Cập nhật: Thứ 5, 14/04/2011 | 08:38 GMT+7

Hai “sổ sinh, tử” và hành trình tìm đồng đội

(CATP.HCM) - Từng là lính đặc công với nhiều chiến công vang dội trên chiến trường Quảng Trị, làm phó chánh văn phòng thị ủy Đông Hà, ông Trần Thanh Tiêm (trú 30 Chế Lan Viên, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) lặn lội khắp nơi đi tìm hài cốt đồng đội. Từ khi tìm được hai cuốn “sổ sinh, tử” của đơn vị, ông xem đó là vật báu vô giá và công việc của ông càng bận rộn, hữu ích hơn. LÍNH QUẦN ĐÙI NHIỀU CHIẾN CÔNG Ông Tiêm thường gọi như thế về cái nghiệp lính đặc công một thời của mình bởi khi vào trận, thường chỉ mặc đúng cái quần dài chưa tới gối để dễ hành động. Năm 22 tuổi ông được gia nhập vào Tiểu đoàn lính đặc công (K10), thuộc Tỉnh đội Quảng Trị. “Để vào được tiểu đoàn này phải là những người thực sự có tố chất, ưu tú bởi mỗi huyện chỉ được 10 người và K10 chỉ hơn 50 chiến sĩ tinh nhuệ (về sau mới bổ sung thêm bộ đội miền Bắc). Tui là đại đội phó đại đội 1. K10 luôn là đội tiên phong trong những trận đánh lớn. K10 đánh kiểu du kích, lợi dụng lúc giặc sơ hở nhất, hành động nhẹ nhàng, nhanh gọn và hiệu quả. Mọi người xem lính đặc công K10 như huyền thoại, có thể bám trên cành cây đu đủ không gãy, chạy như bước trên mây, tay không có thể giết vài thằng địch...” – ông Tiêm tự hào.

Ông Trần Thanh Tiêm thuộc lòng những thông tin trong hai cuốn “sổ sinh, tử” của đơn vị .

Bấy giờ, chiến trường Quảng Trị hết sức ác liệt, ta và địch giành nhau từng tấc đất, con người nhưng K10 đánh đâu thắng đó. Trong những năm tháng khốc liệt ấy, ông Tiêm nhớ nhất hai trận đánh để đời của K10. Trận thứ nhất là chiến thắng Dốc Miếu - Cồn Tiên đúng vào dịp sinh nhật Bác Hồ (19-5-1966), gần 100 chiến sĩ K10 là những bóng đen thoắt ẩn thoắt hiện trong đêm bò vào căn cứ địch, chiếm các điểm cao rồi bắn pháo sáng màu xanh để bộ binh tràn lên. Trận này đã đánh tan chốt chặn vững chắc của địch tại huyện Gio Linh, mở đường cho bộ đội ta tiến vào Nam. Còn trận đánh vào trận địa La Vang một năm sau đó (1967) cũng không kém giòn giã mà ông Tiêm vẫn nhớ như in. K10 chỉ có 120 người nhưng đánh lui một sư đoàn của địch. Lúc lâm trận, ba người mới có một khẩu súng, còn lại đa số được trang bị lựu đạn, mìn tự chế. Giữa đêm, doanh trại của địch chìm trong lựu đạn, mìn của quân ta, địch hoảng loạn chạy xuống hầm trú ẩn, quân ta nhanh chóng tiến vào tiêu diệt gọn. Kéo áo lên cho chúng tôi xem vết sẹo to đùng ở một bên ngực phải, ông Tiêm nhớ lại: “Tôi bị một viên đạn bắn xuyên từ lưng đến phổi. Lúc nớ, tui tưởng mình sẽ chết nhưng vô nhà thương một tháng là lành lặn, lại quay về đơn vị tiếp tục chiến đấu”. TÌM THẤY VẬT BÁU CỦA ĐƠN VỊ Ông Tiêm cho biết: “K10 có hai cuốn sổ, một để ghi lại danh tính lính đặc công và một cuốn để ghi thời gian, địa điểm, nguyên nhân đồng đội hy sinh. Năm 1969, K10 trong một lần về huyện Hải Lăng để đánh giặc, hai cuốn sổ được cất trong hộp sắt và chôn ở khu vực Trà Lộc (nay thuộc xã Hải Xuân) rồi thất lạc luôn từ đó”.

Phút giây vui đùa hiếm hoi cùng cháu ngoại của ông Tiêm trong những ngày không đi tìm đồng đội.

Hòa bình, ông may mắn sống sót nhưng rất nhiều đồng đội đã hy sinh. Ông ghi trong giấy báo tử gửi về gia đình của đồng đội, chỉ có thông tin - hy sinh ở chiến trường miền Nam. Mà miền Nam thì bao la nên anh em thất lạc nhiều vô kể. Từ lúc nghỉ hưu (năm 1994), ông dồn hết tâm sức để đi tìm đồng đội. Hễ ai phát hiện, cất bốc mộ liệt sĩ ở đâu, ông lại tìm đến để mong tìm được bè bạn nằm dưới đất lạnh. Nhiều chuyến đi, ông lủi thủi ra về tay trắng. Cuối năm 2001, một người dân khi đi rà phế liệu ở khu vực Trà Lộc đã tìm ra chiếc hộp đựng hai cuốn sổ “sinh, tử” năm xưa của K10 bị thất lạc. Biết tin, ông cùng một số anh em tìm gặp và xin nhượng lại hộp, sổ sách. Ông Tiêm nhảy cẫng lên sung sướng khi hai cuốn sổ dù đã nhàu nát nhưng vẫn còn nguyên vẹn nội dung. Trong đó, 293 thông tin của chiến sĩ K10 đã hy sinh được ghi lại từ năm 1964 - 1969. Ông mang hai cuốn sổ đi đánh máy sao thành nhiều bản gửi các cơ quan chức năng. Ông tiếp tục hành trình tìm đồng đội, nhờ những thông tin trong “sổ sinh, tử” dẫn đường mà việc tìm kiếm được chính xác hơn. Cuốn sổ ấy ông luôn mang theo bên mình, đọc tới đọc lui nhiều lần đến mức đã gần như thuộc lòng, đụng đến tên ai là ông nói vanh vách. Tính đến nay, ông Tiêm đã tìm được 30 đồng đội và đưa về quê cũ trong niềm xúc động của đồng chí, người thân của K10. Tin tức ông Tiêm giữ hai cuốn “sổ sinh, tử” lan xa, người thân của đồng đội ông từ miền Bắc nườm nượp vào liên hệ để tìm người ruột thịt đã hy sinh và ông lại lên đường cùng họ. Trong những lần đi tìm đồng đội, ông đã gặp không ít chuyện vui buồn, có cả những may mắn, kỳ diệu... “Thỉnh thoảng, các đồng chí cũng về báo mộng cho tui thì phải. Suốt hai năm tìm đồng chí Nguyễn Văn Ngẫm (quê huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) không được thì vào một tối tui đang nằm ngủ, như được báo mộng nên hôm sau tìm ra hài cốt anh ở thôn Tân Lệ, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị”. Trải qua bao nỗi đau thể xác lẫn tinh thần, có cả những vinh quang, thắng lợi vẻ vang, giờ đây ông Tiêm chẳng mong gì hơn cho riêng mình, chỉ mong đến khi mình chết thì tất cả đồng đội không còn phải nằm dưới đất lạnh nữa, được người thân cất bốc về quê cũ, hương khói, chăm nom... chu đáo. Lúc chia tay chúng tôi, ông lại chuẩn bị hành trang để vào huyện Hải Lăng xác minh ba ngôi mộ của đồng đội chưa rõ tên... HOÀNG QUÂN - NGUYÊN ĐĂNG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Để mùa hè thực sự vui, bổ ích

Để mùa hè thực sự vui, bổ ích
10:20 tối qua

QTO - Không áp lực bài vở, được thỏa thích tham gia các hoạt động hè vui, bổ ích là mong muốn của rất nhiều trẻ em. Và trẻ chỉ thực sự có được mùa hè vui,...

Mái tóc trao đi, yêu thương ở lại

Mái tóc trao đi, yêu thương ở lại
10:35 tối Thứ 2

QTO - Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống, đôi khi chỉ một hành động nhỏ bé, xuất phát từ trái tim nhân ái cũng đủ sức tạo nên những điều phi thường. Ở...

Sự sẻ chia nhân đạo

Sự sẻ chia nhân đạo
10:40 tối Chủ nhật

QTO - “Yêu thương cho đi là sự yêu thương duy nhất mà ta giữ lại được” - câu nói này đã trở thành thông điệp đẹp đẽ, ý nghĩa của các nhà hảo tâm khi thực...

Hoa của đại ngàn

Hoa của đại ngàn
10:00 tối Thứ 7

QTO - Có lẽ chưa có buổi kết nạp đảng viên nào lại đong đầy cảm xúc đến vậy. Những giọt nước mắt hạnh phúc đã rơi khi Cao Thị Lệ Hằng-người Rục đầu tiên...

Hàng rào dâm bụt tuổi thơ

Hàng rào dâm bụt tuổi thơ
22:20 09/07/2025

QTO - Có một loài hoa mộc mạc, dân dã trong số rất nhiều những loài hoa mãi neo đậu trong ký ức tuổi thơ biết bao đứa trẻ quê như tôi ngày ấy chính là hoa...

Thông điệp cho những người nghiện game online

Thông điệp cho những người nghiện game online
04:25 09/04/2011

(QT) - Hội thi Intel ISEF năm 2011 với 33 đề tài sáng tạo được lựa chọn từ 24 trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế và Quảng Trị, gồm các lĩnh vực: y khoa, xã...

Nơi nỗi đau còn đọng lại

Nơi nỗi đau còn đọng lại
05:56 08/04/2011

(QT) - Những người phụ nữ này phải gánh chịu quá nhiều nỗi đau khi lần lượt mất chồng, những đứa trẻ chưa kịp chào đời cũng đã mất cha khi chồng, cha họ mưu sinh bằng nghề rà...

Cả làng dạy học

Cả làng dạy học
01:31 07/04/2011

(CAND) - Đã hơn một lần tôi được "mục sở thị" về những gia đình ba đời làm nghề giáo ở đâu đó khắp nơi trên dải đất miền Trung, nhưng tiếng tăm về một làng quê mà "nhà nhà dạy...

Một học sinh ngày học hai nước

Một học sinh ngày học hai nước
00:39 05/04/2011

(QT) - Để thực hiện mơ ước sau này trở thành doanh nhân giỏi góp phần xúc tiến giao lưu thương mại giữa quê hương Việt Nam của ba mẹ và đất nước Lào nơi em cất tiếng khóc chào...

Ngôi nhà cuối cùng của Trịnh

Ngôi nhà cuối cùng của Trịnh
03:59 02/04/2011

(Viết nhân 10 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 1/4(2001-2011) Đó là Hội quán Hội Ngộ, ở Làng du lịch Bình Quới, quận Bình Thạnh, đã được chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chọn...

Thời tiết

27°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long