
{title}
{publish}
{head}
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm xác lập tính pháp lý của nền độc lập, tự do của dân tộc bằng bản Hiến pháp (HP) 1946. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Nhà nước ta đã hình thành những yếu tố của Nhà nước pháp quyền với nguyên tắc tối thượng là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, lấy mục tiêu phục vụ lợi ích của nhân dân làm mục tiêu để phấn đấu. Trải qua các thời kỳ với hoàn cảnh lịch sử khác nhau, Nhà nước ta đã từng bước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN). Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra.”. Từ ngày lập nước đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 4 bản HP (HP 1946, HP 1959, HP 1980 và HP 1992). Qua các thời kỳ phát triển của đất nước, HP được sửa đổi, ban hành mới, là Bộ Luật gốc, làm căn cứ để xây dựng hệ thống pháp luật. Các bản HP đều quy định rõ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định về tổ chức bộ máy Nhà nước phù hợp với thực tiễn các giai đoạn phát triển của đất nước. Hiện nay, Nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm việc củng cố, từng bước hoàn thiện bộ máy Nhà nước và tăng cường pháp chế XHCN. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, Đảng ta hết sức coi trọng việc cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện mới. Quốc hội qua các khóa, nhất là các khóa gần đây đã ban hành nhiều bộ luật quan trọng để hướng đến hoàn thiện hệ thống pháp luật, phương tiện quan trọng trong quản lý Nhà nước và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Quá trình phát triển đất nước, HP và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật. Trong khi tiến tới xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để điều hành xã hội, một yêu cầu đặt ra là phải đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật. Mọi hoạt động của công dân, tổ chức đều phải tuân theo các quy định của HP và pháp luật. Mặt khác, trong khi kêu gọi mọi công dân phải tuân thủ pháp luật thì bản thân bộ máy Nhà nước và viên chức Nhà nước phải triệt để tuân thủ pháp luật, đảm bảo mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Thực tế những năm qua, việc thực thi pháp luật có lúc, có nơi còn buông lỏng. Những hành vi vi phạm pháp luật, coi thường pháp luật đây đó vẫn còn xảy ra, thậm chí người vi phạm có cả ở ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong hành xử quan hệ giữa cơ quan Nhà nước với công dân, vẫn còn trường hợp người thực thi công vụ vi phạm khi áp dụng pháp luật, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào pháp luật... Do vậy, trật tự pháp luật và pháp chế XHCN vẫn chưa đảm bảo được thực thi một cách nhất quán, đồng bộ. Chúng ta đều biết rằng, từ trong bản chất, Nhà nước pháp quyền XHCN mà Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đó là cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm mọi quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Do đó trong điều hành xã hội, Nhà nước phải tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn ngừa sự tùy tiện lạm quyền từ phía cơ quan Nhà nước và cán bộ viên chức Nhà nước, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Trong Nhà nước pháp quyền, tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, kể cả tổ chức Đảng đều phải hoạt động tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của Mặt trận và nhân dân về hoạt động của mình. Thực tiễn những năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế khách quan, mang tính quy luật của quá trình đi lên CNXH trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động hội nhập quốc tế, mở rộng hợp tác với tất cả các nước trên thế giới. Do đó, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay ngoài yếu tố kế thừa truyền thống phải phù hợp với những giá trị phổ biến, tiến bộ của nhân loại. Nhà nước phải chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; đổi mới thể chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, cán bộ, công chức trong việc giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng, khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức...là những nội dung hết sức quan trọng của việc thực thi HP và pháp luật. Ngày nay, trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, chủ động hội nhập quốc tế, việc tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và tôn trọng, thực thi pháp luật nghiêm chỉnh là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài với những bước đi vững chắc gắn liền với quá trình đổi mới kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng- an ninh, phát triển nền dân chủ XHCN và tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của Nhà nước và nhân dân cả nước, nhất định Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân sẽ được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Phương Minh
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào chiều 15/7, trước khi chính thức công bố điểm thi của thí sinh vào 8 giờ ngày 16/7.
QTO - Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống, đôi khi chỉ một hành động nhỏ bé, xuất phát từ trái tim nhân ái cũng đủ sức tạo nên những điều phi thường. Ở...
Giới chuyên môn nhận định, hành động của quốc gia về khắc phục ô nhiễm môi trường và quản lý chất lượng môi trường không khí nói chung và Chỉ thị 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ...
Tình trạng lừa đảo công nghệ ngày càng diễn biến phức tạp và gây thiệt hại cho người dân. Hiện có một số công cụ công nghệ trợ giúp việc cảnh báo, phát hiện sớm các nguy cơ lừa...
QTO - Từ đầu tháng 7/2025, hơn 1.500 cán bộ, công chức, viên chức từ Quảng Trị (cũ) chuyển ra trung tâm của tỉnh Quảng Trị mới để phục vụ công việc sau khi...
QTO - Tại hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến,...
Vội - Đó là nhận xét của nhiều du khách nước ngoài khi tham gia giao thông ở Việt Nam. Cứ ra đường là ai cũng muốn đi nhanh, vượt lên trước. Chính vì vậy mà tình hình giao...
Tổ chức Đảng cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) theo Qui định 94, Qui định 95 của Ban Bí thư Trung ương Đảng là nơi gần dân nhất, trực tiếp lãnh đạo các tầng lớp nhân dân thực...
Dự báo trong năm 2008, bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta nhiều hơn mọi năm. Lũ trên các sông bắt đầu xuất hiện từ tháng 9 và có khả năng cao hơn...
Một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, BCHTƯ Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhấn mạnh là phải xây dựng nền...
Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như mặt trận, phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên, cựu chiến binh hợp thành hệ thống chính trị (HTCT) cơ sở. Các tổ chức đoàn thể này có vai...
Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn là yếu tố quan trọng có ý nghĩa nền tảng đối với sự phát triển thương mại nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và...