
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Nơi bản vùng cao biên giới Tà Mên, xã Ba Nang, huyện Đakrông, gần 5 năm nay, y sĩ quân y Bộ đội Biên phòng Lê Đức Thắng ngày đêm túc trực tại Trạm quân dân y Tà Mên để khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số...
![]() |
Y sĩ quân y Bộ đội Biên phòng Lê Đức Thắng đang khám, chữa bệnh cho nhân dân |
Một ngày nắng nóng tại Trạm xá quân- dân y Tà Mên thuộc Đồn Biên phòng Ba Nang, chúng tôi gặp bà Hồ Thị Ngát (80 tuổi), nhà ở thôn Bù, xã Ba Nang đang nằm truyền nước. Bà Ngát kể: “Tôi bị sốt cao và khó thở mấy tuần nay, nghe theo lời các cán bộ, con tôi đưa tôi tới Trạm xá quândân y Tà Mên để nhờ y sĩ Thắng khám, chữa bệnh cho. Sau khi được y sĩ Thắng cho uống thuốc và truyền nước, tôi thấy trong người khỏe hơn nhiều. Từ khi có Trạm xá quân- dân y Tà Mên, dân bản mỗi khi đau ốm đều tìm tới nhờ y sĩ Thắng khám bệnh và cấp phát thuốc chứ không nhờ thầy mo, thầy cúng nữa”. Ngồi cạnh bà Ngát, Thiếu tá Lê Đức Thắng chia sẻ: “Bà Ngát bị viêm phổi cấp, nếu không khám chữa kịp thời thì dễ gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau khi khám bước đầu, tôi cấp phát thuốc cho bà uống và truyền nước để tăng cường sức đề kháng; hướng dẫn cách giữ gìn sức khỏe, sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ. Thấy còn yếu nên tôi để bà nằm lại điều trị tại trạm 3 ngày nay, khi nào khỏe mới cho về”.
Trước đây, Trạm quân- dân y Tà Mên chỉ là một căn phòng nhỏ. Từ tháng 10/2018, Trường Tiểu học Ba Nang chuyển sang địa điểm mới nên Đồn Biên phòng Ba Nang mới nâng cấp, tu sửa dãy phòng học cũ này thành trạm quân- dân y để phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân nơi đây. “Đồn Biên phòng Ba Nang quản lí địa bàn 2 xã Ba Nang Tà Long, hơn 900 hộ và trên 2.000 nhân khẩu. Trạm quân- dân y Tà Mên cách Trạm xá xã Tà Long gần 40 km, cách Trạm xá xã Ba Nang gần 10 km. Vì vậy, mỗi khi đau ốm, bệnh tật, người dân thường tìm đến trạm quân- dân y để khám, chữa bệnh vì gần hơn. Trung bình mỗi tháng có gần 100 bệnh nhân tới trạm khám bệnh”, Thiếu tá Thắng cho biết.
Mỗi khi có bệnh nhân tìm đến, Thiếu tá Thắng sẽ khám bước đầu, chẩn đoán bệnh rồi tư vấn, cấp thuốc cho người bệnh. Đối với bệnh nặng thì sẽ chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để chữa trị kịp thời. Quê ở thôn Tây, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh nên lâu lâu Thiếu tá Thắng mới về thăm gia đình một lần. Hầu hết thời gian anh trực ở trạm và lấy công việc chăm sóc bệnh nhân làm niềm vui. “Người dân có thể tìm tới trạm để khám bệnh bất cứ lúc nào. Có hôm đã khuya, nghe tiếng đập cửa, gọi nhờ khám bệnh, tôi bật dậy nhìn đồng hồ thì đã hơn 12 giờ. Vì vậy, tôi phải túc trực ở trạm 24/24 giờ, ăn ngủ tại trạm”, Thiếu tá Thắng chia sẻ.
Ngoài thời gian khám bệnh tại trạm quân- dân y, Thiếu tá Thắng còn thường xuyên tham gia các cuộc họp thôn, sinh hoạt đoàn thể và đến nhà dân để vận động, tuyên truyền người dân về cách sinh hoạt, ăn uống đúng khoa học, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn chín uống sôi, không thả rông gia súc dưới gầm nhà sàn mà phải nuôi nhốt, mắc màn khi ngủ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đau ốm thì phải tìm đến trạm xá, trạm quân- dân y hoặc bệnh viện. Ngoài ra, Thiếu tá Thắng còn phối hợp với 2 trạm y tế cơ sở tổ chức chiến dịch truyền thông mỗi tháng 1 lần tại các thôn, bản về cách phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm đúng cách...Nhờ sự kiên trì và khéo léo trong vận động, tuyên truyền nên người dân nơi đây ngày càng nâng cao nhận thức về bảo vệ sức khỏe và luôn tin tưởng vào người thầy thuốc mang quân hàm xanh.
Trần Tuyền
Song song với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban đầu cho đồng bào khu vực biên giới cũng là một trong ...
Nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức ...
Những năm qua, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe đồng bào vùng dân tộc thiểu số(DTTS) luôn được huyện Đakrông quan tâm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được ...
Cùng với sự đồng hành của y tế địa phương, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ba Nang, huyện Đakrông được quan tâm hơn và ngày càng nâng cao kiến ...
Trong hành trình phát triển chung của huyện Hải Lăng, ngành y tế Hải Lăng là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. ...
Với nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân khu vực biên giới, những năm qua, các thầy thuốc “quân hàm xanh” ở Trạm Quân dân y kết ...
Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị tích cực triển khai nhiều hoạt động nâng cao thể chất và tinh thần cho người cao tuổi (NCT), đặc biệt là NCT dân tộc thiểu số ...
Nữ bác sĩ Hồ Thị Hữu (sinh năm 1974), là người dân tộc Bru-Vân Kiều, ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Bác sĩ Hữu có hơn 25 năm gắn bó với công tác ...
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo theo thẩm quyền, rà soát việc phân công, bố trí cán...
QTO - Công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) là nội dung hoạt động quan trọng, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu...
QTO - Vượt qua những lo lắng, bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu, hơn 1 tuần qua, hầu hết các xã, phường mới sau sáp nhập trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào guồng quay...
QTO - Tiếp công dân (TCD), xử lý đơn khiếu nại, tố cáo (KN, TC), kiến nghị, phản ánh của công dân là công tác quan trọng trong các hoạt động của Đảng, Nhà...
QTO - Chiều nay 10/7, tại phiên họp 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc tổng kết kỳ họp thứ 9 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị...
QTO - Sáng nay 10/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Ngọc Quang thăm, làm việc tại đặc khu Cồn Cỏ. Tham gia đoàn công tác có các Ủy...
QTO - Bộ Quốc phòng cho biết đã mời 5 nước Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng...
(QT) - Sinh thời, đồng chí Phan Chung, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị ngoài sự nghiệp cách mạng của mình còn tham gia hoạt động báo chí sôi nổi, phục vụ cho...