Cập nhật:  GMT+7

Nhiều khó khăn, vướng mắc trong xử lý tài sản tịch thu

Chiều nay 27/8, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình, kết quả công tác quản lý thị trường (QLTT) 8 tháng của năm 2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm.

Báo cáo của Tổng cục QLTT tại buổi làm việc nêu rõ, trong 8 tháng của năm 2024, lực lượng QLTT đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lĩnh vực thương mại, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế sai phạm trong hoạt động kinh doanh, góp phần bình ổn thị trường và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Nhiều khó khăn, vướng mắc trong xử lý tài sản tịch thu

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Trị - Ảnh: H.T

Theo đó, từ ngày 15/12/2023 đến ngày 22/8/2024, lực lượng QLTT đã kiểm tra 50.445 vụ, phát hiện, xử lý 35.510 vụ vi phạm với tổng số tiền 674 tỉ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023); thu nộp ngân sách nhà nước 395 tỉ đồng.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý thị trường tại địa phương. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng, khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ hiện nay liên quan đến cơ chế xử lý tài sản tịch thu tại một số đơn vị do chủng loại hàng hóa đa dạng, vụ việc nhỏ lẻ, việc xác định hàng hóa đủ điều kiện lưu thông trên thị trường còn bất cập; công tác phối hợp giữa cục QLTT với các lực lượng chức năng liên quan tại địa phương chưa thực sự hiệu quả. Mặt khác, trong quá trình thực thi công vụ kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính, vẫn còn nhiều trường hợp có sai sót trong áp dụng pháp luật... Các đại biểu cũng đề xuất, kiến nghị và đưa ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Tổng cục QLTT và cấp ủy, chính quyền các địa phương, ngành công thương cần chú trọng giám sát, kiểm tra các lĩnh vực, mặt hàng thiết yếu tác động lớn đến KT-XH và nhóm sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương.

Đặc biệt là các mặt hàng như xăng dầu, vàng, trang sức, thuốc lá điện tử... Tập trung đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo tuyến, địa bàn, nhất là dịp cuối năm và lễ tết. Đồng thời chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.

Đối với tỉnh Quảng Trị, 8 tháng của năm 2024, Cục QLTT tỉnh đã chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc tăng cường công tác nắm tình hình thị trường, rà soát, phân loại các đối tượng, đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát thị trường. Kết quả, đã kiểm tra 323 vụ, xử lý 225 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước trên 5 tỉ đồng. Nhóm mặt hàng vi phạm chủ yếu là điều hòa nhiệt độ, đường cát, thực phẩm, mỹ phẩm...

Từng cấp, từng đơn vị chủ động rà soát xử lý các vấn đề phức tạp, nổi cộm để xử lý dứt điểm, phù hợp thực tiễn. Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, tạo sự thống nhất trong nhận thức, đồng thuận trong hành động. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong mọi hoạt động; triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung và có cơ chế chia sẻ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ.

Hà Trang

Tin liên quan:
  • Nhiều khó khăn, vướng mắc trong xử lý tài sản tịch thu
    Vướng mắc trong xử lý vi phạm của một số hàng hóa nhập lậu

    Hiện nay, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang gặp một số khó khăn, vướng mắc trong các chính sách xử lý hàng hóa vi phạm do quy định chưa rõ ràng, nhất quán, hoặc do cách hiểu chưa đúng, áp dụng pháp luật chưa thống nhất.


Hà Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long