{title}
{publish}
{head}
QTO - 70 tuổi đời, 45 năm tuổi đảng, ông Phạm Văn Bường, ở Khu phố 7, Phường 3, thành phố Đông Hà vẫn giữ được tác phong nhanh nhẹn của người lính biệt động năm nào. Gần 8 năm trong quân ngũ, ông đã từng tham gia nhiều trận đánh kiên cường, những lần đối mặt với không ít hiểm nguy, cận kề cái chết. Nên mỗi khi nhớ về những năm tháng hào hùng đó, ông luôn thấy biết ơn đồng đội đã hy sinh để những người lính như ông may mắn được sống đến ngày hôm nay.
Ông Phạm Văn Bường (ngoài cùng bên trái) nhận huy hiệu 45 năm tuổi đảng vào năm 2020 - Ảnh: NVCC |
Là người con của quê hương Nghi Phú, Nghi Lộc, Nghệ An, tháng 8/1969, khi vừa tròn 18 tuổi, ông Phạm Văn Bường lên đường nhập ngũ, được biên chế vào Tiểu đoàn 23, Đoàn 22 Trinh sát. Qua hai tháng huấn luyện, ông được chọn làm liên lạc của đại đội, được phân công về K12 đặc công, đóng quân ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh. Sau đó không lâu, ông được điều động về Đội 1, biệt động K14…Tham gia nhiều trận đánh lớn, nhỏ, ông Bường đã vinh dự được tặng các danh hiệu là dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt xe cơ giới, dũng sĩ đánh giao thông, trong đó, kỷ niệm về lần cùng đồng đội diệt xe tăng khiến ông nhớ mãi.
Ngày 8/2/1971, địch bắt đầu tiến công khu vực Đường 9 - Nam Lào. Ngày 9/2/1971, Quân ủy Trung ương ra Chỉ thị “Kiên quyết đập tan bước phiêu lưu quân sự mới của đế quốc Mỹ và tay sai, giành toàn thắng cho Chiến dịch X”, kêu gọi: “Toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên hãy ra sức thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng... Liên tục tiến công tiêu diệt thật nhiều lực lượng tinh nhuệ của địch, quyết bảo vệ con đường Hồ Chí Minh”.
“Bắt đầu từ 10/3/1971, địch điên cuồng mở chiến dịch càn quét, có những ngày dàn quân với 12 xe tăng, theo sau là đại đội lính thủy đánh bộ tiến công theo nhiều hướng, tốp đi bắc miếu Bãi Sơn, tốp lên cứ điểm 135, 137. Ngoài ra có thêm máy bay, pháo binh yểm trợ. Sau nhiều ngày quan sát hoạt động của địch, một hôm, tôi cùng 5 đồng chí thuộc Đội 1, Biệt động K14 được cử đi chôn mìn diệt xe tăng. Nhận nhiệm vụ, chúng tôi vượt sông Bến Hải vào cứ điểm 137 dưới làn đạn pháo kích điên cuồng của địch. Sau gần 7 giờ đồng hồ mới đến cứ điểm 137, chúng tôi tạm vào hầm trú ẩn tránh đạn pháo của địch chờ thời cơ thuận lợi thực hiện nhiệm vụ. Đến tối, chúng tôi triển khai đội hình đi theo đường chiến lược cách thôn An Thái, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ khoảng 1 km về phía bắc, chia nhau ra nhiều điểm, nhiều đường nhánh, dùng dao găm xăm đào đường từng chút một. Khi đã đủ điều kiện, chúng tôi chôn mình, lấp đất ngụy trang cẩn thận. Để địch không phát hiện được bằng máy dò mìn, tôi đã dùng bao ni lông bọc kín quả mìn trước khi chôn xuống đất. Sáng hôm sau, từ đài quan sát anh em báo về, có ba chiếc xe tăng của địch bị trúng mìn, nổ văng cả xây xích, mất sức chiến đấu. Lợi dụng tình thế đó, pháo kích của ta bắn dữ dội về phía đội hình xe tăng khiến chúng phải rút quân về hậu cứ. Sau đó, nhóm chúng tôi được tặng mỗi đồng chí một danh hiệu dũng sĩ diệt cơ giới, thành tích này còn được Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin”, ông Bường kể lại.
Ngày hòa bình, sau khi lập gia đình, ông Bường chuyển ngành về công tác tại Hợp tác xã mua bán Cam Lộ, sau đó kinh qua nhiều vị trí công tác khác nhau. Ngoài làm tốt nhiệm vụ tổ chức giao, vợ chồng ông chịu khó chăn nuôi, mua bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân. Nhờ đó, ông có điều kiện nuôi 5 người con học hành đàng hoàng, gây dựng cơ ngơi khang trang, kinh doanh nhà hàng, khách sạn… Các con của ông nay đều trưởng thành và có cuộc sống ổn định.
Sau khi nghỉ hưu, ngoài sinh hoạt tại Chi hội Cựu chiến binh ở Khu phố 7, Phường 3, thành phố Đông Hà, ông Bường còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện ở địa phương. Riêng năm 2020, gia đình ông ủng hộ kinh phí cũng như kêu gọi được 1.440 suất quà tặng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai cũng như gặp khó khăn do COVID - 19 ở phường Đông Giang, thành phố Đông Hà; khu phố Thượng Viên, thị trấn Cam Lộ (Cam Lộ) và một số xã trên địa bàn huyện Triệu Phong. Hằng năm, vào mỗi dịp cận kề tết Nguyên đán, ông thường dành một khoản kinh phí nhất định để tặng quà tết cho các cháu tại Trung tâm Mái ấm tình hồng. Ngoài ra, hưởng ứng chủ trương huy động nguồn xã hội xóa để xây dựng các thiết chế văn hóa của khu phố, ông Bường đã đóng góp 30 triệu đồng để xây dựng Nhà văn hóa Khu phố 7. Là thương binh hạng ¼, bị ảnh hưởng của chất độc da cam sau chiến tranh khiến sức khỏe giảm sút, ông là đối tượng nằm trong danh sách nhận hỗ trợ ảnh hưởng COVID - 19 theo chế độ, tuy nhiên ông không nhận số tiền hỗ trợ này mà tự nguyện nhường lại cho các cá nhân khác.
Ông Bường luôn tâm niệm rằng “của cho không bằng cách cho”, làm từ thiện trước hết phải có tâm, đến tận nơi, trao quà tận tay để hiểu hơn cuộc sống khó khăn của người dân quanh mình. “Bản thân tôi từng là người lính, trải qua nhiều giai đoạn khó khăn sau khi đất nước hòa bình nên rất hiểu và chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn. Mình giúp họ khi hoạn nạn, vất vả mới quý”, ông Bường chia sẻ. Chính lối sống giản dị, hòa đồng và nhân ái của ông Bường khiến nhiều người yêu mến, nể phục.
Bảo Bình
Câu chuyện “ăn cơm Bắc, đánh giặc Nam” sau gần nửa thế kỷ vẫn như vẹn nguyên trong ký ức của những người dân Vĩnh Linh. Sau khi sông Bến Hải được chọn làm ranh ...
(QTO) - “Cuộc đời người lính không có gì hạnh phúc hơn là giành chiến thắng; càng hạnh phúc, sung sướng hơn khi giành chiến thắng trọn vẹn, vì địch đầu hàng và ...
Cuộc chiến đấu tại Thành Cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm thấm đẫm “máu và hoa” 50 năm trước đã trở thành ký ức không thể nào quên với những cựu chiến binh (CCB) ...
Năm nào ít nhất cũng có một đến hai lần Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu - Viện sĩ, Anh hùng LLVT, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc ...
Tròn 50 năm sau ngày quê hương Quảng Trị hoàn toàn giải phóng, trở về thăm lại chiến trường xưa và đồng đội, hồi ức những năm tháng chiến đấu trên chiến trường ...
Hơn nửa thế kỷ Đông Hà giải phóng, từ hoang tàn đổ nát của chiến tranh, bộ mặt đô thị bên dòng sông Hiếu bây giờ đã “thay da đổi thịt” từng ngày. Nhớ lại những ...
Trong thời điểm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của quê hương Quảng Trị vừa qua, chúng tôi may mắn được người quen giới thiệu về một nữ du kích dũng cảm năm ...
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại thôn Hải Chữ, xã Trung Hải, huyện Gio Linh nên ông Trương Đức Hai tham gia cách mạng từ rất sớm. Trong ...
QTO - Với mong muốn giúp các bệnh nhân ung thư có thêm sự tự tin, lạc quan hơn trong cuộc sống, chị Ngô Thị Thúy Hằng (sinh năm 1991), ở xã Vĩnh Giang,...
QTO - Sáng nay 21/1, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị hội nghị sơ kết học kỳ 1, triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2024-2025.
QTO - Từ khi con trai không may bị tai nạn khi đang trên đường đi làm hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh trong tình trạng nguy kịch,...
QTO - Theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, từ năm học 2022-2023 tất cả học sinh lớp 3 trên cả nước đều phải được học môn tiếng Anh...
QTO - Bệnh không lây nhiễm (BKLN) tạo ra gánh nặng bệnh tật nặng nề do tỉ lệ tàn phế và tử vong cao. Nguy cơ mắc bệnh chủ yếu do lối sống có hại cho sức...
QTO - Thời gian qua, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Quảng Trị luôn chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn và giám sát tình hình đảm bảo an...
QTO - Tác động tiêu cực, kéo dài của COVID-19 đã gây không ít khó khăn cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) trong những...
QTO - Ông Lê Văn Lại, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Sản xuất, kinh doanh dịch vụ tổng hợp An Lợi, xã Triệu Độ, huyện Triệu...