{title}
{publish}
{head}
Trong những anh chị, đồng nghiệp dưới “mái nhà chung” Báo Quảng Trị thân thương đã đi vào “miền mây trắng” xa xôi tính từ ngày lập lại tỉnh đến nay (tháng 7/1989), có lẽ nhà báo Đăng Thơ là người có nhiều kỷ niệm nhất đối với tôi.
Bài báo “Đất đợi mùa” đăng trên báo Quảng Trị ra ngày 17/12/1998 và chân dung nhà báo Đăng Thơ - Ảnh: Đ.T
Trước khi Đăng Thơ về tòng sự ở Báo Quảng Trị, anh đã có thời gian làm chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai - Kon Tum, phóng viên Báo Kon Tum, trước đó nữa là sinh viên Đại học Tổng hợp Huế, được cử đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ tại Khoa Quan hệ quốc tế - Trường Đại học Tổng hợp Ki-ep (Liên Xô cũ).
Với “lý lịch trích ngang” khá “chất” như vậy, nhưng không như tôi hình dung, Đăng Thơ về báo, làm việc tại tiểu ban kinh tế cùng chúng tôi với một dáng vẻ riêng, phảng phất chút bóng núi trầm tư, chất người nhà quê cứng cỏi, chững chạc dấn thân giữa làng báo quê nhà.
Ở Quảng Trị, có hai người, mà bằng trực giác sắc nhạy và sự thấu hiểu sâu sắc, đã phác họa chân dung anh Đăng Thơ chân thực và rõ nét nhất, theo tôi, đó chính là nhà báo Lâm Chí Công và anh Tống Phước Trị, một người bạn văn thân thiết, đồng hương với anh Đăng Thơ.
Trong bài viết “Chân dung các nhà phóng sự của Cửa Việt” đăng trên Tạp chí Cửa Việt, tháng 8/1998, nhân ra mắt Tổ phóng sự Tạp chí Cửa Việt, nhà báo Lâm Chí Công giới thiệu về anh Đăng Thơ như sau: “Nhà báo có biệt hiệu “Người nông dân nổi dậy” Đăng Thơ là cây bút phóng sự của Báo Quảng Trị và là “đặc phái viên” của Tạp chí Cửa Việt ở khu vực Bắc Quảng Trị.
Trong tự bạch nghề nghiệp, Đăng Thơ viết: “Làng quê, những cánh đồng là nơi tôi sinh ra, lớn lên và nguyện suốt đời gắn bó thủy chung...”. Có lẽ vì thế mà trong phóng sự của Đăng Thơ thường mang hơi thở của đất, mùi hương của lúa, vị mặn mồ hôi của người nông dân.
Chỉ cần nhìn vào nhan đề những bài viết của Đăng Thơ: “Rừng ơi, còn đâu?”, “Muối mặn đừng quên”, “Lênh đênh làng chài”... cũng đủ thấy anh là nhà phóng sự chuyên... “phóng sự mặt trái”, quyết tâm đi đến cùng sự thật, vạch trần, lên án những tiêu cực, bất công trong xã hội. Đăng Thơ có sức cuốn hút người đọc bằng một giọng văn chắc nịch, hơi... nhà quê. Anh viết chật vật và đau đớn với từng con chữ. Xuất hiện không nhiều nhưng cái tên Đăng Thơ đã đọng lại trong lòng bạn đọc với những tình cảm đẹp”...
Anh Tống Phước Trị kể trong bài báo “Nhớ Đăng Thơ - nhà báo nông dân”: “Đăng Thơ là nhà báo, còn tôi là...nhà nông. Đi với nhau, người ta nghĩ Đăng Thơ là nhà nông, còn tôi là...nhà báo! Hắn giản dị như một nông dân. Khi làm ở Báo Quảng Trị, hắn chuyên viết về đề tài nông thôn, nông nghiệp và nông dân! Tổng biên tập khéo chọn người giao việc.
Cả người hắn toát lên một nét chất phác, thật thà đến độ trông cũ kỹ hơn cả nông dân. Cái gì ở hắn cũng cũ mèm, chỉ có tấm thẻ nhà báo của hắn rất mới, vì hắn cất rất kỹ, kỹ đến độ khi cần tìm đến thì... tìm không ra! Hắn nói: “Thẻ nhà báo như chứng chỉ hành nghề. Khi mình đã giống nông dân rồi thì tiếp xúc với nông dân chả cần trình thẻ vẫn làm việc êm ro vì họ đã chấp nhận mình”...
Khi anh Đăng Thơ bị bệnh hiểm nghèo, phải vào bệnh viện điều trị, giai đoạn cuối, biết không qua khỏi, anh nhắn tôi vào và trao cho tôi quyển sổ công tác bìa màu đen đã từng cùng anh ngược xuôi những ngày làm báo sôi động. Anh nhắn nhủ là cất giùm anh để kỷ niệm những ngày anh em sát cánh với nhau trong một công việc nhọc nhằn nhưng ấm áp niềm vui.
Khi anh Đăng Thơ mất ít lâu (anh mất vào hồi 11 giờ 20 phút ngày 15/11/1998, hưởng dương 43 tuổi), tình cờ tôi đem quyển sổ ra đọc. Ngay giữa tấm bìa bằng nilon, anh Đăng Thơ kẹp một bức thư đề ngày 24/9/1998, viết tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Nội dung bức thư là lời chia tay anh em, đồng nghiệp với những tình cảm chân thành của người biết mình sắp sửa đi xa. Ngoài bức thư, còn có bản thảo viết tay một bài báo với tít bài: “Lúa hồi sinh”, anh đang viết dở dang. Đọc bài viết, trong đầu tôi thoáng có ý định sẽ viết tiếp bài báo này. Vậy là hôm sau, tôi sắp xếp để ra Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh, tìm gặp nhân vật mà anh Đăng Thơ đề cập, sau đó hoàn chỉnh bài viết.
Không lâu sau đó, trên đầu đề bài báo “Đất đợi mùa” ra ngày 17/12/1998 đăng báo Quảng Trị có chạy một dòng chữ nghiêng, gạch chân, in đậm: “Viết tiếp bài báo của một đồng nghiệp đã mất”. Bài viết ký tên chung là Đăng Thơ và Đào Tâm Thanh kèm sapô, ghi rõ: “Trong những di vật mà nhà báo Đăng Thơ để lại, có một bài báo anh đang viết dở với tựa đề: “Lúa hồi sinh” vẻn vẹn gần 200 chữ.
Bài báo viết về quê anh Thủy Ba, Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh với những nỗ lực lớn của đất và người vượt qua hạn hán, giành giật với trời từng giọt nước, chắt chiu cho vụ mùa. Bây giờ hạn hán cũng đã qua, bão lũ cũng đã thôi hoành hành trên quê hương thương yêu của anh, một vụ mùa mới nữa đã hối thúc từ những đường cày, kéo gần lại một năm tròn trịa sắp đi qua.
Phóng viên Báo Quảng Trị lại có mặt (dù rất muộn màng) ngay chính nơi Đăng Thơ đã đến, tâm đắc và ghi nhận để hoàn thành nốt bài báo, như một nén hương tưởng nhớ đồng nghiệp thân thiết của mình mãi mãi không còn. Xin được không giữ lại nguyên tít cũ bài viết của anh để phù hợp với thời điểm hiện tại. Chắc nơi chín suối, Đăng Thơ cũng đồng ý với người viết như vậy”...
Phần vĩ thanh của bài báo là lời tâm sự của đồng tác giả bài viết: “Tôi mang theo âm hưởng tốt lành của một vụ mùa mới về lại căn nhà của Đăng Thơ. Vậy là bài viết sau hai đợt đi ngắn ngủi của chúng tôi đã kết thúc. Cuộc sống vẫn đang vận động riết róng theo nhịp thường nhật để kết thúc một năm cũ gian lao, mở ra một năm mới đầy ắp tin yêu và hy vọng.
Tôi thắp nén hương trên bàn thờ của Đăng Thơ, châm cho anh điếu thuốc lá. Điếu thuốc cháy lên, bảng lảng màu khói. Tôi thấy sau tấm di ảnh, Thơ đang mỉm cười như vừa mới đây thôi, sau những lần dừng chân trên đường công tác, Thơ châm điếu thuốc, nhả khói lên trời, nheo mắt nhìn tôi với ánh cười tinh nghịch”...
Do làm việc với nhau khá lâu nên cách viết của anh Đăng Thơ cũng không “chênh” với tôi là mấy. Đây là lần duy nhất cho đến bây giờ có bài báo ký tên chung, đăng trên báo Quảng Trị mà một người đã đi vào cõi vĩnh hằng, một người vẫn đang ngày ngày đánh vật với từng con chữ để tiếp tục làm tròn công việc của mình...
Đào Tâm Thanh
Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là...
VOV.VN - Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 23/11, các giải VĐQG hàng đầu châu Âu sẽ trở lại với tâm điểm là giải Ngoại hạng Anh.
(PLO)- Đội tuyển Anh vào chung kết Euro 2024 gặp Tây Ban Nha sau khi thắng ngược Hà Lan 2-1 ở bán kết với pha lập công quyết định ở phút 90+1 của Watkins.
VOV.VN - Tây Ban Nha trở thành đội bóng đầu tiên giành vé vào chung kết EURO 2024 sau khi đánh bại Pháp, đối thủ của Bò tót ở trận đấu cuối cùng là đội thắng ở trận Hà Lan với Anh.
VOV.VN - Nhận định trận đấu Tây Ban Nha vs Pháp, bán kết 1 EURO 2024 diễn ra lúc 2h rạng sáng 10/7 theo giờ Việt Nam.
(VTC News) - Đội trưởng CLB Hà Nội - Văn Quyết - đá hỏng phạt đền ở lượt thứ 10, khiến đội bóng thủ đô đánh rơi chức vô địch cúp Quốc gia Casper 2024 vào tay Thanh Hóa.
QTO - Sáng nay 7/7, Võ đường Nghĩa Dũng Karate-Do Cam Lộ (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) tổ chức kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập võ đường 9/7 (1994 - 2024)....
QTO - Sáng nay 7/7, tại Công viên Fidel, TP. Đông Hà, Đại diện Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tại Quảng Trị phối hợp với Câu lạc bộ Quảng Trị Runners tổ chức...
QTO - Tối ngày 6/7/2024, tỉnh Quảng Trị phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình với chủ đề...
VOV.VN - Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 7/7, trận chung kết Cúp Quốc gia 2023/2024 sẽ là một trong những trận cầu đáng chú ý nhất.
(PLO)- Hai cặp bán kết Euro 2024 đã được xác định với 4 đội bóng đều được xem là “hàng hiệu” gồm Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan.
QTO - Qua 30 năm hình thành và phát triển, Võ đường Nghĩa Dũng Karate - Do Cam Lộ đã tạo dựng được vị thế, uy tín trong giới võ thuật Quảng Trị và khu vực...