khẳng định, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân với định hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” là một trong những chủ trương lớn, nhất quán, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Việc đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, thuận thiên, ứng dụng đồng bộ khoa học - công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng là một trong những giải pháp trọng tâm mà ngành nông nghiệp tỉnh triển khai tích cực.

Đào Tâm Thanh

Tin liên quan:
  • Những bước “chuyển mình” trên cánh đồng lớn
    Vĩnh Linh nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn

    Với những ưu điểm như giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, ổn định đầu ra sản phẩm... các mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở huyện Vĩnh Linh đang cho thấy những hiệu quả tích cực, không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản xuất mà còn từng bước thay đổi tư duy canh tác cho người dân theo hướng quy mô lớn. Hiện nay, địa phương đang đẩy mạnh nhân rộng các mô hình CĐML và xem đây là một trong những giải pháp tạo bước đột phá cho sản xuất nông nghiệp.

  • Những bước “chuyển mình” trên cánh đồng lớn
    Từ cánh đồng lớn đến nền nông nghiệp hiện đại

    Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị đã có những bước tiến đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, góp phần không nhỏ vào phát triển KT-XH của tỉnh.

  • Những bước “chuyển mình” trên cánh đồng lớn
    Cánh đồng làng

    Làng tôi ở bao bọc xung quanh là cánh đồng và dòng sông. Cánh đồng về mùa thu và mùa xuân luôn xanh mát với những cây lúa và cỏ hoa. Sau tháng 3, tháng 4 âm lịch khi vụ mùa chính đã gặt xong, cánh đồng trơ ra những rơm rạ. Mùa này rất ít mưa, chỉ những cơn nắng gay gắt. Đó cũng là lúc mà những con chim sẻ, chiền chiện từ đâu bay về làm tổ. Chim chiện chiền thường làm tổ trên những cây lúa sắp gặt hoặc trên những thửa ruộng đã gặt xong, có khi chúng đào một lớp đất mỏng rồi tha rơm rạ, cỏ khô về làm tổ...


Đào Tâm Thanh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khi ước mơ khởi nghiệp được chắp cánh

Khi ước mơ khởi nghiệp được chắp cánh
2024-12-30 05:30:00

QTO - Nuôi ước mơ khởi nghiệp để mở rộng mô hình sản xuất, kinh doanh, nhiều thanh niên trên địa bàn tỉnh đã được tiếp sức bằng nguồn vốn ngân sách địa...

Trở lại vùng càng

Trở lại vùng càng
2024-12-29 09:16:00

QTO - Vùng càng, mảnh đất đặc trưng nhất của huyện Hải Lăng không chỉ bởi nơi đây là vựa lúa của tỉnh, mà còn là một vùng sông nước có nhiều đặc sản cá...

Mãi xanh rừng cát Cu Hoan

Mãi xanh rừng cát Cu Hoan
2024-12-28 14:19:00

QTO - Nếu chưa một lần đặt chân đến, khó có thể hình dung trên vùng cát bỏng ở làng Cu Hoan, thôn Thiện Tây, xã Hải Định, huyện Hải Lăng, có một khu rừng...

Kéo lưới rùng cùng ngư dân

Kéo lưới rùng cùng ngư dân
2024-12-27 05:25:00

QTO - Từng đợt gió mùa đông cùng với bọt sóng từ biển phả vào bờ làmc ho cái lạnh thêm buốt giá vẫn không ngăn được ngư dân vùng biển bãi ngang lặn ngụp...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long