Cập nhật: Thứ 6, 25/12/2009 | 13:18 GMT+7

Ngôi trường trên đồi cao

(QT) - Ánh, cán bộ phụ trách Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC) huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), ngồi suy nghĩ hồi lâu rồi nói dứt khoát: "Hiệu quả to lớn mà dự án mang lại cho trẻ em có hoàn cảnh trên địa bàn huyện nói riêng, toàn tỉnh nói chung thì không có gì phải bàn cãi. Nhưng, anh nên về Cheng một chuyến (điểm trường thôn Cheng, trường Tiểu học Tân Liên, Hướng Hóa) để mắt thấy tai nghe, anh sẽ thấy những con số thống kê trên báo cáo vẫn còn... ít lắm. Vậy là chúng tôi lên đường . Đi, mà nghĩ... Con đường từ Quốc lộ vào điểm trường thôn Cheng chi chít những ổ gà, ổ voi và những vệt bánh xe sâu hoắm. Mặc dù đã quá quen thuộc với việc lái xe trên các loại địa hình khó khăn nhưng thú thực, để "bò" cho đến điểm trường Cheng, tay lái chúng tôi cứ mỏi nhừ, mồ hôi bắt đầu rịn ra trên trán. Thở phào sau một cuộc hành trình nhọc nhằn, Ánh bảo: "May mà trời không mưa còn gắng được chứ gặp trời mưa thì chỉ nước xắn quần lội bộ. Mà có lội bộ cũng không mấy người tránh khỏi bị ngã trên con đường gập ghềnh và trơn như mỡ này đâu".

Học sinh điểm trường Cheng trong một buổi học ngoài trời

Thế là tôi nghĩ, giả sử không có một điểm trường thôn Cheng khang trang được xây dựng do PEDC tài trợ thì mỗi ngày, gần 50 học sinh tiểu học tại đây sẽ phải vượt qua con đường đau khổ ấy ra điểm trường chính để học, nếu trời mưa thì điều đó đúng là một cực hình. Mà thực tế, một bộ phận phụ huynh người dân tộc thiểu số vốn chưa mặn mà lắm với chuyện học hành của con cái, nhiều trẻ em vẫn thích chăn trâu, đi rẫy hơn đến trường. Vậy thì, con số gần 50 học sinh sẽ duy trì được bao lâu? Nghĩ thế là tôi mừng, dẫu biết hơi thừa. Càng mừng hơn khi được chứng kiến các em học sinh người dân tộc thiểu số đang cùng các thầy cô giáo tại điểm trường Cheng nắm tay nhau múa hát trước một ngôi trường kiên cố, khang trang nằm trên một quả đồi cao lộng gió. Ngôi trường được thiết kế với 3 phòng học, 1 phòng đợi dành cho giáo viên, công trình vệ sinh, tủ, bảng... và được hỗ trợ một số vật dụng thiết yếu. Cô giáo Đào Thị Bích Liên, người có 22 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục tại vùng khó, phấn khởi khoe: "Điểm trường cũ của thôn Cheng hồi trước được xây dựng ngay giữa khu vực nhà dân trong khi đồng bào ở đây thì vẫn giữ thói quen chăn nuôi thả rông quanh nhà. Thành ra, hầu như ngày cô trò cũng phải vừa học vừa bịt mũi vì mùi hôi. Học sinh vào giờ ra chơi phải chơi chung với... gia súc, gia cầm là chuyện thường. Bây giờ chuyển về điểm trường mới sạch sẽ, thoáng đãng, những ngày đẹp trời, chúng tôi lại tổ chức cho các em sinh hoạt ngoại khóa, vui chơi, ca hát, đó cũng là một cách lôi kéo các em đến trường". Và con số 100% học sinh đến trường đúng độ tuổi, không có học sinh nào bỏ học ở điểm trường thôn Cheng suốt những năm qua là một minh chứng hết sức sinh động. Tôi còn vui vì một lẽ khác. Hôm nay là ngày họp phụ huynh tại điểm trường thôn Cheng với sự tham dự đông đủ của các bậc phụ huynh. Mọi người đến để nghe các thầy cô giáo thông báo tình hình học tập của con em mình và bàn một số công việc liên quan một cách hồ hởi, thoải mái chứ không phải với những gương mặt hững hờ, cau có vì tiếc một buổi lên rẫy như hồi trước. Nghĩa là nếp nghĩ, cách làm của phụ huynh đối với việc học của con em mình đã có sự chuyển biến tích cực. Nhiều giáo viên ở các điểm trường nói đùa với tôi, để duy trì được sĩ số, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học, thì công tác "phụ huynh vận" cũng quan trọng không kém gì công tác "học sinh vận". Hai vấn đề này đều phải làm song song thì mới thành công được. Ở điểm trường Cheng, với những gì mắt thấy tai nghe, tôi biết, họ đã làm và thành công. Dạy cho học sinh hiểu chứ không dạy cho hết giờ Cũng như tất cả các điểm trường khác nằm trong vùng dự án, điểm trường thôn Cheng cũng được PEDC hỗ trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy và học, kinh phí bảo trì, sửa chữa, tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo viên, dụng cụ học tập và lương thực cho học sinh vào mùa giáp hạt... Từ đó, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy, học cho thầy và trò tại điểm trường nói riêng, trường Tiểu học Tân Liên nói chung. Tổng kết năm học 2008 - 2009 vừa qua, trong số 49 học sinh đang theo học (5 lớp) tại điểm trường Cheng thì có trên 10 em đạt kết quả học tập khá, giỏi, không có học sinh nào bỏ học. Thầy giáo Lê Xuân Thủy, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tân Liên, chia sẻ: "Công bằng mà nói, những thành tích mà trường Tiểu học Tân Liên cũng như điểm trường Cheng đạt được là sự tổng hòa của nhiều yếu tố nhưng ở một khía cạnh nào đó, sự hỗ trợ của PEDC dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã có những tác động hết sức tích cực". Rõ ràng với một hệ thống trường lớp, trang thiết bị được đầu tư khang trang, sạch đẹp như vậy, giáo viên sẽ cảm thấy yên tâm và toàn tâm toàn ý cho công tác chuyên môn, phụ huynh sẽ yên tâm hơn khi cho con em mình đi học và chính bản thân các em cũng sẽ thấy thích thú hơn với việc đến trường. Ngoài ra, bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của nhân viên hỗ trợ giáo viên, các chương trình tập huấn do PEDC tài trợ cũng đã góp phần nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Cô giáo Đào Thị Bích Liên cho chúng tôi hay rằng, ngoài việc tuân thủ giáo án chung của ngành, các giáo viên ở điểm trường thôn Cheng có một phương châm làm việc riêng của mình là dạy cho học sinh hiểu chứ không dạy cho hết giờ quy định. Chính vì vậy, việc đi sớm về muộn đối với các giáo viên ở đây là chuyện rất đỗi bình thường. Ngoài việc truyền thụ kiến thức, họ còn tổ chức cho các em vui chơi, ca hát, động viên các em tham gia các phong trào đoàn kết, tương thân tương ái. Từ đó giúp các em ngày càng yêu trường học và muốn đến trường hơn. "Chúng tôi vừa dạy các em học, vừa làm bạn với các em. Phải hiểu được tâm tư, suy nghĩ và hoàn cảnh của các em thì mới dạy tốt được", cô giáo Liên tâm sự. Chúng tôi rời điểm trường Cheng khi những tia nắng cuối ngày đang tắt dần. Ở sau lưng, các thầy cô giáo và các em học sinh đang cùng nhau làm vệ sinh khuôn viên trường học, dọn dẹp phòng, kê bàn ghế... chuẩn bị cho buổi học ngày mai. Nhìn cảnh cô trò cùng nhau chăm sóc trường hay ca hát, nhìn những trang vở học trò sạch sẽ, những nét chữ đẹp đến bất ngờ của học sinh điểm trường Cheng, chúng tôi thực sự tin vào lời Ánh nói, rằng những con số thống kê trên báo cáo về tính hiệu quả của PEDC vẫn còn... ít lắm. Bài và ảnh: THÚY AN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Ước mơ của cô bé Vân Kiều bị suy thận
23:05 01/12/2023

Năm nay đã 14 tuổi nhưng em Hồ Thị Lan Anh, trú tại thôn Cheng, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa, thường bị nhầm với những cô bé tiểu học. Căn bệnh suy thận nặng ...

Nâng bước trẻ vùng cao đến với con chữ
22:40 22/07/2024

Đối với trẻ vùng cao, năm học đầu đời có ý nghĩa rất quan trọng. Hiểu rõ điều đó, nhờ sự hỗ trợ của Quỹ HMF, Trường Tiểu học và THCS A Xing, huyện Hướng Hóa đã ...

Nâng bước học sinh vùng khó
23:06 20/11/2022

Xuất phát từ lòng yêu nghề, mến trẻ, thời gian qua, cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBT TH&THCS) Hướng ...

Tấm lòng của một giáo viên vùng khó

Tấm lòng của một giáo viên vùng khó
06:12 25/12/2009

(QT) - Cô giáo Phạm Thị Kim Oanh (trường Tiểu học Tà Rụt, Đakrông, Quảng Trị) vừa mân mê đôi dép nhựa mới vừa tâm sự với tôi: "Hôm qua em Mai không đi học. Các em ở gần nhà bảo...

Trường “mầm non song ngữ” chỉ là… tự xưng!

Trường “mầm non song ngữ” chỉ là… tự xưng!
05:19 25/12/2009

(TNO) - Trong khi nhiều trường mầm non trên địa bàn Hà Nội rầm rộ quảng cáo công khai danh nghĩa “mầm non song ngữ”, Sở GD-ĐT thành phố khẳng định: chưa có trường mầm non nào...

POWERED BY
Việt Long