
{title}
{publish}
{head}
QTO - Đến với nghề báo từ một sự lựa chọn, nhà báo, nhạc sĩ VÕ THẾ HÙNG đã miệt mài sáng tạo, cống hiến và gặt hái nhiều thành công. Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, phóng viên Báo Quảng Trị vừa có cuộc trò chuyện với ông để lắng nghe những câu chuyện đời, chuyện nghề trên con đường mà nhà báo, nhạc sĩ này đã chọn.
- Đầu tiên, xin ông chia sẻ với độc giả Báo Quảng Trị một số thông tin về mình?
-Tôi sinh năm 1961, cầm tinh con trâu, mạ nói tôi là con trâu bạc. Tôi sinh ra, lớn lên tại Đông Hà và sống ở đây cho tới hôm nay. Thuở nhỏ, tôi là một đứa bé thích ca hát, giọng tôi cao vút, để lại nhiều dấu ấn với bạn bè đồng trang lứa ở Trường Tiểu học cộng đồng Đông Hà (trước năm 1972). Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã hát lên những giai điệu đầu tiên vào năm 1980, lúc đang học lớp 12 tại Trường Cấp 3 Đông Hà, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Tôi yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên cái ham muốn trở thành nhạc sĩ. Ba năm sau tôi thi vào khoa Thanh nhạc, Trường Quốc gia Âm nhạc Huế (sau này là Đại học Nghệ thuật, Học viện Âm nhạc Huế). Hết năm thứ hai thì chuyển qua chuyên ngành Sáng tác, vì mất giọng (!).
- Từng học và tốt nghiệp Trường Quốc gia Âm nhạc Huế, cơ duyên nào dẫn ông đến với nghề báo?
- Với nhiều người khi được hỏi câu hỏi này thường trả lời là nghề đã chọn người do một sự tình cờ nào đó, còn với tôi thì người đã chọn nghề. Nói vậy chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên vì tôi là một người học nhạc, mà lại là ngành sáng tác âm nhạc. Có thể lý giải câu chuyện này như sau: Năm 1988, tốt nghiệp chuyên ngành sáng tác, Trường Quốc gia Âm nhạc Huế, tôi cầm hồ sơ đi xin việc từ Tây Nguyên về Nha Trang và dừng chân ở Đà Nẵng. Bạn bè bảo nộp hồ sơ vào xin việc tại Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng (nay là Đại học Sư phạm Đà Nẵng) nhưng tôi lại không thích đi dạy. Một người bạn hỏi tôi: “Thế có thích làm ở Đài Phát thanh không?” (Vì bạn có quen với nhạc sĩ Thái Nghĩa đang là trưởng phòng Văn nghệ của Đài). Nghe thế, tôi gật đầu. Sáng hôm sau, tôi cùng bạn tới Đài Phát thanh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nhạc sĩ Thái Nghĩa đưa cho tôi một tập nhạc viết về đất Quảng bảo viết một bài giới thiệu về tập nhạc này, hẹn hai ngày sau nộp bài. Đúng hẹn, tôi nộp bài. Bài được phát trong chương trình giới thiệu tác giả tác phẩm. Nhuận bút hình như là mười ngàn. Tôi phấn khởi quá viết luôn hai bài giới thiệu và phân tích tác phẩm “Quảng Nam yêu thương” của Phan Huỳnh Điểu và “Thu Bồn ơi” của Lê Anh. Anh Thái Nghĩa khen hay, bảo nộp hồ sơ vô Đài. Ngặt nỗi lúc đó tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có chủ trương không nhận biên chế người ngoại tỉnh, tôi khăn gói trở về Đông Hà đi làm phụ hồ. Một năm sau, tỉnh Quảng Trị được lập lại, máu viết lách trỗi dậy trong tôi. Tôi lên Đài Phát thanh Quảng Trị xin thử việc. Với bài viết đầu tiên giới thiệu bài hát “Quảng Trị yêu thương” của nhạc sĩ Trần Hoàn, tôi đã được giám đốc Đài thời bấy giờ là Nguyễn Đình Anh nhận ngay vào làm hợp đồng. Cuộc đời làm báo của tôi bắt đầu từ đó.
- Theo ông, nghề báo và công việc sáng tác âm nhạc gặp nhau ở điểm chung nào?
- Một điểm chung nhất của nhạc sĩ và nhà báo là phải đi thực tế vì chỉ có thực tế cuộc sống mới tạo nên hơi thở của tác phẩm. Nhà báo thì phải phản ảnh trung thực cuộc sống còn người nhạc sĩ từ hiện thực ấy sẽ dự cảm những điều tốt đẹp hơn. Nói một cách khác, nhà báo nhìn cuộc đời bằng con mắt hiện thực và người nhạc sĩ nhìn bằng con mắt hiện thực lãng mạn. Nhiều năm gắn bó với nghề báo và miệt mài sáng tác âm nhạc, điều ý nghĩa nhất mà hai công việc này mang đến cho tôi chính là cuộc sống và sáng tạo.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao Huy chương Vàng phim tài liệu “Những người mẹ cuối cùng” cho nhà báo, nhạc sĩ Võ Thế Hùng. Ảnh: NVCC |
- Trong sự vận động không ngừng của xã hội, nhà báo, nhạc sĩ phải làm gì để “sống được” và phát triển, thưa ông?
- Theo tôi, bất luận hoàn cảnh nào, khó khăn đến mấy, nhà báo, nhạc sĩ muốn tồn tại thì phải sáng tạo, phải dấn thân. Và thực ra không phải những tác phẩm được sản sinh ra trong những điều kiện thuận lợi mới là những tác phẩm hay, tác phẩm lớn. Vấn đề là ở chỗ, nhà báo hay người nhạc sĩ có dám đánh đổi cuộc đời mình cho tác phẩm hay không. Mỗi một tác phẩm lao động đều có cái giá thỏa đáng. Sản phẩm vật chất thì giá của nó là kết tinh giữa sức lao động cộng với nguyên vật liệu. Sản phẩm báo chí, âm nhạc đương nhiên cũng được cấu thành từ hai yếu tố đó và nếu chỉ hai yếu tố đó, thì tôi nghĩ Nhà nước và xã hội có thể hỗ trợ được. Nhưng sản phẩm tinh thần muốn đạt tới đỉnh cao còn phải thêm một giá nữa, đó là cuộc đời tác giả. Phần này thì không ai hỗ trợ được. Bởi chúng ta nếu cứ mãi bằng lòng với chính mình thì không thể có tác phẩm lớn, tác phẩm hay.
- Được biết, ngoài những tác phẩm báo chí chất lượng, từng đạt nhiều giải báo chí trung ương và địa phương, ông còn để lại dấu ấn với nhiều tác phẩm âm nhạc được khán, thính giả yêu mến. Mong ông chia sẻ một số thông tin về “gia tài” âm nhạc của mình?
-Năm 1989, khi tỉnh nhà được lập lại, tôi viết bài hát đầu tiên về đề tài thương binh, liệt sĩ “Khúc ru ở nghĩa trang Trường Sơn”. Ca sĩ Vân Khánh lúc ấy còn nhỏ nhưng đã thể hiện thành công bài hát này, giành Huy chương Vàng Liên hoan hát ru toàn quốc năm 1992 tại Huế. Một kỷ niệm đáng nhớ nữa bài hát “Sinh nhật biển” tôi viết tặng một người bạn vào năm 1993 và gửi dự thi trung ương thì liền một lúc nhận hai giải Ba của Uỷ ban toàn quốc các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Số tiền giải thưởng lúc đó là bảy triệu (to lắm) và thế là tôi có tiền để cưới vợ. Sau đó, năm 1996, tôi viết “Sóng vỗ Cửa Tùng”, thơ Nguyễn Lãnh đoạt giải B Uỷ ban toàn quốc các Hội VHNT Việt Nam. Năm 1997, khi Đài Tiếng nói Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức cuộc thi sáng tác về đề tài thương binh - liệt sĩ nhân kỷ niệm 50 năm ngày lễ này, tôi đã gặp bài thơ “Khát vọng Trường Sơn” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Sống ở một đất nước mà lịch sử cô đọng trong hai từ “dựng nước” và “giữ nước” thì việc nhớ ơn những người lính đã tiếp nối bao thế hệ ngã xuống là chuyện ai cũng cần phải biết. Và ca khúc “Khát vọng Trường Sơn” đã được chọn là một trong mười ca khúc hay nhất trong đợt sáng tác nhân 50 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.
Là nhạc sĩ, một biên tập viên, phóng viên của Đài PT - TH Quảng Trị nên không có gì ngạc nhiên khi tôi có mặt khắp mọi miền quê Quảng Trị, đứng ở nơi đầu nguồn sự kiện, bắt nhịp với đời sống chính trị, xã hội ở địa phương. Mỗi lần quê hương có sự kiện lớn, tôi đều có bài hát: Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn, bài hát “Nhớ về Anh” ra đời; kỷ niệm 50 năm Lũy thép Vĩnh Linh, tôi viết “Làng hầm Vĩnh Linh”, “Tân Kỳ quê của muôn quê”; kỷ niệm 35 năm Giải phóng Quảng Trị và sự kiện 81 ngày đêm Thành Cổ Quảng Trị có “Dòng sông hoa đỏ”; 40 năm giải phóng Khe Sanh có “Trăng rằm Khe Sanh”; chào mừng tỉnh lỵ Đông Hà lên thành phố, tôi đã viết “Thành phố bên sông Hiếu”, sau đó viết “Đông Hà tình yêu tôi” - đoạt giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi sáng tác ca khúc về Đông Hà…
- Mới đây nhất, với ca khúc “Ước nguyện của Người”, ông đã vinh dự đoạt giải C Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2018 - 2020. Ca khúc này được “thai nghén” như thế nào, thưa ông?
- Bài hát “Ước nguyện của Người” tôi phổ thơ của anh Nguyễn Văn Dùng. Anh Dùng là một người làm thơ rất đặc biệt, đặc biệt ở chỗ thơ anh có rất nhiều người phổ nhạc và khi đi dự thi thì thường đoạt giải cao. Nội dung bài thơ là câu chuyện Bác Hồ vào thăm Quảng Bình, Vĩnh Linh vào ngày 16/6/1957. Thế nhưng, tình hình không cho phép nên Bác dừng lại bên dòng sông Nhật Lệ, Quảng Bình. Ước nguyện của Người có một lần vào thăm đất lửa Vĩnh Linh vẫn dang dở. Ước nguyện của người dân Vĩnh Linh được đón Bác vào thăm cũng dang dở và trở thành nỗi niềm khắc khoải khôn nguôi. Tôi đã nương theo nỗi niềm đó mà hát lên bằng âm hưởng dân ca Quảng Trị trộn lẫn với dân ca xứ Nghệ. Bài hát man mác một hoài niệm, một nỗi niềm “chưa một lần được đón Bác vào thăm” của người dân Vĩnh Linh, Quảng Trị.
- Mong ông chia sẻ về dự định của mình trong thời gian tới?
- Sau 30 năm làm báo và làm nhạc chuyên nghiệp với một chút thành công trong sự nghiệp, đó là các giải thưởng về âm nhạc quốc gia, báo chí quốc gia, huy chương vàng trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, cho đến bây giờ, tôi vẫn tự nhận rằng mình đang còn đi trên con đường đã chọn. Với tôi, con đường quan trọng hơn đích đến, bởi còn đi là còn khám phá, còn có thể bỏ lại đằng sau mình những cột mốc đã qua... Người ta hay nói tới chữ thành đạt, tôi thì không thích. Nhiều người chưa thành đạt nhưng họ vẫn đang đi trên đường và đó mới là điều quan trọng.
- Xin cảm ơn ông!
Quang Hiệp (thực hiện)
Sở hữu chất giọng mượt mà, giàu cảm xúc cùng khả năng sáng tác nhiều thể loại nhạc, ca sĩ, nhạc sĩ Cáp Anh Tài (quê ở thôn Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải ...
Dịp tháng 12/2023, tôi và Đại tá, nhạc sĩ Ngọc Khuê, tác giả của bài hát “Mùa xuân làng lúa làng hoa” nổi tiếng, người thì từ Hà Nội vào (nhạc sĩ Ngọc Khuê), ...
Vở opera “Vầng trăng Điện Biên” vừa được nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam hoàn thành. Dù không kịp ra mắt vào dịp ...
QTO - Đầu những năm 60 thế kỷ XX, Nghệ sĩ Tân Nhân là diễn viên xuất sắc của Đoàn Ca múa Trung ương. Ngoài đơn ca, bà cũng thường tham gia hát trong tốp ca nữ ...
Theo thông tin từ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Quảng Trị, với tác phẩm “Nhớ về anh”, nhạc sĩ Xuân Vũ, Chi hội phó Chi hội Nhạc sĩ tỉnh vừa vinh dự được Ban tổ ...
Trong thập niên những năm 1980-1990 và cho đến bây giờ, mỗi lần mùa xuân về trên những nẻo đường, góc phố, nhiều bản nhạc xuân của Trần Hoàn lại vang lên trên ...
Nhắc đến Trần Hoàn là nói đến một chính khách, nhà hoạt động văn hóa năng động, một nhạc sĩ xuất sắc thuộc thế hệ văn nghệ sĩ thứ hai, thế hệ đã sinh thành và ...
Nghệ sĩ ưu tú Tân Nhân với nhạc sĩ Đỗ Nhuận và nhà thơ Tố Hữu có rất nhiều duyên nợ trên bước đường cách mạng và bước đường nghệ thuật. Bởi thế, bà đã có hai ...
QTO - Xác định phát triển quỹ khuyến học góp phần quan trọng vào thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, vì vậy các cấp hội...
QTO - Nghĩa tình tháng 7 là hành trình tri ân của Báo Kinh tế & Đô thị, Báo Quảng Trị để nhân lên tình cảm, sự ghi nhớ công lao của các gia đình chính...
QTO - Trong khi tình trạng phá rừng tại nhiều địa phương đang diễn ra ngày càng phức tạp, làm cho rừng nguyên sinh dần cạn kiệt thì tại thôn Chênh Vênh, xã...
QTO - Chỉ trong vòng 7 tháng, để chữa trị căn bệnh U lympho non Hodgkin (U lympho ác tính không Hodgkin) cho cậu con trai Lương Phi Công (sinh năm 2014),...
QTO - Với chủ đề “Điều trị thuốc ARV sớm cho mẹ - sức khỏe cho con”, tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2020 diễn ra từ ngày 1-30/6...
QTO - Chi trả quyền lợi bảo hiểm luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm khi đề cập đến bảo hiểm. Là một doanh nghiệp điển hình trong ngành, Prudential...
QTO - Huyện Hướng Hóa có 21 xã, thị trấn, trong đó 14 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do đời sống còn nhiều khó khăn nên điều kiện tiếp cận thông tin xã...
VOV.VN -Theo Bộ Y tế, tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 18/6, đã 63 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.