
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Nói đến quả ngọt của ngành trồng trọt Quảng Trị trong mấy năm gần đây không thể không nhắc đến sự kết hợp giữa Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại Đại Nam- Công ty CP nông sản hữu cơ QuảngTrị - Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và bà con nông dân. Sự kết hợp đó đã cho ra đời những hạt gạo hữu cơ trắng ngần, cũng là giấc mơ một đời, là tâm huyết và duyên nợ của ông Trần Ngọc Nam, Tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất Thương mại Đại Nam với đồng đất và nông dân QuảngTrị.
![]() |
Ông Trần Ngọc Nam trong một lần cùng Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính đi thăm đồng ruộng, thăm hỏi nông dân trồng lúa hữu cơ. Ảnh: Nguyễn Phúc |
Hướng dẫn nông dân Quảng Trị trồng lúa... như ông bà tổ tiên ngàn đời trước, tức là không sử dụng bất kì loại phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật nào, nên ông Nam từng bị nhiều người nghĩ là kẻ gàn rỡ. Ông không giải thích nhiều, cứ thế cặm cụi làm. Và đến 2,3 năm trở lại đây, khi những hạt lúa hữu cơ của Quảng Trị thành hình, vào nồi cơm của nhiều gia đình từ Nam chí Bắc, người ta không thể không nhắc đến tên ông Trần Ngọc Nam và cô cháu gái Phạm Thị Diễm Lệ.
“Nhà khoa học”, doanh nghiệp kiêm...nông dân
Có rất nhiều điều kì lạ xoay quanh người đàn ông sinh năm 1965 này. Ông quê gốc ở Quảng Bình, thành đạt ở Bà Rịa Vũng Tàu nhưng lại có duyên với Quảng Trị. Ông khởi nghiệp bằng việc hút hầm cầu, một công việc chẳng mấy thơm tho theo nghĩa đen nhưng đang thăng hoa với ngành trồng trọt bằng việc ươm nên hoa thơm, trái ngọt. Ông học hành chẳng đến đầu đến đũa nhưng lại tự mày mò sáng chế một hệ thống máy móc sản xuất phân bón tự động trị giá hàng trăm tỉ đồng...
Chuyện rằng, sau khi lâm cảnh mồ côi và thất học ở quê nghèo, ông Nam lang bạt kì hồ vào phương Nam với nghề...thợ đụng (đụng gì làm nấy). Thời gian sau ông học “mót” được nghề cơ khí rồi sắm xe đi hút hầm cầu. Năm 1991, ông Nam sáng lập Công ty TNHH SX-TM Đại Nam. Sau nhiều khó khăn, đến nay cơ ngơi của ông Nam là 2 nhà máy: Nhà máy xử lí chất thải lỏng sinh hoạt và Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển (tọa lạc tại ấp 4, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, Bà Rịa- Vũng Tàu). Tổng vốn đầu tư cho 2 nhà máy này hơn 700 tỉ đồng. Công ty của ông Nam đạt giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2016 và từng được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về việc “Ứng dụng xuất sắc công trình đoạt giải thưởng vào sản xuất và đời sống, góp phần vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” năm 2017.
Người viết từng tham gia đoàn công tác của Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị đến thăm nhà máy phân bón của ông Nam vào giữa năm 2018. Thật khó để giải thích khi ở địa điểm rộng tới 34 ha, sản xuất 500 tấn phân bón/ngày, lại không hề có mùi hôi, thậm chí khu làm việc của nhà máy được bày biện không thua gì resort. Riêng việc gặp và trò chuyện với ông Nam ở ngoài đời cũng làm người viết bối rối khi không biết thực sự ông là ai?
Có lúc ông say sưa kể về công nghệ và những khát vọng cải tiến kĩ thuật như một nhà khoa học. Cũng có lúc ông nói nhiều về chủ trương đầu tư, vốn liếng tiền tỉ... thấp thoáng bóng dáng một doanh nhân. Nhưng trên tất cả, vẻ ngoài chân chất, cách nói năng mộc mạc của ông như mách cho người viết rằng...ông là một người nông dân đích thực. Ông nói: “Cơ ngơi này cuối cùng cũng là phục vụ người nông dân”, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ông bốc phét nếu chưa biết mỗi năm ông đón hàng ngàn lượt nông dân khắp cả nước về tham quan nhà máy kết hợp đi nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu.
![]() |
Gạo hữu cơ Quảng Trị ngày một bay xa . Ảnh: Thanh Lộc |
Cơ duyên của “đại gia” ngành phân bón này với nông dân Quảng Trị chỉ đến khi chị Phạm Thị Diễm Lệ, một cô cháu gái mà ông hết mực yêu quý, đang là Phó giám đốc Công ty vận tải dầu khí (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) bén duyên với anh Bùi Đức Huy, một kiến trúc sư trẻ quê Quảng Trị, từng là Giám đốc Công ty Kiến Trúc Xanh. Khi vợ chồng chị Diễm về Quảng Trị mở đại lí phân bón Ong Biển rồi thành lập Công ty CP nông sản hữu cơ Quảng Trị (QTO), ông Nam chính là người đứng sau “truyền lửa” cho họ đến gần với nông dân đất thép hơn.
“Mua” nụ cười của nông dân ngay trên cánh đồng
Nông dân trồng lúa hữu cơ được trả tiền ngay tại đồng ruộng. Đó là câu chuyện có thật ở Quảng Trị và người khởi xướng vẫn là ông Trần Ngọc Nam. “Tiền thì trước sau gì cũng phải trả, sao không trả luôn tại ruộng cho người dân sung sướng?’, ông Nam đặt câu hỏi nhưng cũng chính là lời giải thích.
Tất nhiên, để “mua” được nụ cười nông dân Quảng Trị trên đồng ruộng, mọi sự ban đầu không hề dễ dàng. Bởi “công nghệ” của ông Nam là: đồng lúa hoàn toàn phân bón hữu cơ vi sinh Ong biển, không sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Năm 2017, sau hàng loạt những hỗ trợ (giống, phân) và cả tá cam kết (bao tiêu toàn bộ sản phẩm, mua ngang giá thị trường, bồi hoàn cho nông dân nếu...mất mùa), chỉ một vài hợp tác xã của Quảng Trị làm theo công nghệ đó với tổng cộng 90 ha.
Ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị từng tâm sự rằng ban đầu dự án trồng lúa hữu cơ sử dụng phân Ong biển đã để lại rất nhiều hoài nghi, ngay trong nội bộ của sở cũng có sự chia rẽ vì nhiều người không tin việc cây lúa vẫn phát triển tốt, chất lượng đảm bảo khi sử dụng công nghệ đó. “Nhưng bản thân tôi luôn có niềm tin vào những tâm huyết của ông Trần Ngọc Nam cũng như đồng sự của ông nên có lúc tôi phải lấy danh nghĩa giám đốc sở ra để đảm bảo”, ông Hưng trải lòng.
Nhưng qua mấy vụ lúa, người đa nghi nhất cũng phải tin kì tích của dự án trồng lúa hữu cơ này là có thật. Bởi theo bà Nguyễn Hồng Phương, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh thì kết quả năng suất lúa hữu cơ tươi bình quân đạt 5,5 tấn/ha, cho thu nhập bình quân 44 triệu đồng/ha. “Sau khi trừ chi phí, trồng lúa hữu cơ cho lãi bình quân 30 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất lúa đại trà từ 10-18 triệu đồng/ha”, bà Phương nhẩm tính.
Nhưng việc được nhận tiền tươi thóc thật ngay tại chân ruộng mới càng làm cho dự án trồng lúa của ông Trần Ngọc Nam trở nên... đặc biệt. Hợp tác với “đại gia Nam”, nông dân chỉ cần chuyên tâm vào trồng lúa và đếm tiền, tất cả các khâu còn lại (phơi sấy, xay xát, mang ra thị trường...), đều do người của công ty lo. Vậy nên, mới có chuyện anh nông dân Dương Văn Đình, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, “trách” ông Nam rằng: “Chúng tôi trồng lúa hữu cơ nhưng chưa bao giờ được ăn một hạt, vì trồng ra thì người ta đến thu mua hết trơn. Tôi chỉ có mỗi tiền”. Đến ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, trong một lần ra đồng vào dịp thu hoạch, chứng kiến nụ cười hết cỡ của bà con trồng lúa hữu cơ, cũng phấn khởi cảm thán rằng: “Tiền tươi thóc thật như này ai cũng mê chứ nói gì nông dân. Không có sự động viên nào với nông dân lam lũ tốt hơn những giá trị vật chất mà họ nhọc công làm ra”.
Nhưng một niềm vui khác, không phải là tiền mà vẫn làm cho nông dân tham gia vào dự án sung sướng bội phần. Rằng họ đã chứng kiến cá, lươn, ếch quay trở lại đồng lúa của mình. “Đồng có sạch chúng mới về. Điều này không tiền bạc mô mua nổi”, lão nông Võ Văn Tiến, trú tại xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh nói.
Mang hạt gạo Quảng Trị đi xa
Ngày 21/10/2017 đã trở thành cột mốc cho nông nghiệp QuảngTrị khi Công ty QTO công bố ra mắt thương hiệu gạo hữu cơ đầu tiên mang thương hiệu Quảng Trị.
Đến nay, theo chia sẻ của chị Phạm Thị Diễm Lệ, Giám đốc Công ty QTO, thì mỗi năm QTO đã liên kết với nhà nông canh tác gạo hữu cơ 2 vụ với diện tích 320 ha/năm, thu hoạch và đưa ra thị trường 800 tấn gạo hữu cơ. “Điều mà cậu Nam tâm đắc nhất chính là việc chúng tôi đã thay đổi nhận thức và thói quen canh tác của người nông dân, họ đã bắt đầu quan tâm và tin tưởng vào việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ bền vững”, chị Lệ nói.
Về mặt kinh doanh, chị Lệ phấn khởi thông báo rằng thương hiệu gạo hữu cơ Quảng Trị đã đi rất xa, được người tiêu dùng trên toàn quốc yêu thích, lên kệ tại các chuỗi cửa hàng thực phẩm cao cấp, cửa hàng tiện lợi khắp cả nước như: 7 Eleven, 3 Sạch, Vgfood, US mart, Queenland, Home Fresh Mart, Efood, Green mart... Đặc biệt thông qua các triễn lãm thực phẩm quốc tế, gạo hữu cơ Quảng Trị đã được các khách hàng quốc tế biết đến.
Nhưng có vẻ “đại gia chân đất” Trần Ngọc Nam chưa muốn dừng lại, người đàn ông này đang đi những bước cuối cùng để quý 2/2019 sẽ tiến hành khởi công dự án Nhà máy xay xát, chế biến lúa gạo và cà phê đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế có tổng mức đầu tư 100 tỉ đồng tại xã Hải Trường, huyện Hải Lăng trên tổng diện tích khoảng 50 ha. “Tôi muốn nâng giá trị của gạo hữu cơ lên một tầm cao nữa, tạo nên một chuỗi liên kết sản xuất từ khâu sản xuất, tiêu thụ đến chế biến sâu hạt gạo hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị cao”, ông Trần Ngọc Nam cho hay.
Chị Phạm Thị Diễm Lệ từng ví von rằng, hạt gạo hữu cơ Quảng Trị có rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng có một thứ vitamin mà không khoa học nào chứng minh nổi, đó là vitamin của tình yêu thương. Và nếu thứ vitamin đó có thật, ông Trần Ngọc Nam đã dành phần nhiều cho nông dân và ruộng đồng Quảng Trị.
Nguyễn Phúc
15 tấn gạo hữu cơ Quảng Trị đầu tiên vừa được Công ty CP Nông sản hữu cơ Quảng Trị hoàn thành các thủ tục để xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Thành công này ...
Sản xuất nông nghiệp với sự liên kết của 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông để hình thành chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là xu thế ...
Với mục đích xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất lúa hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, vụ đông xuân 2022 - 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối ...
Với định hướng phát triển SX-KD thương mại gắn liền với nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đã triển ...
Chiều nay 2/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì buổi làm việc với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ (TM&DV) Nguyễn Chí công nghệ về ...
Đến thời điểm này, 15 tấn gạo hữu cơ đã được Công ty Cổ phần Nông sản hữu cơ Quảng Trị chính thức lên tàu rời cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) để đến cảng biển Hamburg ...
Chiều nay 22/2, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, UBND huyện Hải Lăng và Công ty CP Nông nghiệp hữu cơ ...
Với mục đích xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất lúa hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, vụ đông xuân 2024 - 2025, Trung tâm ...
QTO - Dịp 30/4 – 1/5 năm nay mặc dù được nghỉ lễ 5 ngày, nhưng trên công trường Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn...
QTO - Mấy tuần trước, Báo Tiền Phong vừa tổ chức giải Marathon truyền thống lần thứ 66 của tờ báo này ở Quảng Trị mang tên “Khúc khải hoàn” nhân dịp 50 năm...
(QT) - 30 năm đổi mới và phát triển (1989- 2019), tỉnh Quảng Trị đã thu được những thành tựu đáng tự hào trong phát triển kinh tế - xã hội. Các công trình, dự án trọng điểm như...
(QT) - Cách đây tròn 50 năm (1969 - 2019), bà Lê Thị Bích Nồng nguyên là diễn viên Đội Tuyên truyền văn hóa Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) Đặc khu Vĩnh Linh được bổ sung cho Đoàn...
(QT) - Trong số 64 liệt sĩ của nhiều miền quê hi sinh khi Trung Quốc bất ngờ tấn công đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 14/3/1988 thì tỉnh Quảng Bình có 13 người....
(QT) - Các em nhỏ theo học tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Bình Minh, thành phố Đông Hà thường mong chờ mỗi buổi sớm mai để được ba mẹ đưa đến ngôi nhà chung...
(QT) - Hơn 40 bệnh nhân bị bệnh tâm thần phân liệt được đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp 1 tỉnh là những phận đời đáng thương. Nhưng ít ra, khi được đưa vào đây, dưới...
(QT) - Có được thành công như ngày hôm nay, anh Nguyễn Hữu Tùng (sinh năm 1983), Giám đốc Công ty cổ phần Tổ chức sự kiện VNT, thành phố Đông Hà luôn cảm ơn mọi khó khăn, thử...