Cập nhật: Thứ 7, 23/04/2011 | 02:32 GMT+7

Nhọc nhằn nghề bán gạo rong

(QT) - Đã mấy chục năm nay, trời nắng cũng như mưa, những phụ nữ bán gạo rong ở xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) vẫn đều đặn thức dậy từ tờ mờ sáng chuẩn bị gạo để đưa lên Đông Hà bán tận nhà cho từng khách hàng. Dù bây giờ đã có chiếc xe đạp thồ thay cho những đòn gánh tre kĩu kịt ngày nào nhưng những người phụ nữ phải mưu sinh bằng nghề này cũng nếm trải bao nhọc nhằn. “Nghề không tuổi về hưu” Gạt chiếc chân chống xe giàng được xếp vào “hàng đồ cổ” rồi kéo vội chiếc khăn bịt mặt để thở sau khi đẩy bộ chiếc xe thồ 2 bao gạo nặng 120 kg qua chiếc cầu phao bắc qua sông Thạch Hãn, chị Trần Thị Luyến nửa đùa nửa thật: “Làm nghề bán gạo rong như tôi không có tuổi “về hưu” mô cô à. Tháng đều đặn 30 ngày tôi có mặt ở Đông Hà, còn sức là còn đi không thì lấy tiền mô mà chi tiêu”. Xã Triệu Độ hiện có khoảng trên 50 phụ nữ mưu sinh bằng nghề bán gạo rong. Đặc biệt, ở làng Gia Độ hầu như phụ nữ cả làng đều làm nghề này, tuy vất vả nhưng có thu nhập để trang trải cho cuộc sống gia đình nên có những người đã gắn bó với nghề này trên 30 năm.

Thồ gạo lên chợ.

Lăn lộn khắp các ngõ hẻm của Đông Hà, giờ đây không tên đường, tên kiệt nào mà đội quân bán gạo rong này không biết. Những nơi các chị đặt chân qua giờ đã thành chỗ quen biết thân tình, chỉ một cuộc điện thoại “Mai chị mang gạo cho em nghe” là sáng hôm sau các chị có mặt tận nhà giao hàng. Gia đình chị Nguyễn Thị Thiều có 1,8 mẫu ruộng, dù hàng năm thu hoạch gần chục tấn lúa nhưng vẫn vất vả vì nhà gần mười miệng ăn, trong đó có 7 đứa con đang tuổi ăn tuổi học, tất cả chi tiêu của gia đình đều trông chờ vào ngần ấy lúa nên đến lúc giáp hạt hay kỳ nộp tiền học cho con, chị phải giật gấu vá vai, vay mượn đủ kiểu mà thiếu vẫn hoàn thiếu. Những ngày nông nhàn, chị Thiều tranh thủ chở gạo lên chợ Đông Hà bán nhưng lắm bữa phải chở gạo về mà không có được đồng mua quà cho con. Nhiều lần mất công như thế nên chị nghĩ ra cách gánh gạo đi rao, lúc đầu thì quanh chợ, sau đi vào các nhà dãy nhà gần đấy, rồi cứ thế mà đi đến khi nào bán hết gạo thì về, cũng nhờ vậy gia đình chị có thêm thu nhập. Chị Thiều cho biết: “Những ngày đầu gánh gạo bán rong, tôi đi lạc mãi. Cứ ngõ nào có nhà thì rẽ vào rao, đi chặp không biết mình đang ở đâu nữa nhưng cũng nhờ thế mà bán được gạo. Lâu dần thành quen nên khách hàng giờ đã thành mối. Dù gạo tôi mang đến tận nhà có thua gạo chợ vài lon nhưng khách hàng vẫn hài lòng vì chất lượng gạo đảm bảo, so với gạo Thái chất lượng không thua kém mà giá lại rẻ hơn nhiều. Có tạo được uy tín thì tôi mới sống được nghề này mấy chục năm nay ”. Bằng chính chất lượng hạt gạo mà thương hiệu những giống lúa như P6, HC95, HT1... do chính bàn tay và sự cần cù của những người nông dân Triệu Độ làm ra đã chiếm được lòng tin của khách hàng qua đội quân bán gạo rong hàng chục năm nay. Gánh gạo nuôi ước mơ giảng đường Dù cách bán gạo rong còn khá thủ công và vất vả, nhưng hàng chục năm nay, những gánh gạo rong ở xã Triệu Độ đã tạo ra công việc có thu nhập tương đối ổn định để giải quyết thời gian nông nhàn cho nhiều phụ nữ ở đây. Trung bình một buổi đạp xe bán gạo, mỗi chị kiếm được 40 – 50 ngàn đồng tiền lãi. Cũng vì thế, trong đội quân bán gạo rong này, nhiều chị nuôi được 2, 3 con học đại học. Chị Trần Thị Hà, ở Gia Độ, Triệu Độ, người có thâm niên bán gạo rong 20 năm nay hiện đang nuôi 2 con trai học đại học và một đứa con gái năm nay bước vào học PTTH. Dù kinh tế gia đình chị không khá giả nhưng chị có một tài sản vô giá là các con của chị chăm chỉ và học giỏi. Chị tâm sự: “Cả đời vợ chồng tôi vất vả nên cũng mong con mình thoát khỏi cảnh này. Lấy chồng từ năm 18 tuổi, ra ở riêng tài sản vợ chồng chỉ có hơn 1 mẫu ruộng. Lúa gạo làm ra ăn chỉ một phần còn thì bán để trang trải chi tiêu. Bán một lần thì sợ tiêu hết, nên mỗi ngày xay xát về tôi chở lên Đông Hà bán rồi quen biết nên thành nghề buôn gạo khi nào không hay”. Từ ngày đứa con trai đầu vô Đại học Y Huế rồi năm ngoái thêm đứa thứ 2 lên đường nhập học ở Đại học Bách khoa Đà Nẵng, gánh gạo rong của chị ngày một nặng thêm. Hiện nay, gánh gạo rong của những chị em Triệu Độ không chỉ nuôi sống gia đình mà rất nhiều trường hợp như chị Hà, họ dành dụm chắt chiu từng đồng để gửi tiền tháng cho con cái đang theo học đại học. Trong số những người tôi gặp hôm ấy, cảm động nhất là trường hợp chị Hoàng Thị Biểu, ở An Dạ, Triệu Độ. Chồng mất hơn một năm sau khi mắc phải căn bệnh ung thư máu, một mình chị Biểu chèo chống nuôi 4 đứa con, trong đó 3 đứa đang học đại học và một mẹ chồng già yếu. Sáng sớm, trên chiếc xe đạp cà tàng, chị lên đường cùng các chị em khác nhưng tối mịt mới về nhà. Tuy nhiên, xe gạo của chị thường nhẹ hơn các chị em khác vì chị không có vốn để buôn nhiều và cho khách nợ. Gần 50 chục mối bạn hàng của chị giờ đã quá thân thuộc, ai cũng hiểu cho hoàn cảnh của chị, giao gạo là có tiền để chị còn kịp có tiền về gửi cho con. Cứ 5-7 ngày, chị dành dụm được đôi ba trăm ngàn là ra ngân hàng gửi cho các con đang học đại học ở Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Dù có tằn tiện đến mấy, mỗi tháng chị cũng gửi trên 4 triệu đồng cho các con. Nhờ bán gạo rong, nhiều người thương cho hoàn cảnh của chị nên những việc lặt vặt như lau nhà, giặt giũ, bốc vác…gọi chị làm thêm để kiếm thêm thu nhập, chị đều làm. Chị kể: “ Nguồn động viên duy nhất của tôi bây giờ là các con. Tôi giờ nợ tứ phía nhưng vì các con có chí học nên tôi phải gắng theo vì không muốn chúng khổ như tôi. Tháng 8 năm ngoái, con bé Bích (con gái thứ 3 của chị) có giấy báo trúng tuyển, tui lo không biết lấy tiền mô cho con nhập học may mà có một bác ở Đông Hà (nhà chị thường hay lui tới bán gạo) biết hoàn cảnh bày cho mẹ con tôi cách viết đơn mang giấy báo trúng tuyển lên Hội khuyến học tỉnh để xin học bổng tiếp sức đến trường. Không lâu sau, con bé tôi được trao suất học bổng 4 triệu đồng, mới có tiền để kịp nhập học, tôi mừng lắm. Chỉ mong mình khỏe mạnh để chèo chống nuôi con thôi cô à”. Bao buộc sau, bao vắt trước để giữ thăng bằng, hình ảnh những người phụ nữ còng lưng thồ gạo trên những chiếc xe đạp giữa con đường Triệu Độ gập ghềnh ổ gà, ổ voi, có khi phải lắt léo trên chiếc cầu phao mỗi mùa gió chướng khiến không ít người đi đường khâm phục mỗi khi bắt gặp. Tấm gương tảo tần, chấp nhận vất vả vì cuộc sống gia đình của những người phụ nữ này đáng quý biết bao. Bài, ảnh: LÂM THANH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Những người “gánh” gia đình trên vai
22:55 20/10/2023

Từ lâu, trên mọi nẻo đường từ thành thị đến nông thôn, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ với đôi quang gánh hay chiếc xe đạp, xe đẩy bán hàng ...

Những phụ nữ lấy công việc làm niềm vui
23:40 07/03/2023

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là ngày lễ tôn vinh “một nửa của thế giới”. Vì thế, trong ngày này, các bà, các mẹ, các chị thường có khoảng thời gian được nghỉ ngơi, ...

Mang vị đồng lên phố
22:00 15/11/2024

Đâu đó trong các khu chợ lớn nhỏ trên địa bàn TP. Đông Hà, có những người phụ nữ suốt mười mấy năm qua vẫn mưu sinh bằng nghề buôn bán cá, tôm được đánh bắt từ ...

Nghề không dành cho phái yếu
22:00 20/10/2023

Khi lựa chọn gắn bó với công việc vốn không dành cho phái yếu, những người phụ nữ này đã lường trước được nỗi vất vả, khó khăn. Thế nhưng vì sở thích, đam mê ...

Giữ nghề làm nón cho mai sau…
12:32 18/12/2022

Theo thời gian và cuộc sống đổi thay, nhiều nghề và làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một dần. Tuy vậy, đâu đó nơi nhiều làng quê vẫn còn có những “nghệ ...

Cánh đồng chiều của mẹ
00:50 08/08/2024

Tôi mới về quê ngoại trưa nay. Tháng Năm, mới chỉ hơn mười giờ đã thấy nắng chang chang bỏng rát. Lại thêm ngọn gió Lào hầm hập nên cái nắng nóng càng thêm gay ...

“Pho sử sống” ở Vịnh Mốc

“Pho sử sống” ở Vịnh Mốc
10:00 tối Thứ 6

QTO - Năm nay tròn 90 tuổi, ông Hồ Văn Triêm ở xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Li nh, vẫn nhớ tường tận những câu chuyện lịch sử hào hùng năm xưa của mảnh đất...

Giấc mơ máy sấy lúa cho vùng lũ

Giấc mơ máy sấy lúa cho vùng lũ
04:11 22/04/2011

(QT) - Chứng kiến những hạt lúa do bố mẹ và người dân một nắng hai sương quê mình làm ra chưa kịp gặt hoặc những bao lúa đã phơi khô khén chưa kịp chạy lũ đã bị nước nhấn chìm...

“Trồng người” nơi cuối nguồn Ô Lâu

“Trồng người” nơi cuối nguồn Ô Lâu
00:59 19/04/2011

(CAND) - Không thể nói hết được những khó khăn vất vả mà các cô giáo ở Càng Hội Điền (Quảng Trị) đang hằng ngày phải đối mặt. Dẫu vậy, họ vẫn tình nguyện gắn bó với mảnh đất...

Những người bước qua lời nguyền

Những người bước qua lời nguyền
23:33 15/04/2011

(QT) - Ở chốn núi rừng miền Tây tỉnh Quảng Trị có nhiều quan niệm hằn in trong tâm tưởng người dân. Nó trở thành ranh giới khiến ai cũng e sợ và chẳng dám vượt qua. Thế rồi, có...

Điều chưa biết ở “xứ sở hoa tuylip”

Điều chưa biết ở “xứ sở hoa tuylip”
03:55 15/04/2011

(QT) - 1. Buổi chiều tháng ba. Khi tiếng bom của liên quân dội về từ đất nước Libya xa xôi đêm qua như báo hiệu cho tương lai loài người đang sống trong thế giới đi kèm với sự...

Thông điệp cho những người nghiện game online

Thông điệp cho những người nghiện game online
04:25 09/04/2011

(QT) - Hội thi Intel ISEF năm 2011 với 33 đề tài sáng tạo được lựa chọn từ 24 trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế và Quảng Trị, gồm các lĩnh vực: y khoa, xã...

Thời tiết

26°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 33°C
    Có mây, không mưa
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long