Cập nhật: Thứ 7, 25/02/2017 | 07:51 GMT+7

Nhà thơ Mỹ Thomas Ames: Việt Nam đã mang lại cảm xúc để tôi sáng tác thơ

QĐND Online - “Nếu không có tình yêu và cảm xúc, thì không thể có những bài thơ hay. Vì lẽ đó, tập thơ có tựa đề “Giữa vô cực” mới xuất bản của tôi chính là sự tập hợp những tình yêu và cảm xúc mà tôi dành cho Việt Nam, cho người thân của mình”. Nhà thơ Mỹ Thomas Ames đã chia sẻ như vậy khi nói về tập thơ “Giữa vô cực” cũng như tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam, nơi ông coi như quê hương thứ hai của mình.

Nhà thơ Thomas Ames trong lần trở lại thăm Hà Nội tháng 2-2017.

Thomas Ames sinh ra trong một gia đình quân nhân ở bang Texas, Mỹ. Do hoàn cảnh công việc nên bố mẹ của Thomas Ames thường xuyên phải di chuyển chỗ ở. “Khi lên 2 tuổi, tôi theo bố mẹ sống ở Nhật Bản. Sau này, tôi cũng đi đến nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Á như Đức, Tây Ban Nha, Thái Lan… Ở mỗi nước đều để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc. Nhưng riêng Việt Nam đã để lại cho tôi một cảm giác khác lạ”, Thomas Ames chia sẻ.

Sự khác lạ ở đây, theo Thomas Ames, chính là phong cảnh và những nét truyền thống của người Việt Nam. Trong thời gian ở Việt Nam, Thomas Ames đã đi rất nhiều nơi, từ nơi có dòng sông Mê Công hùng vĩ đến những thành phố biển Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng hay thành phố Huế mộng mơ, một Đà Lạt tràn ngập hoa tươi và Sa Pa mờ hơi sương. Mỗi chuyến đi là sự trải nghiệm thú vị giúp Thomas Ames tìm hiểu văn hóa truyền thống, cuộc sống ở các vùng miền khác nhau của Việt Nam.

Với hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Thomas Ames dành nhiều tình cảm cho “mùa thu Hà Nội” hơn. Thomas Ames chia sẻ: “Tôi đã đến Hà Nội vào một buổi chiều mùa thu. Hà Nội lúc đó như một bức tranh tuyệt đẹp với những ngôi nhà cổ kính trong Phố cổ, những con đường rợp bóng cây, đường phố tấp nập người qua lại. Tôi yêu tất cả những thứ gì thuộc về Hà Nội. Đó là lý do tại sao tôi viết những bài thơ về thành phố này được nhiều người cảm nhận hay là như vậy”. Theo nhà thơ Thomas Ames, người dân Việt Nam đến nay vẫn giữ được những giá trị truyền thống gia đình và ông rất trân trọng điều đó.

Nói về “Giữa vô cực”, tác giả cho biết, nhiều bài thơ trong tập thơ này nói về tình yêu: Tình yêu lứa đôi, tình yêu thiên nhiên, tình yêu gia đình, tình mẫu tử. Trong tập thơ, tác giả đã kết hợp những cặp phạm trù đối nghịch nhau trong thiên nhiên để tạo nên sự cân bằng cho cuộc sống, chẳng hạn như âm và dương, tốt và xấu, thiện và ác, đẹp và xấu, có và không…

Thomas Ames cho biết, khi bắt đầu viết tập thơ này, ông chỉ biết mình đang viết bằng chính tình cảm và trái tim của một nhà thơ. “Với thơ, tình yêu và cảm xúc vô cùng quan trọng. Nếu không có tình yêu thì chúng ta không có cảm xúc và điều đó cũng có nghĩa là sẽ không thể viết được những bài thơ hay… Tất cả những bài thơ đều thể hiện tình yêu của tôi đối với đất nước và con người Việt Nam”, nhà thơ khẳng định.

Bài và ảnh: LINH OANH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Miên man Xuân Lợi
08:13 26/11/2024

Không, không phải vì tên tập thơ mà tôi đặt tên bài viết này như vậy. Nhưng cũng đúng là vậy, chính vì câu thơ “nghiêng phía miên man” đã như một ký hiệu cho ...

Yêu thơ Chế Lan Viên suốt cả một đời...
02:55 21/11/2023

Tôi yêu thơ Chế Lan Viên từ những ngày thơ trẻ, nhất là yêu những câu thơ cuồn cuộn một tình yêu lớn với đất nước, quê hương: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt / ...

“Tôi tin vào lửa tâm chính mình”
21:20 03/03/2023

Tác phẩm “Mây âm tính” của tác giả Võ Văn Luyến vừa đoạt Giải A, Giải thưởng Văn học nghệ thuật của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2022. ...

Lắng nghe sự bình an lên tiếng

Lắng nghe sự bình an lên tiếng
10:30 tối qua

QTO - Tiến sĩ Nguyễn Thành Hưởng là người con quê hương Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (cũ), từng nhận bằng khen Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 34 (năm...

Thời tiết

28°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
  • 26°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long